Tìm kiếm [x]
X
livechat

Các dạng dị ứng da ở bà bầu và cách khắc phục

Bà bầu dị ứng da là hiện tượng không hiếm gặp nhưng phần lớn mẹ bầu đều hoang mang, không biết căn bệnh này có nguy hiểm không, làm sao để khắc phục… Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ các dạng dị ứng da ở bà bầu và cách xử trí với nó hy vọng giúp mẹ bầu tháo gỡ được những băn khoăn này.

Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị dị ứng da

Phần lớn mẹ bầu bị dị ứng da đều xuất hiện tình trạng da đỏ ửng, ngứa ngáy, phát ban toàn thân. Tình trạng này có thể tăng lên khi vừa tắm xong hoặc trước khi đi ngủ. Nguyên nhân bệnh dị ứng da trong trường hợp này chủ yếu do:

cac-dang-di-ung-da-ba-bau-01

các dạng dị ứng da ở bà bầu

– Sự tăng trưởng của tử cung để có chỗ cho thai nhi làm da mẹ bầu giãn ra, khô hơn và ngứa ngáy khó chịu.

– Sự gia tăng hormone.

– Tiền sử chàm bội nhiễm, da khô hoặc dị ứng thực phẩm.

– Thai phụ bị ứ mật trong gan khiến da bị khô và ngứa kèm theo hiện tượng buồn nôn, thèm ăn, mệt mỏi, vàng da…v.v.

– Bị viêm nang lông trong thai kì làm xuất hiện sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa ngáy.

– Viêm da bọng nước tạo nên các mảng mề đay trên da hoặc mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Về sau, chúng lan dần sang nhiều vùng khác của cơ thể.

Ngoài những nguyên nhân chính này thì thai phụ ra quá nhiều mồ hôi, rạn da quá mức… cũng bị ngứa ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể.

Các dạng dị ứng da ở bà bầu và cách khắc phục

– Dị ứng da do phát ban

Đây là một trong các dạng dị ứng da ở bà bầu với đặc trưng là sự xuất hiện các các nốt ban nhỏ giống như vết côn trùng cắn, càng gãi ngứa thì các ban đỏ này càng nhanh chóng lan ra nhiều nơi. Tình trạng này không ảnh hưởng đến thai nhi và hầu hết mẹ bầu sau sinh dị ứng phát ban cũng tự động biến mất.

Trong trường hợp những cơn ngứa do dị ứng gây ra ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lí hoặc cuộc sống của thai phụ chị em cần đến gặp bác sĩ để có chỉ định dùng thuốc phù hợp với đặc điểm cơ thể giai đoạn mang thai, điển hình là các loại thuốc kháng histamine hoặc steroid. Thai phụ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc chữa dị ứng khi không có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa vì điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

– Dị ứng da do mề đay Pemphigoid (PUPPP)

Dạng dị ứng da này khá hiếm gặp ở thai phụ và không giống các dạng dị ứng thông thường, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Khởi phát, bệnh gây ra những nốt ban rất ngứa quanh rốn sau đó căng lên thành những bọng nước lớn. Bệnh có nguy cơ cao đối với người mang thai so hoặc đa thai, chủ yếu ở cuối thai kì.

Thai phụ bị dị ứng mề đay PUPPP sẽ cảm thấy ngứa ngáy dữ dội nhất ở vùng bụng sau đó lan dần sang mông, đùi, lưng; ít khi đến tay, chân, mặt. Dạng dị ứng da này rất dễ làm tăng nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc gây thai lưu. Một số trường hợp trẻ sinh ra cũng sẽ bị các nốt phát ban nhưng một thời gian sau đó chúng sẽ tự mất đi.

Ba Bau Dan De Bi Noi Me Day

bà bầu rất dễ bị dị ứng nổi mề đay

Xử trí với bệnh dị ứng da ở dạng này chủ yếu dùng các loại thuốc mỡ bôi trực tiếp lên thương tổn hoặc dùng thuốc kháng histamin. Nếu bệnh nặng có thể phải uống steroid trong một khoảng thời gian nhất định do bác sĩ chỉ định.

– Dị ứng da do chốc lở herpes

Đây là hiện tượng vảy nến thai kì nhưng không liên quan đến chốc lở hay virus herpes như tên gọi vốn có. Bệnh chủ yếu tồn tại ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc sớm hơn vài tuần với dấu hiệu đặc trưng là các mảng đỏ có nốt ban và mủ trắng trên da. Chúng có thể tập trung thành từng đám quanh đùi, rốn, nách, dưới ngực, bẹn… So với các dạng dị ứng da ở bà bầu thì dị ứng herpes khác ở chỗ không gây ngứa mà gây đau.

Thai phụ mắc dị ứng herpes có thể bị ói mửa, sốt cao, ớn lạnh và thậm chí còn biến chứng nguy hiểm hơn rất nhiều nên cần có sự theo dõi hết sức chặt chẽ từ bác sĩ. Hướng điều trị phổ biến nhất là dùng corticosteroid toàn thân và tùy theo tình trạng bệnh của từng người có thể sẽ cần kèm thêm các loại thuốc khác nhưng phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

– Dị ứng da do viêm nang lông

Hiện tượng này chủ yếu khởi phát vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ với đặc trưng là sự xuất hiện của các sẩn mủ ở nang lông và cảm giác ngứa ngáy.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị dị ứng da?

Để giảm thiểu ngứa ngáy do các dạng dị ứng da ở bà bầu gây ra, thai phụ nên:

– Tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát;

– Không tắm lâu trong nước nóng;

– Chọn các loại sữa tắm có độ pH vừa phải, không kích ứng;

– Tránh cào, gãi khi ngứa vì điều này sẽ càng kích thích cơn ngứa trên da trở nên trầm trọng hơn, dễ để lại sẹo xấu về sau;

– Tránh ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng và tăng cường thực phẩm giàu vitamin A;

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ nếu:

– Da nổi những nốt phát ban mới hoặc trở nên xấu hơn, dù không phát ban vẫn ngứa rần rần toàn thân;

– Ngứa toàn thân kèm theo hiện tượng vàng da;

– Phát ban kèm theo sốt;

– Ngứa kèm theo nóng rát âm đạo;

Việc gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời trong tình huống này là rất cần thiết bởi bác sĩ sẽ giúp thai phụ tìm ra căn nguyên gây dị ứng da, biết được mức độ nguy hiểm của bệnh và có hướng xử trí phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.

Button

Mong rằng với những chia sẻ này mẹ bầu đã biết được các dạng dị ứng da ở bà bầu và biết cách xử trí để có được một thai kì khỏe mạnh. Nếu cần bất kì sự hỗ trợ nào về y tế hoặc có thắc mắc mẹ bầu có thể gọi đến hotline 0962.299.497 hoặc CHAT tư vấn trực tuyến qua website ”phongkhamdongphuong.org” của Phòng khám Đông Phương, các chuyên gia y tế luôn sẵn lòng giải đáp và giúp đỡ tận tình.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC