Tìm kiếm [x]
X
livechat

Phụ nữ mang thai bị nấm da phải làm sao?

Bị nấm da khi mang thai khiến nhiều thai phụ hoang mang, lo lắng không biết phải làm sao và có gây ảnh hưởng tới thai nhi không… Cùng lắng nghe chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám da liễu Đông Phương qua bài viết dưới đây.

5 bệnh nấm da thường gặp

Cách trị nấm da đầu bằng đông y

Bị nấm da khi mang thai phải làm sao?

Bị nấm da khi mang thai phải làm sao?

Bị nấm da khi mang thai phải làm sao?

Giai đoạn mang thai chị em phụ nữ có những thay đổi về sắc tố da với dấu hiệu tăng sắc tố khu trú; thay đổi về mạch máu gây sung huyết phối hợp tăng sinh mạch, giãn tĩnh mạch, thay đổi về sinh lí… chính vì thế khả năng bị nấm khi mang thai trở nên cao hơn so với người bình thường. Các bệnh nấm da có thể mắc khi mang thai như: lang ben, hắc lào, nấm tóc, nấm da đầu…

Do đây là giai đoạn nhạy cảm nên việc điều trị bệnh nấm da với thai phụ cần hết sức cẩn trọng và chỉ nên dùng thuốc điều trị tại chỗ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Thuốc dùng trong như iltraconazol và fluconazol có tác dụng ức chế enzym C14 dimethylasae dẫn đến sự ức chế tổng hợp ergosterol ở thành tế bào đồng thời phá hủy màng tế bào chất của nấm nên có phổ kháng khuẩn mạnh, rộng. Sử dụng đường uống thuốc phân bố rất nhanh vào các cơ quan tổ chức đồng thời lại đi vào lớp thượng bì và tích lũy lại khá lâu. Mặc dù chúng chưa có thông tin đầy đủ về tác dụng với người mang thai như có thông báo về dị dạng bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ những bà mẹ khi mang thai có dùng fluconazol điều trị nấm da với liều cao nhưng tốt nhất thai phụ không nên dùng liều cao, không dùng kéo dài với những loại thuốc này.

Các loại thuốc chữa nấm tại chỗ hầu hết không độc hại với thai nhi nhưng trong quá trình điều trị chị em nên chú ý không dùng liều cao, không dùng trong thời gian dài và tránh để thuốc tiếp xúc với những nơi nhạy cảm như niêm mạc miệng, hầu, lưỡi… bởi điều này khiến thuốc có thể ngấm vào bên trong thông qua hệ mạch máu dưới da.

Nếu bị nấm da khi mang thai tốt nhất chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và có chỉ định phù hợp với từng người bệnh. Tại đây bác sĩ sẽ kê đơn với các loại thuốc có nồng độ thích hợp. Chị em nên điều trị trong liệu trình do bác sĩ ấn định và tránh bôi lên những chỗ nhạy cảm nếu không được chỉ định… Những việc làm này sẽ giúp chị em đạt được hiệu quả chữa trị cao đồng thời tránh được những ảnh hưởng không đáng có cho sức khỏe của thai nhi.

Hiểu được đặc điểm nhạy cảm của giai đoạn mắc bệnh, tại phòng khám Đông Phương hiện các bác sĩ đang áp dụng phương pháp Miễn dịch thẩm thấu đa chiều đông tây y kết hợp vật lí trị liệu giúp chị em nhanh chóng loại bỏ nấm da một cách an toàn, hiệu quả. Trong quá trình điều trị bác sĩ không chỉ dùng các loại thuốc dùng để bôi, rửa mà còn sử dụng máy móc hỗ trợ trị liệu như máy laser, máy sục rửa, máy xông hơi, để tăng hiệu quả của thuốc. Nhờ có sự kết hợp này mà giảm được gánh nặng của việc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, thành phần thảo dược tự nhiên của thuốc đông y cũng không gây kích ứng và dị ứng thuốc, an toàn đối với thai phụ. Sự kết hợp sử dụng máy móc hỗ trợ điều trị giúp thuốc sẽ thẩm thấu vào da nhanh chóng và khôi phục lại sức sống cho da.

Qua thực tế điều trị, cách chữa nấm da kết hợp đông tây y và vật lí trị liệu đã giúp nhiều bệnh nhân đến với Đông Phương thoát khỏi những rắc rối do nấm da gây nên. Sau trị liệu, không ít bệnh nhân đã gửi phản hồi tích cực về sự hài lòng ở kết quả điều trị cũng như tác phong làm việc, sự tận tâm của đội ngũ y bác sĩ và nhân viên nơi đây.

Bệnh nấm da ở trẻ em

Bệnh nấm bẹn ở nam giới

Cách phòng tránh bệnh nấm da ở phụ nữ

Dù bản chất bệnh nấm da không nguy hiểm nhưng chị em cũng nên biết những biện pháp để phòng tránh căn bệnh này, nhất là tránh để bị nấm da khi mang thai:

– Luôn vệ sinh da sạch sẽ sau khi vận động hoặc thời tiết nóng khiến mồ hôi ra nhiều.

– Thường xuyên giặt giũ chăn màn, chiếu, quần áo sạch sẽ để diệt trừ vi nấm gây bệnh.

– Không mặc đồ quá chật hoặc đồ ẩm ướt, tốt nhất nên chọn mặc các loại vải thông thoáng có khả năng thấm hút mồ hôi.

– Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh.

Với những trường hợp bị nấm da, muốn ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, chị em nên:

– Không gãi lên vùng da bị nấm bởi điều này sẽ khiến nấm lây lan và lở loét rất khó điều trị.

– Tắm bằng nước ấm trước rồi dùng khăn sạch lau khô và mặc quần áo sạch sẽ, nhẹ thoáng.

– Dùng thuốc bôi do bác sĩ chỉ định, không dùng thuốc của người khác, không tự ý dùng thuốc để tránh phản ứng phụ do thuốc gây ra.

– Ăn uống các chất dinh dưỡng có lợi đồng thời tránh ăn những thực phẩm dễ gây ngứa hoặc dị ứng như nhộng, tôm cua, xúc xích, sữa bò…

– Có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để quên cơn ngứa ngáy và phục hồi sức khỏe.

Nếu cần tư vấn thêm về vấn đề bị nấm da khi mang thai chị em có thể liên hệ trực tuyến hoặc gọi tới hotline 0962.299.497 để được chuyên gia của phòng khám Đông Phương giáp đáp tận tình, hữu ích.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC