Tìm kiếm [x]
X
livechat

Bệnh chàm và cách chữa bệnh chàm

Cách chữa bệnh chàm da mặt là gì? Vì bệnh chàm là một trong những chứng bệnh viêm da thường gặp, bệnh chàm ở trẻ em và bệnh chàm khô  với chàm tiếp xúc đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của người bệnh, không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, thẩm mỹ mà còn tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, khi phát hiện mình bị bệnh, người bệnh cần phải kịp thời điều trị bệnh chàm, đồng thời cũng phải làm tốt công tác kháng viêm, nhằm tránh cho vi khuẩn lây nhiễm sang những bộ phận khác.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm (tên y học được gọi là eczema) là một căn bệnh da liễu khá phổ biến, nó chiếm đến ¼ trên tổng số tất cả những bệnh ngoài da và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ của người bệnh. Chính vì vậy việc tìm hiểu triệu chứng bệnh chàm, nguyên nhân bệnh chàm để có phương pháp chữa trị hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Bệnh chàm biểu hiện rõ rệt với triệu chứng căn bản là ngứa và nổi mụn nước trên bề mặt da. Những mụn nước này thường tập trung thành từng chùm trên nền da đỏ được gọi là hồng ban. Bệnh chàm da tiến triển theo 5 giai đoạn chính sau:

Bệnh chàm

bệnh chàm

Giai đoạn 1: Bệnh chàm giai đoạn tấy đỏ

  • Bắt đầu bằng hiện tượng ngứa và xuất hiện mảng đỏ
  • Trên bề mặt da nổi những hạt nhỏ có màu trắng, sau đó tạo thành các mụn nước.

Giai đoạn 2: Bệnh chàm giai đoạn nổi mụn nước

  • Các mụn nước xuất hiện sớm ở trên nền da đỏ, đôi khi lan ra vùng da lành, mụn có kích thước nhỏ, có khi chúng hợp lại tạo thành các mụn nước lớn
  • Những mụn nước nhỏ rất nông, chứa dịch ở trong, nó sắp xếp thành mảng dày đặc, chi chít. Có thể sẽ có nhiều đợt mụn nước nổi lên các nhiều giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn 3: Bệnh chàm giai đoạn chảy nước

  • Các mụn nước có thể vỡ do người bệnh gãi vì ngứa hoặc bị vỡ dập tự nhiên
  • Ở giai đoạn này, mảng chàm lỗ chỗ nhiều vết trợt, nên rất dễ bị bội nhiễm.

Giai đoạn 4: Bệnh chàm giai đoạn da nhẵn

  • Sau một thời gian, quá trình xuất tiết giảm, khi chảy huyết thanh, nước vàng đọng lại trên mặt da tạo thành những vảy tiết dày giống như vảy nến. Sau đó vảy tiết này khô lại rồi bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bong.
  • Giai đoạn này diễn ra rất nhanh trong vòng 1-3 ngày.

Giai đoạn 5: Bệnh chàm giai đoạn bong vảy da

  • Lớp da mỏng vừa tái tạo sẽ tự rạn nứt, bong vảy thành từng mảng dày hoặc vụn như cám;
  • Da dày lên và bị tăng sắc tố do chàm.

Ngoài các biểu hiện bên ngoài kể trên, ngứa là triệu chứng cơ bản của bệnh chàm da, ngứa xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu bị đỏ da đến cuối giai đoạn của bệnh. Chính vì ngứa nên khiến bệnh nhân rất khó chịu và càng gãi sẽ càng ngứa, càng ngứa lại càng muốn gãi do đó bệnh càng khó điều trị và  rất dễ gây ra bội nhiễm tạo thành những tổn thương khó lành ở trên da. Không những thế, trong giai đoạn bệnh bị chảy nước và hình thành da nhẵn, trong cơ thể người bệnh có sự thay đổi về nhiệt độ, vùng da tổn thương nóng ran, rất khó chịu.

Bệnh chàm ở trẻ em

Bệnh chàm ở trẻ em thường là do cơ địa. Tuy nhiên khi lớn, phần đông trẻ sẽ thoát khỏi căn bệnh này, và những mảng tổn thương sẽ không để lại sẹo.

Bên cạnh yếu tố cơ địa, bệnh chàm ở trẻ em còn có liên quan đến nhiều yếu tố khác như thời tiết (lạnh kéo dài), môi trường, thức ăn,…v.v. Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu thời tiết lạnh kéo dài sẽ dễ làm bộc phát bệnh chàm ở trẻ em, thường gặp nhiều nhất là những trẻ 3 – 4 tháng tuổi. Những trẻ dễ mắc bệnh chàm thường cơ địa đã có sẵn virus, bình thường bệnh không biểu hiện, tuy nhiên khi gặp các yếu tố thuận lợi thì bệnh sẽ bộc phát, lộ ra các triệu chứng. Khi bệnh đã bộc phát được một lần thì sau đó sẽ thường xuyên tái phát cho tới khi trẻ ngoài 2 tuổi bệnh mới khỏi; có trường hợp thời gian lâu hơn.

Bệnh chàm ở trẻ em

bệnh chàm ở trẻ em

Bệnh chàm ở trẻ em cũng có tính di truyền. Nếu cha mẹ, hay người thân từng mắc các bệnh như suyễn, chàm, viêm mũi dị ứng,… thì trẻ dễ mắc bệnh chàm. Theo thống kê, nếu cha hoặc mẹ từng mắc các bệnh trên thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh chàm lên tới 50%; nếu cả cha và mẹ đều có bệnh thì 100% con sinh ra sẽ mắc bệnh chàm ở trẻ em, nhất là khi thời tiết lạnh bệnh sẽ bộc lộ ra ngoài rõ ràng.

Biểu hiện của bệnh chàm ở trẻ em là những mảng đỏ, nổi mụn nước ở vùng mặt (giống như bị dị ứng); những mảng đỏ này có thể chảy nước dịch, gây nhiễm trùng, tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, bố mẹ cần đặc biệt chú ý.

Bệnh chàm có lây không?

Bệnh chàm là một bệnh ngoài da thường gặp và có thể xảy ra với mọi đối tượng. Đây là một chứng bệnh ngoài da không lây nhiễm, nghĩa là không lây từ người này sang người khác. Do đó, kể cả bạn có sự tiếp xúc trực tiếp, thân mật, sống chung với người bệnh cũng không sợ bị lây bệnh chàm.

Dưới đây là những yếu tố có liên quan mật thiết tới sự hình thành bệnh chàm, nhằm giải đáp cho thắc mắc bệnh chàm có lây không?

+ Do cơ địa: những người bị rối loạn các chức năng trong cơ thể như hệ thần kinh, bài tiết, tiêu hóa, nội tiết thường có tỉ lệ mắc bệnh chàm cao hơn những người khác. Đồng thời, những người mắc phải các bệnh như viêm mũi xoang, viêm tai,viêm gan, suyễn, viêm đại tràng, các bệnh về thận như bị suy thận,… cũng có thể dễ mắc bệnh chàm.

+ Do sức đề kháng yếu: sức khỏe yếu, sức đề kháng suy giảm sẽ làm giảm khả năng chống lại những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài tấn công vào trong cơ thể và gây bệnh ngoài da. Một yếu tố nhỏ gây tác động không tốt tới bệnh chàm nữa đó là chế độ ăn uống thiếu hơp lý như uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, và ăn ít rau quả.

+ Bệnh chàm hình thành do nguyên nhân dị nguyên, do đó không có tính lây nhiễm: Đầu tiên phải kể đến đó là những tác động từ sự thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm, những vật dụng dễ gây dị ứng. Một số loại thức ăn như trứng, sữa, hải sản,…v.v. cũng thường gây ra tình trạng dị ứng.

Bên cạnh đó, người thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường có thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, xi măng, sơn xe, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, dầu mỡ,… cũng dễ có nguy cơ bị bệnh chàm cao và khiến cho tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.

Như vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm là bệnh chàm không lây từ người này sang người khác, do đó bạn có thể sinh hoạt bình thường với người bị bệnh.

Cách chữa bệnh chàm hiệu quả

Bệnh chàm là một trong những căn bệnh rất khó chữa. Đặc điểm của bệnh là nổi nhiều mụn nước, rất ngứa ngáy, khó chịu và thường thì vùng da bệnh sẽ bị sừng hóa dày lên. Việc áp dụng cách chữa bệnh chàm bằng các loại thuốc Đông y (thuốc uống tiêu độc, tiêu viêm, nâng thể trạng và thuốc ngâm rửa, bôi ngoài da chống nhiễm trùng, giúp làm lành vết thương) kết hợp với chiếu đèn hồng ngoại cho hiệu quả chữa bệnh chàm khá tốt. Tùy theo mức độ bệnh nặng nhẹ của mỗi người mà có thời gian điều trị thích hợp, thông thường cách điều trị bệnh chàm sẽ diễn ra trong khoảng 1-3 tháng.

Chuyên gia phòng khám Đông Phương qua nhiều năm thực tiễn lâm sàng và chứng minh khoa học đã nghiên cứu thành công cách chữa bệnh chàm bằng liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông y. Phương pháp này có ưu điểm thanh độc giải nhiệt, lọc máu trừ phong, tan bầm giải độc, trong thời gian ngắn giúp người bệnh đạt mục địch điều trị bệnh chàm có hiệu quả.

Cách chữa bệnh chàm

Cách điều trị bệnh chàm bằng liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông y sử dụng đông y là chính, kết hợp với các máy móc tiên tiến, dựa vào nguyên tắc điều trị từ trong ra ngoài, trừ độc từ trong tạng, hỗ trợ trị da bên ngoài, nhằm vào cơ chế nguyên nhân gây bệnh, bắt đầu cải thiện từ vi tuần hoàn da, sau đó trừ độc bên trong, hỗ trợ trị da bên ngoài.

Hiệu quả trực tiếp của phương pháp tác động lên da và máu, kích hoạt sức sống của tế bào da, thúc đẩy các tế bào tái sinh, nhằm tăng cường hiệu quả hỗ trợ trị liệu tốt, tăng các chức năng miễn dịch .

Cách chữa bệnh chàm bằng liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông y tại phòng khám đa khoa Đông Phương cho hiệu quả cao, thời gian điều trị nhanh chóng, tiêu diệt mọi mầm mống của bệnh, điều trị triệt để, không gây tái phát.

Bên cạnh cách điều trị bệnh chàm bằng liệu pháp trên, nếu chưa có thời gian và điều kiện thì người bệnh có thể sử dụng số loại thuốc điều trị bệnh chàm tức thời dưới đây, tuy nhiên thuốc chữa bệnh chàm chỉ có tác dụng hạn chế bệnh và làm giảm các triệu chứng ngứa, không chữa trị tận gốc, triệt để được bệnh.

Thuốc điều trị bệnh chàm

  • Người bệnh có thể sử dụng một luợng vừa phải những loại kem bôi hydrocortisone liều nhẹ hoặc thuốc mỡ để ngăn ngừa bệnh chàm phát triển nặng hơn
  • Sử dụng thuốc chữa bệnh chàm thuốc mỡ bôi ngoài da như: mỡ coctioit, mỡ kháng nấm, mỡ kháng sinh…v.v. bôi trực tiếp vào vùng da bị bệnh.
  • Các loại thuốc điều trị bệnh chàm chứa antihistamine cũng có thể giúp người bệnh giảm bớt ngứa.
  • Các loại thuốc mới hơn không chứa các chất kích thích nonsteroidal như Protopic và Elidel cho hiệu quả cao nhưng người bệnh cần chú ý để tránh gây ra tác dụng phụ.

Bên cạnh viêc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh chàm trên, người bệnh cũng cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Tránh tiếp xúc với các chất có thể gây ngứa như bột giặt, xà phòng, bọt tắm, mỹ phẩm, các chất tẩy rửa gia dụng, nước hoa, len, lông động vật, cây cối, nữ trang và các chất dịch rỉ từ thịt
  • Dưỡng ẩm thường xuyên để giữ độ ẩm bên trong da, tránh da bị khô nẻ.
  • Không tắm và ngâm mình quá lâu trong bồn tắm, nhất là trong nước nóng.
  • Hạn chế để bị quá nóng hoặc ra mồ hôi nhiều cũng giúp người bị bệnh chàm nhanh chóng trị khỏi bệnh.
  • Giữ cơ thể luôn thoáng mát bằng việc mặc đồ rộng rãi, thoải mái, chất liệu cotton và tuyệt đối tránh các chất liệu vải tổng hợp, len dạ hay bất kỳ loại vải thô ráp khác.
  • Trong trường hợp trời lạnh, thì hãy mặc nhiều lớp mỏng quần áo, để có thể dễ dàng cởi bỏ bớt nếu bạn bắt đầu thấy nóng.
  • Luôn giữ tâm lý thoải mái, vì stress trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây bệnh chàm.

Bệnh chàm khô là gì

Bệnh chàm khô thuộc dạng bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng viêm da, làm da khô nứt nẻ, nổi nhiều mụn nhỏ dưới da gây khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh. Bệnh xảy ra chủ yếu là do thời tiết hanh khô và người bệnh đổ mồ hôi nhiều cộng thêm tình trạng viêm nhiễm trước đó. Bệnh sẽ rất khó khỏi nếu như người bệnh không áp dụng đúng phương pháp chữa trị, vì vậy khi phát hiện mình bị bệnh, tốt nhất bạn nên đi thăm khám cẩn thận để có hướng điều trị đúng đắn.

Bệnh chàm khô

Cách chữa bệnh chàm khô

Cách chữa bệnh chàm khô còn phụ thuộc vào mức độ, gian đoạn bệnh của người bệnh, nên bạn cần biết rõ các giai đoạn của bệnh chàm khô để áp dụng đúng cách điều trị phù hợp.

  • Giai đoạn cấp tính: Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn mới nhiễm bệnh, những biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này còn khá nhẹ như: da bị nổi ban hồng, phù nề, kèm theo dịch tiết, đau rát nhẹ.
  • Giai đoạn mãn tính: Giai đoạn này bệnh đã gặp phải các viêm nhiễm khuẩn nghiêm trọng, vùng da bệnh bị sừng hóa trở nên khô ráp, tạo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng.

Người bệnh có thể áp dụng cách chữa bệnh chàm khô bằng Đông y như sau:

Cách chữa bệnh chàm khô bằng thuốc ngâm rửa

Nhờ các chất có trong những vị thuốc như: Ngải cứu, phèn xanh, vỏ núc nác, kinh giới, xà sàng tử… sẽ giúp bệnh chàm khô nhanh chóng thuyên giảm. Người bệnh chỉ cần cho các vị thuốc trên vào khoảng 2-3 lít nước, đun sôi trong vòng 20 phút thì lấy ra để ngâm vùng da bị chàm khô, ngâm liên tục trong khoảng 15 phút và mỗi ngày thực hiện 1 lần, liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng của bệnh chàm khô nhanh chóng biến mất

Cách chữa bệnh chàm khô bằng thuốc uống

Thuốc điều trị bệnh chàm khô dạng uống thường có tác dụng giải độc, tiêu viêm từ bên trong, các bài thuốc có tác dụng chữa bệnh chàm khô chủ yếu là: Thổ phục linh 12g, sâm đại hành 15g, đẳng sâm 20g, kim hoa ngân 10g, hoàng bá 12g, phòng phong và bồ công anh 15g. Cho các vị thuốc này vào ấm thuốc, cho khoảng 500ml nước và đem sắc nhỏ lửa tới lúc còn khoảng 200ml thì chắt nước uống. Cứ 1 thang thuốc chia ra làm 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục cho tới khi nào bệnh khỏi hẳn.

Cách loại thể chàm thường gặp

1. Chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm gây ra bởi các phản ứng quá mức của da, đôi khi tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh đôi khi lại không có biểu hiện gì. Không giống như các chứng viêm da thường gây ra cảm giác khó chịu rõ ràng, bệnh chàm bội nhiễm thường chỉ xảy ra ở những người có hệ miễn dịch mạnh (thể chà m tạng dị ứng) hoặc do tiếp xúc với chất kích thích (thể chàm tiếp xúc). Các triệu chứng của bệnh hay thay đổi trong phạm vi của chúng

Một số triệu chứng thường gặp:

  • Da bị viêm tấy, sưng đỏ.
  • Ngứa nhiều, có thể trầm trọng tới nỗi da bị nứt do gãi
  • Vùng da bị bệnh bong ra hoặc chảy nước, nhiều chỗ bị khô cằn.

2. Bệnh chàm ở chân

Bệnh chàm có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể người bệnh, song bệnh chàm ở chân là khó chữa nhất, bởi đây là vị trí mà cơ thể tiếp xúc nhiều với bên ngoài, dễ tiếp xúc với vùng nước nhiễm khuẩn hay dính bùn, đất, hóa chất…khiến bệnh càng phát nặng, khó chữa lành.

Bệnh chàm ở chân

bệnh chàm ở chân

Biểu hiện bệnh chàm ở chân là xuất hiện các biểu hiện khô da, da nứt nẻ ở gót chân hay ở giữa các kẽ ngón chân…v.v.

Rất nhiều người bệnh khi thấy những biểu hiện này đã chủ quan bỏ qua và chỉ tự chữa bằng các mẹo dân gian, đến khi các vết chàm ăn sâu, khiến da bong tróc và lở loét thì mới lo lắng chữa trị nhưng lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng nên rất khó điều trị.

3. Chàm da mặt

Chàm da mặt là thể chàm khiến nhiều người bệnh ám ảnh nhất bởi nó gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Triệu chứng của bệnh chàm da mặt là:

  • Khi chạm vào vùng da bị bệnh có cảm giác thô ráp và có có những vảy nhỏ li ti.
  • Da rất khô bị kéo căng, phá hủy và nhiều khi kèm theo cả những mảng mẩn đỏ, ngứa ngáy khiến người bệnh phải gãi thường xuyên

4. Chàm tiếp xúc

Chàm tiếp xúc xảy ra sau khi tiếp xúc thường xuyên với một chất kích thích nhẹ, như chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất hoặc sau khi tiếp xúc ngắn với một số chất kích thích mạnh như axit của pin. ..

Các dấu hiệu của chàm tiếp xúc bao gồm:

  • ­ Da bị kích thích nhẹ: Biểu hiện đầu tiên là da khô nứt nẻ. Nếu tiếp xúc lặp lại, vùng da khô này sẽ xuất hiện màu đỏ, có vảy, sưng lên và ngứa ngáy nhiều, thậm chí da có xu hướng nứt nẻ, vảy cứng và rất khô, đau đớn và mụn nước có thể phát triển rồi vỡ ra, tạo thành lớp vảy rất cứng.
  • ­ Da bị kích thích mạnh: sau khi tiếp xúc, da sẽ bị bỏng cháy, châm chích và ngứa ngáy, sau đó nổi mẩn đỏ, phồng rộp, và sưng lên.

Bất cứ ai cũng đều có thể bị chàm tiếp xúc với bất kỳ vật chất gì mà cơ thể không có khả năng để khống chế được nó. Do đó, các bạn cần chú ý.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh chàm và cách chữa bệnh chàm đến từ các chuyên gia da liễu Đông Phương, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về chứng bệnh khó chữa này.

Phòng khám đa khoa Đông Phương là phòng khám chuyên về da liễu, là cơ sở y tế an toàn và uy tín để chị em đặt niềm tin trong việc khám chữa các bệnh liên quan tới da liễu như nấm móng, viêm da, nám da, vảy nến, bạch biến, á sừng…Phòng khám đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hành nghề, tại đây, người bệnh sẽ được thực hiện theo chế độ 1 bác sĩ – 1 bệnh nhân – 1 phòng vô cùng thoải mái. Để biết thêm chi tiết hoặc nếu còn thắc mắc gì về vấn đề này thì người bệnh có thể gọi điện thoại tới đường dây nóng: 0962.299.497 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hoặc tới trực tiếp phòng khám 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được thăm khám miễn phí.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC