Tìm kiếm [x]
X
livechat

Nguyên nhân và cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ em

Viêm da dị ứng ở trẻ em thường biểu hiện ra ngoài bằng những đám mụn nước tập trung trên nền da đỏ, phù nề và chảy nước, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Trường hợp dị ứng da ở trẻ em phát triển còn khiến da trẻ bị dày lên, bong tróc, khó chịu khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, vừa ảnh hưởng đến tâm lý của bố mẹ.

Nguyên nhân và cách điều trị viêm da dị ứng ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em là gì?

Viêm da dị ứng là một bệnh lý ngoài da rất phổ biến ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh, với nhiều mức độ bệnh khác nhau. Vì vậy bố mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức về nguyên nhân và cách chữa dị ứng da ở trẻ em để có hướng phòng tránh cũng như xử lý bệnh kịp thời, phù hợp và an toàn với trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em

Hơn 90% các bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Vì thế nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ em là do hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn rất non nớt, các chức năng của hệ thống tiêu hóa và gan cũng còn kém.

Nhất là trẻ sơ sinh, mới tạm biệt sự ấm áp và bảo vệ của cơ thể mẹ, cơ thể mới bắt đầu tiếp xúc cũng như học cách chống lại sự tấn công của các tác nhân kích thích, vì vậy, rất dễ bị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh.

Hơn nữa, việc vệ sinh kém hoặc thiếu khoa học cho trẻ sơ sinh như quấn tã thường xuyên 24/24, hạn chế cho trẻ tắm và vệ sinh, mặc quá ấm cho trẻ, không biết cách chọn đồ chơi an toàn về chất liệu cho trẻ chính là nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em tăng cao.

Mặt khác, một số trường hợp hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ, qua thời gian học được cách chống lại hoặc đáp ứng với các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, đến một lứa tuổi nhất định, trẻ lại rất nhạy cảm với sự xuất hiện của các tác nhân này mà dẫn đến các biểu hiện dị ứng.

Một nguyên nhân khác không thể không nhắc đến là yếu tố di truyền. Chẳng hạn như, cả cha và mẹ đều có tiền sử bị viêm da dị ứng hoặc các bệnh lý như hen suyễn… thì đứa trẻ sẽ có đến 80% xác suất mắc bệnh, trong khi xác suất này chỉ là 10% nếu bố mẹ không ai bị mặc bệnh cả.

Ngoài ra, một số độc tính, virus, mầm bệnh mà người mẹ nhiễm phải hoặc ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến phôi thai, khiến trẻ sinh ra gặp phải một số vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ.

Các loại viêm da dị ứng ở trẻ em

Các loại dị ứng da ở trẻ em gồm nhiều loại khác nhau, căn cứ vào nguyên nhân và mức độ phát triển của bệnh:

Trẻ bị viêm da dị ứng do thức ăn

Đây là phản ứng của cơ thể với một số chất có trong thức ăn – dị nguyên, chủ yếu là protein. Không dễ bị phân hủy như protease, cũng không dễ bị nhiệt độ làm biến tính, nên protein không dễ bị phân hủy mà lọt “nguyên xi” vào tế bào ruột hoặc máu.

Chính sự toàn vẹn này trở thành “vật lạ” với hệ miễn dịch, khi kết hợp với các IgE trong dịch tiết, trong máu có thể giải phóng các chất trung gian hóa học, đặc biệt là histamin, dẫn đến viêm da dị ứng ở trẻ em.

Viêm da dị ứng tiếp xúc

Làn da của trẻ rất mỏng, nhất là trẻ sơ sinh nên nguy cơ bị viêm da dị ứng tiếp xúc là rất cao. Đây là tình trạng da của trẻ bị kích ứng, dị ứng, viêm đỏ khi tiếp xúc với các chất, hoặc vật dụng nào đó.

Một số thủ phạm có thể là nguyên nhân bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên chú ý gồm có các loại quần áo, tã lót làm từ vải tổng hợp, các loại cỏ, thảm trải nền nhà, các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ, vật liệu ở đồ chơi trẻ em, bột giặt quần áo….

Dị ứng đường hô hấp

Tình trạng này kích thích và phát triển thông qua việc hít thở của trẻ nhỏ, các hạt rất nhỏ từ lông vật nuôi, bụi bẩn,… có thể xâm nhập qua đường mũi của trẻ, khiến trẻ bị chảy nước mũi, ngứa và đỏ sưng tại mắt…

Dị ứng đường hô hấp có thể khiến trẻ dễ mắc phải một số chứng bệnh khác như viêm tai, viêm xoang, viêm mắt….

Viêm da dị ứng ở trẻ em do dị ứng thuốc

Nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng với một số loại thuốc như vắc xin, kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống sốt có chứa aspirin.

Tình trạng dị ứng thuốc ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ bị dị ứng lại chưa phản ứng ngay mà mất một thời gian “ủ bệnh”….

Căn cứ vào giai đoạn phát triển mà bệnh biểu hiện ra bên ngoài với những triệu chứng khác nhau. Và dù loại nào thì bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em đều phát triển qua 3 giai đoạn gồm:

Giai đoạn cấp tính: Xuất hiện các nốt sẩn đỏ, da bị phù nề, ngứa ngáy khó chịu và có thể nổi mụn nước.

Giai đoạn bán cấp: Các thương tổn trên da phù ít hơn, giảm ngứa và bắt đầu khô.

Giai đoạn mãn tính: Da dày lên và bong vảy, vẫn còn ngứa và có hiện tượng lichen hóa.

Cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ em

Cách điều trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu cho thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm da dị ứng, phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở ý tế chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác mức độ bệnh cũng như hướng điều trị tốt nhất.

Tuyệt đối không được để cho tổn thương trên da bé phát triển quá nặng rồi mới đi khám bởi việc này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cũng như thẩm mỹ của đứa trẻ.

Dùng thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng cho trẻ cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ em bằng thuốc để đảm bảo an toàn, nhất là trẻ sơ sinh.

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh, bác sỹ có thể chỉ định các loại thuốc sau:

– Với trường hợp bệnh ở giai đoạn cấp tính thì có thể sử dụng dung dịch Jarish đắp lên thương tổn (2 – 3 lần/ngày) hoặc thuốc histamin để an thần và chống ngứa.

– Với trường hợp bệnh ở giai đoạn bán cấp thì có thể sử dụng hồ nước, kem kẽm, kem có corticoid, protopic, kháng histamin.

– Với trường hợp bệnh ở giai đoạn mãn tính thì có thể sử dụng thuốc mỡ corticoid, mỡ salicyle, protopic, mỡ kháng sinh hoặc kháng histaminđể an thần và chống ngứa.

Khi áp dụng cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần nhớ một số lưu ý sau:

– Tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào để chữa bệnh cho trẻ nhỏ, việc này có thể gây dị ứng, khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn.

– Tuân thủ sử dụng thuốc đúng theo đơn thuốc của bác sỹ chỉ định, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng thuốc hay đổi thuốc, ngưng thuốc mà không có ý kiến của chuyên gia.

– Khi bệnh đã giảm hay đã ổn định vẫn phải tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ để bệnh khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng loại corticoid nặng thì không nên bôi một loại thuốc quá 10 ngày và chỉ sử dụng kháng sinh có bội nhiễm.

– Bên cạnh đó phải đảm bảo chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý.

– Chú ý và thực hiện tốt khâu vệ sinh làn da của bé thật sạch sẽ. Nên sử dụng nước ấm để tắm cho bé, có thể pha loãng sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ vào nước.

Trên đây là một số chia sẻ và tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa da liễu tại phòng khám đa khoa Đông Phương cho các bậc phụ huynh về nguyên nhân cũng như cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ em. Hy vọng bài viết đem đến những thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh hay các vấn đề da liễu khác, bạn đọc vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 0962.299.497 để được tư vấn một cách cụ thể hơn.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC