Tìm kiếm [x]
X
livechat

Hiện tượng tiểu buốt khi mang thai ở nữ giới

Tiểu rắt, tiểu buốt khi mang thai là hiện tượng mà rất nhiều chị em trong giai đoạn bầu bí gặp phải. Vậy tiểu buốt khi mang thai là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì và có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm lời giải cho những thắc mắc này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Hiện tượng tiểu buốt khi mang thai như thế nào?

Hiện tượng tiểu buốt khi mang thai là như thế nào?

hiện tượng tiểu buốt khi mang thai là như thế nào?

Phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu thường gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, nhất là vào ban đêm. Thực tế thì đây không phải là bệnh mà đơn giản là sự thay đổi cơ thể khi hình thành của thai kỳ trong những tháng đầu.

Nguyên nhân của hiện tượng tiểu buốt khi mang thai

Bàng quang là nơi chứa nước tiểu từ thận đổ xuống, nằm ở vị trí ngay sát trước tử cung và cơ quan này cũng nằm trong lòng xương chậu, ngay phía sau xương mu.

Trong những tuần đầu của thai kỳ, hormone HCG khiến lưu lượng máu và chất lỏng được sử dụng trong thời kỳ mang thai bài tiết qua thận tăng lên. Để chuẩn bị cho quá trình mang thai thì những chất cặn cần được loại bỏ triệt để, do đó nhu cầu đi tiểu của phụ nữ mang thai cũng nhiều hơn bình thường.

Khi có thai, tử cung phát triển to dần lên để đủ không gian cho thai nhi, trực tiếp gây áp lực lên bàng quang khiến cho thai phụ luôn có cảm giác mót tiểu, cần đi tiểu, kèm cảm giác buốt.

Cơ thể khi mang thai sản xuất nhiều nước tiểu, song bàng quang thì lại co lại. Và dù bàng quang có nước hay không, thậm chí là trống rỗng, thì áp lực đè lên đều khiến bằng quang có cảm giác căng. Tình trạng này khiến cho lượng nước tiểu mỗi lần đi của bà bầu rất ít, chỉ vài giọt, đồng thời kèm theo đó là cảm giác buốt rát khi đi tiểu.

Khi bà bầu cười, hắt hơi hay ho cũng có thể bị rò rỉ một chút nước tiểu.

Sau khoảng 3 tháng trở đi, kích thước tử cung dần tăng lên và phát triển vượt ra khỏi lòng xương chậu, thai nhi nằm cao hơn ở vùng bụng, sức ép và lực đè vào bàng quang cũng giảm đi, hiện tượng thường xuyên buồn tiểu cũng sẽ hết. Chỉ đến những tháng cuối, vào những ngày sắp sinh, tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt mới xuất hiện lại do đầu thai nhi tụt thấp xuống đè vào bàng quang.

Tuy nhiên, một số trường hợp hy hữu, tình trạng tiểu buốt khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu do vệ sinh không đảm bảo, hay mắc phải bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Lúc này, bên cạnh tình trạng tiểu buốt, phụ nữ mang thai sẽ thấy xuất hiện kèm theo những triệu chứng bất thường khác, tùy thuộc vào bệnh lý mắc phải. Lúc này, bà bầu cần đi khám ngay để có hướng xử lý phù hợp, tránh để ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cách điều trị hiện tượng tiểu buốt khi mang thai

Tiểu buốt khi mang thai phải làm sao?

tiểu buốt khi mang thai phải làm sao?

Cách điều trị hiện tượng tiểu buốt khi mang thai sẽ không giống với những phụ nữ không bầu bí. Nếu nguyên nhân là do sinh lý, bạn có thể áp dụng một số mẹo hiệu quả như sau:

– Nghiêng về phía trước khi đi tiểu

Động tác nghiêng về phía trước khi đi tiểu khiến cho lượng nước tiểu trong bàng quang dễ dàng thoát ra ngoài hơn. Đồng thời cũng đảm bảo sau một lần đi tiểu, bàng quang hoàn toàn được trống rỗng, nhờ đó giảm bớt tần suất đi tiểu buốt, tiểu rắt.

– Vẫn uống nước như bình thường

Trong suốt thời gian thai kỳ, cơ thể thai phụ cũng như cần một nguồn cung cấp nước ổn định. Vì vậy, đừng cho rằng giảm uống nước sẽ giảm hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, việc này có dẫn đến mất nước, kéo theo viêm nhiễm đường tiết niệu.

Bạn vẫn cần uống nước như bình thường nhưng nên uống vào ban ngày và trước khi đi ngủ vài giờ nên hạn chế lượng nước uống để đảm bảo giấc ngủ ngon hơn, không buồn tiểu trong đêm.

Còn với những trường hợp tiểu rắt, tiểu buốt do bệnh lý thì bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân, mức độ bệnh để lựa chọn phương án điều trị tốt nhất và hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến thai nhi. Việc điều trị bằng phương pháp nội khoa thường sẽ được áp dụng, loại thuốc được sử dụng cũng không gây ảnh hưởng nào cho thai nhi.

+ Trường hợp tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiểu, bác sỹ sẽ chỉ định bằng kháng sinh, những loại thuốc không có hại cho thai nhi;

+ Trường hợp tiêu buốt do viêm thận, viêm bể thận, bác sỹ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, cũng như kiểm tra hệ tiết niệu và chức năng của thận, dựa theo kết quả của kháng sinh đồ sẽ lựa chọn kháng sinh để sử dụng;

–  Trường hợp tiêu buốt do bệnh xã hội lây qua đường tình dục, bác sĩ sẽ có hướng điều trị triệt để trước lúc sinh để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi.

Lưu ý khi điều trị hiện tượng tiểu buốt khi mang thai

Bên cạnh việc điều trị, thai phụ cũng cần chú ý:

+ Thay đổi thực đơn tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế tối đa nhóm thực phẩm cay nóng, chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…v.v.

+ Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa thăm khám hay chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng ngừa hiện tượng tiểu buốt khi mang thai

Để phòng tránh một cách hiệu quả chứng tiểu buốt khi mang thai cũng như có một thai kỳ khỏe mạnh, thai phụ cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục để tránh hiện tượng nhiễm trùng;

+ Tuyệt đối không nhịn tiểu khi cảm thấy buồn tiểu;

+ Uống đủ lượng nước mỗi ngày;

+ Trước và sau khi quan hệ tình dục nên đi tiểu;

+ Định kỳ 3 tháng thực hiện xét nghiệm nước tiểu 1 lần;

Button

Hy vọng với những kiến thức về hiện tượng tiểu buốt khi mang thai trên đây, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc cơ thể trong suốt quá trình thai kỳ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến hiện tượng tiểu buốt cũng như các vấn đề sản phụ khoa khác, bạn đọc có thể để lại câu hỏi tại chuyên mục tư vấn hoặc trực tiếp gọi đến đường dây nóng 0962.299.497 để được các bác sĩ và chuyên gia tư vấn một cách cụ thể và rõ ràng hơn.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC