Tìm kiếm [x]
X
livechat

Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?

Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không? Không phải tự nhiên mà rất nhiều người lại lo sợ vấn đề này, thậm chí là lo sợ quá mức. Mặc dù bệnh mề đay thường tự khỏi và phần lớn chỉ gây tổn thương ngoài da. Tuy vậy, nhiều trường hợp tình trạng nổi mề đay không chỉ “hiền lành” xuất hiện trên da mà có thể phản ứng quá mức gây ra nhiều thương tổn nguy hiểm khác, thậm chí còn đe dọa tính mạng người bệnh.

>> Xem thêm:

Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?

Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?

bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gặp ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, cũng không hề phân biệt tuổi tác nếu không có cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng đắn.

Khi mới phát bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện ban đầu là những chấm nhỏ như vết muỗi đốt trên khắp các vùng da trên cơ thể. Sau đó, chúng có thể lan rộng và phát triển kích cỡ bằng lòng bàn tay, cũng có thể nhỏ hơn. Các vùng da tổn thương thường đem đến cảm giác ngứa ngáy, nóng ran rất khó chịu, nhất là nổi mề đay vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ.

Hiện tượng nổi mề đay vào ban đêm

bệnh nổi mề đay ban đêm có nguy hiểm không

nổi mề đay ban đêm gây khó ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh

Hiện tượng nổi mề đay vào ban đêm thường sẽ xuất hiện vào khoảng thời gian từ 7 – 8 giờ tối và đỉnh điểm sẽ vào 1 giờ đêm. Sáng ra, những nốt mẩn ngứa mề đay sẽ hoàn toàn biến mất, không còn dấu vết.

Có thể kể đến một số yếu tố chủ yếu dẫn tới hiện tượng nổi mề đay vào ban đêm như sau:

+  Do giường chiếu, chăn màn, quần áo chưa được vệ sinh, không được giặt sạch sẽ thường xuyên, tạo cơ hội cho vi khuẩn, bụi bẩn bám vào.

+  Do dị ứng thời tiết, không khí ban đêm thường lạnh hơn, lại ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

+  Do dị ứng lông vật nuôi hoặc các loại hoa nở ban đêm, hoặc cũng có thể do côn trùng cắn…v.v.

+  Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là biểu hiện một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, gan thận…

Việc tìm ra nguyên nhân nổi mề đay rất cần thiết và hỗ trợ không nhỏ cho việc điều trị thêm nhanh chóng và dễ dàng.

Tình trạng nổi mề đay ban đêm khiến người bệnh không thể nào ngủ ngon giấc, chập chờn, thậm chí là không ngủ được. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ có thể bị suy nhược, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, thậm chí là bỏ ăn, phát sốt.

Nhiều trường hợp, cơ thể cả đêm không ngủ nên vào buổi sáng rất yếu và chưa được nạp năng lượng cũng có thể bị tụt huyết áp, gây ngất xỉu.

Nổi mề đay khi mang thai

Dị ứng nổi mề đay khi mang thai có ảnh hưởng như thế nào?

dị ứng nổi mề đay khi mang thai có ảnh hưởng như thế nào?

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus mề đay có thể sẽ khống chế hạch phân chia gây đứt nhiễm sắt thể. Trường hợp phụ nữ khi mang thai bị bệnh mề đay, virus mề đay có thể thông qua nhau thai tiến sâu vào và làm tổn hại đến cơ thể thai nhi.

Thời kỳ đầu mang thai, sự phân hoá bộ máy của thai nhi vẫn chưa hoàn thiện nên việc virus sinh sôi và làm đứt nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhân bản của ADN.

Nếu virus tiếp tục phát triển sẽ khiến sự phát triển bình thường của các bộ phận phôi thai bị ảnh hưởng và dẫn đến các dị tật như:

+  Dị dạng mắt như đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, lác mắt, vẩn đục giác mạc.

+  Dị dạng tâm huyết quản là bệnh tim bẩm sinh.

+  Dị dạng hệ thống thần kinh trung ương như: nói lắp, trí lực phát triển không đầy đủ, dị dạng tiểu não.

+  Ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp như viêm phổi virus.

+  Ảnh hưởng đến hệ thống sinh dục và tiết niệu như xơ thận, ẩn tinh hoàn, nứt dưới âm đạo.

+  Ảnh hưởng đến hệ thống máu như giảm bạch cầu, thiếu máu.

+  Ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp như ngón tay, ngón chân ngắn, hở hàm ếch.

Trường hợp thai phụ nổi mề đay khi mang thai tháng đầu tiên thì nguy cơ thai nhi phát sinh mề đay bẩm sinh rơi vào khoảng 50%, nếu tháng thứ 2 sẽ giảm xuống 30%, tháng thứ 3 giảm còn 20%, còn tháng thứ 4 trở đi là 5%.

Tuy nhiên, đáng lo là nhiều trường hợp lúc trẻ chào đời không thể hiện sự biến đổi bệnh lý mà phải sau vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm mới phát hiện được. Khi này mới phát hiện thì không còn ngăn ngừa được nữa, rất có hại cho sự phát triển của trẻ.

Vì vậy, trước và sau khi mang thai, thai phụ bắt buộc phải coi trọng công tác dự phòng bởi virus mề đay cũng rất nguy hiểm đối với chị em phụ nữ trong thời gian mang thai.

Nổi mề đay sau sinh

Dị ứng nổi mề đay sau sinh phải làm sao

dị ứng nổi mề đay sau sinh phải làm sao

Thời điểm sau khi sinh cũng là lúc thai phụ dễ phải đối diện với bệnh nổi mề đay hơn bao giờ hết. Nguyên nhân là do thời điểm này, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt, hệ miễn dịch so với những người khác cũng suy yếu hơn hẳn.

“Tấm rào chắn” là hệ miễn dịch bị suy yếu, khả năng phản ứng và tiêu diệt dị nguyên xâm nhập không còn nên các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Hơn nữa, sức khỏe suy giảm khiến các mẹ rất dễ bị nhiễm gió lạnh, gió độc từ môi trường bên ngoài, dẫn đến uất kết ở da, khi gặp phải điều kiện thời tiết thuận lợi dễ dàng phát bệnh.

Nổi mề đay sau sinh khiến các mẹ luôn ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt “vốn đã không dễ dàng” và càng thêm bất tiện. Vì vậy các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống sau sinh để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng như hạn chế tình trạng dị ứng nổi mề đay xuất hiện.

Ngoài những tác hại của trường hợp cụ thể bên trên, bệnh nhân mắc bệnh nổi mề đay còn gặp phải những rắc rối không tên khác, cụ thể như:

  • Những căn bệnh về thần kinh

Thường xuyên muộn phiền, tự ti mặc cảm về bệnh tình có thể gián tiếp gây nên các chứng bệnh rối loạn tâm lý cho người bệnh, chủ yếu là trầm cảm.

  • Gây bệnh suyễn

Đây là một biến chứng của bệnh nổi mề đay.

  • Nhiều bệnh về đường hô hấp khác

Với các trường hợp mề đay thể nặng, dịch trong mạch máu tiết xuất liên tục khiến cho bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng, dẫn đến phù ở thanh quản hoặc lưỡi gà (phù quincke) khiến bệnh nhân khó thở, thở khò khè, môi sưng vù…, cần được tiến hành sơ cứu để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng

  • Hiện tượng sốc dị ứng

Đây là hiện tượng nguy hiểm nhất. Người bệnh không chỉ khó thở thông thường mà có biểu hiện thở dốc, mất tỉnh táo, xuất hiện các cơn co giật, thậm chí là ngưng thở. Bất cứ sự chậm trễ nào cũng sẽ dẫn đến những rủi ro đáng tiếc.

Tuy nhiên, một điều may mắn là tỉ lệ bị biến chứng nguy hiểm từ bệnh nổi mề đay thường rất thấp. Nhưng cũng không thể chủ quan được.

Vì vậy, tốt nhất, bệnh nhân khi phát hiện mắc bệnh nên đi khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân nổi mề đay để có hướng điều trị cũng như phòng tránh tốt nhất.

>> Bạn quan tâm: Cách chữa nổi mề đay sau sinh

Dang Ky Kiem Tra

Cách phòng bệnh nổi mề đay

Mề đay mẩn ngứa nhiều khi không thể nào chữa khỏi dứt điểm được, vì vậy mà người bệnh cần chú ý một số vấn đề phòng bệnh sau để giảm những tổn hại cũng như khó chịu do bệnh mang lại:

+  Có chế độ ăn uống kiêng khem phù hợp, như kiêng thịt gà, thịt bò, hải sản…v.v.

+  Chú ý mặc ấm và hạn chế tối đa sự tiếp xúc của cơ thể với môi trường lạnh.

+  Thận trọng khi lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm, tốt nhất nên chọn những sản phẩm quen dùng, nếu đổi sản phẩm khác thì cần thử trước trên một phần da nhỏ xem có bị kích ứng không.

+  Cần đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động khi phải tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại.

+  Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng.

+  Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào mà cần có sự hướng dẫn của bác sỹ để tránh tình trạng dị ứng thuốc.

+  Thường xuyên massage và tập thể thao để tăng cường tuần hoàn máu cũng như giảm stress, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Button

Hy vọng thông qua những nội dung của bài viết, bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc “Nổi mề đay có nguy hiểm không?” cũng như có cách phòng tránh bệnh phù hợp. Nếu còn bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng hotline: 0962.299.497 để được tư vấn miễn phí nhé.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC