Tìm kiếm [x]
X
livechat

Cước chân và cách chữa cước chân mùa đông

Cước chân vào mùa đông là tình trạng rất nhiều người gặp phải vào mùa đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây cước chân mùa đông có cách chữa cước chân mùa đông hiệu quả cũng như để phòng tránh căn bệnh phiền toái này.

Bệnh cước chân là gì

Về mùa lạnh, một số người thường hay bị các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy ở các ngón chân gây đau nhức và khó chịu. Triệu chứng này dân gian gọi là bệnh cước, còn theo y học hiện đại thì đây chính là một hiện tượng dị ứng thời tiết tại chỗ.

Cước chân là tình trạng xuất hiện nhiều đám da phù nề có màu đỏ sẫm, đôi khi còn xuất hiện mụn nước, xuất huyết ở các ngón chân, ngón tay, và có thể còn thấy những biểu hiện này ở mũi hay tai của người bệnh.

Những mụn nước này nếu để lâu rất dễ dẫn đến nhiễm trùng gây lở loét.

Cước chân mùa đông do đâu

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước chân là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào trong cơ thể và gây bệnh, bởi vì vùng da bên ngoài bị tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh đồng thời bị kích thích trong 1 khoảng thời gian quá dài.

Trong khi thời tiết trở nên quá lạnh giá mà bạn không tìm cách làm ấm tay chân bằng việc đi găng tay, tất chân, đi giày thì chân tay rất dễ bị lạnh. Khi ấy, mọi mạch máu ngoại vi dưới da sẽ bị co lại, khiến cho máu lưu thông chậm, làm thiếu oxy ở vùng da cần nuôi dưỡng. Khi này, nếu bạn được làm ấm đột ngột thì các mạch máu sẽ bị vỡ ra, kết quả là dẫn tới sưng nề, viêm, ngứa và đau. Chính việc làm ấm nhanh bàn tay, bàn chân lạnh giá bằng lửa hay lò sưởi là nguyên nhân gây ra bệnh cước chân mùa đông

Có một nguyên nhân khác nữa là hiện tượng cước chân, tay còn hay gặp ở những người có tuần hoàn máu kém. Triệu chứng là bạn thường hay bị lạnh tay, chân ngay cả trong khi thời tiết ấm áp. Việc tuần hoàn máu kém sẽ dễ khiến các vùng xa tim nhất không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, nên dễ bị tác động bởi nhiệt độ. Do đó, sẽ xuất hiện bệnh cước chân mùa đông

Bệnh cước chân mùa đông

Bệnh cước chân mùa đông và cách chữa bệnh cước chân mùa đông

Cách chữa cước chân bằng thói quen sinh hoạt

Cước chân không phải là bệnh lý nguy hiểm, cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, những triệu chứng của nó khiên người bệnh cùng khó chịu. Người bệnh có thể tự thực hiện cách chữa cước chân tại nhà như sau:

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh (đi găng tay, tất chân, mặc đủ ấm,…)

Nên hạn chế mặc các chất liệu dễ gây kích ứng da như dạ, len… và không nên mặc quần áo quá chật vì sẽ gây kích thích, cọ xát tại chỗ. Bạn nên chú ý đi bảo hộ (ủng chân, găng tay) để giữ ấm tay, chân mỗi khi làm việc ngoài trời, nhất là trong mùa lạnh.

Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa

Mỗi khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà bạn nên đeo găng tay chuyên dụng, tránh để tay tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất này. Đối với những người đang bị bệnh cước chân, khi tắm gội, tốt nhất nên dùng các sản phẩm đã được bác sĩ kê đơn. Đồng thời có thể bôi các loại kem giữ ẩm để giúp làm mềm da và dịu cơn ngứa rát.

  • Tắm rửa bằng nước ấm mỗi khi trời lạnh để giúp cân bằng nhiệt độ và tăng tuần hoàn cho da là cách chữa cước chân hiệu quả mà bạn nên áp dụng.
  • Nên đi dép ấm trong nhà, khi ra ngoài trời lạnh nên đi giầy kín ấm. Tránh để chân tiếp xúc với không khí, bị lạnh dễ bị bệnh cước.
  • Luyện tập thể dục thể thao điều độ để tăng cường quá trình lưu thông máu trong cơ thể, hỗ trợ chữa cước chân rất tốt.
  • Hằng ngày trước khi đi ngủ, bạn hãy ngâm chân vào nước nóng ấm pha với chút muối loãng khoảng 15-30 phút (bạn cũng có thể hòa nước với gừng tươi giã nhỏ rồi ngâm) nhằm giúp máu lưu thông. Sau đó lau khô và đi tất cho ấm chân để giữ ấm trong khi đi ngủ.

Cách chữa cước chân mùa đông bằng chế độ ăn uống

Bên cạnh thói quen sinh hoạt, người bênh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh cước chân

  • Nên uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày). Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là các chất giàu protein cũng là một trong những cách chữa cước chân mùa đông được bác sĩ khuyên người bệnh áp dụng.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ ăn lạ, hải sản, hoặc những món ăn từng khiến bạn bị dị ứng.
  • Không nên uống rượu bia, và các chất kích thích, không hút thuốc lá, thuốc lào khi bị cước chân.

Cách trị cước chân bằng bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian có công dụng rất tốt trong cách trị cước chân, đó là:

  • Dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa nhẹ vào những chỗ cước chân, bệnh sẽ thuyên giảm dần dần. Nếu không may bị nhiễm lạnh thì bạn cần sưởi ấm ngay.
  • Dùng nước lá lốt đun sôi (nên cho thêm một chút muối) để ngâm chân trong khoảng 1 tuần, bệnh cước chân sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
  • Khi bị cước, người bệnh chỉ được xoa nhẹ nhàng, không nên gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da gây nhiễm trùng.

Các bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương khuyến cáo: Nếu bị cước chân nặng thì người bệnh không nên tự chữa tại nhà bằng những phương pháp trên, bởi những cách này chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám chữa kịp thời, tránh được các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin về “Cước chân và cách chữa cước chân mùa đông” mà các bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương đã chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn đọc có thể gọi điện tới số điện thoại đường dây nóng 0962.299.497 của phòng khám đa khoa Đông Phương để được các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi tư vấn cụ thể. Hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám đa khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được thăm khám và điều trị bệnh nhanh nhất.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC