Tìm kiếm [x]
X
livechat

Đau tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hầu hết các phụ huynh đều cảm thấy nghi ngại khi nghe đến hiện tượng đau tinh hoàn ở trẻ em vì cho rằng tình trạng bị đau tinh hoàn chỉ có thể xảy ra ở người lớn đã có quan hệ tình dục. Thế nhưng suy nghĩ này hoàn toàn không đúng. Trên thực tế, trẻ cũng có khả năng bị đau tinh hoàn do một số nguyên nhân như xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của các bé sau này. Vậy đau tinh hoàn ở trẻ là gì và đau tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không? Đừng coi thường và hãy cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh thông qua các nội dung ở bài viết dưới đây.

Đau tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?

hiện tượng đau tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đau tinh hoàn là một bệnh nam khoa có thể gặp ở mọi độ tuổi nam giới, trẻ em cũng không ngoại lệ, cũng có thể mắc bệnh.

Đau tinh hoàn ở trẻ thường biểu hiện ra ngoài với các triệu chứng như: tấy đỏ, sưng đau tại vùng bìu, rất khó chịu. Triệu chứng của bệnh có thể nặng hơn, hoặc kèm theo một số dấu hiệu khác theo từng giai đoạn, tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này khá phổ biến, nếu phụ huynh không kịp thời điều trị, bệnh có thể biến chứng gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí, nguy hiểm hơn có thể gây ra ung thư tinh hoàn và dẫn tới vô sinh.

Vậy hãy cùng tham khảo các thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng bất thường này.

Nguyên nhân đau tinh hoàn ở trẻ em

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nên hiện tượng đau tinh hoàn ở trẻ chủ yếu bắt nguồn từ 3 nhóm nguyên nhân sau:

  • Do bị ngã, chấn thương

Trẻ em, nhất là con trai thường đặc biệt hiếu động. Trong quá trình vui chơi, việc trẻ bị ngã là không thể tránh khỏi. Và một số chấn thương nặng có thể làm tổn thương đến tinh hoàn.

Trong một số trường hợp khác thì nguyên nhân đau tinh hoàn có thể xuất phát từ sự sơ xuất khi tham gia bộ môn thể thao vua, bóng bị sút vào vị trí hiểm.

Nếu phụ huynh thấy vài ngày sau ngã, chấn thương mà trẻ vẫn tiếp tục cảm thấy đau thì nên đưa trẻ đi khám nam khoa sớm để kịp thời có biện pháp can thiệp.

  • Do biểu hiện của bệnh lý

Hiện tượng đau tinh hoàn ở trẻ em có thể là biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý mà trẻ đang phải đối mặt như:

+ Xoắn tinh hoàn:

Trẻ bị xoắn tinh hoàn thường có biểu hiện sưng đau, kèm theo tấy đỏ ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn. Trẻ còn có thể bị buồn nôn, sốt nhẹ và hay đi tiểu. Cha mẹ cần chú ý các triệu chứng trên để có hướng xử lý kịp thời.

Để xử lý tình trạng xoắn tinh hoàn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bé, nhưng nếu trường hợp người bệnh là trẻ sơ sinh thì nên trì hoãn trong vài tháng rồi mới tiến hành phẫu thuật. Xoắn tinh hoàn để lâu không điều trị, tinh hoàn của trẻ có thể hoại tử, và phải cắt bỏ, trực tiếp làm mất đi khả năng làm cha trong tương lai.

Button

+ Viêm tinh hoàn ở trẻ:

Trẻ bị viêm tinh hoàn thường có biểu hiện sưng đau, tấy đỏ ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn. Đây là một bệnh lý có thể bắt nguồn từ biến chứng khi mắc quai bị. Nếu không kịp thời điểu trị, bệnh viêm tinh hoàn có thể biến chứng gây ra teo tinh hoàn, áp xe bìu, khiến nguy cơ vô sinh tăng cao.

+ Do bệnh lý khác: 

Trẻ bị đau tinh hoàn cũng có thể do mắc phải một số bệnh lý khác như thoát bị bẹn, viêm mào tinh hoàn, thủy tinh mạc…v.v.

Đau tinh hoàn ở trẻ em có thể là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy, phụ huynh không nên chủ quan mà nên đưa trẻ tới phòng khám nam khoa để kiểm tra, tiến hành xét nghiệm cụ thể khi phát hiện các biểu hiện bất thường ở dương vật, tinh hoàn của trẻ.

Cách chữa đau tinh hoàn ở trẻ em

Cách điều trị đau tinh hoàn ở trẻ em

cách điều trị đau tinh hoàn ở trẻ em

Việc khắc phục cũng như điều trị tình trạng đau tinh hoàn ở trẻ em còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây đau là gì cũng như mức độ đau ở trẻ.

Nếu nguyên nhân gây đau tinh hoàn là do va đập hay chấn thương thì các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Cha mẹ chỉ cần để trẻ được nghỉ ngơi và hạn chế tác động mạnh vào tinh hoàn. Bạn cũng có thể đá lạnh chườm vào tinh hoàn để giảm đau nếu thấy trẻ đau nhiều. Đặc biệt, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của trẻ để nhanh hồi phục những tổn thương ở tinh hoàn.

Nếu bạn không rõ nguyên nhân gây đau tinh hoàn là gì thì tốt nhất nên đưa con đến các địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý kịp thời, chính xác. Đôi khi tình trạng đau tinh hoàn là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó, việc kéo dài thời gian thăm khám lúc này có thể đẩy sức khỏe nam khoa của con bạn đến bờ vực nguy hiểm.

Trên đây là một số thông tin của các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám nam khoa Đông Phương. Hi vọng những thông tin về tình trạng đau tinh hoàn ở trẻ em trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh cũng như mức độ nguy hiểm của hiện tượng bất thường này. Nếu còn thắc mắc nào, bạn đọc có thể gọi trực tiếp đến số 0962.299.497 để được tư vấn một cách nhanh chóng và rõ ràng, cụ thể nhất nhé.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC