Tìm kiếm [x]
X
livechat

Tại sao có mụn trứng cá bạn đã biết chưa?

Sự xuất hiện của mụn trứng cá thường là nỗi ám ảnh lớn đối với chị em chúng mình. Vậy bạn có biết tại sao có mụn trứng cá không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu để biết cách phòng ngừa và đối phó với vị khách không mời mà đến này nhé!

Mụn trứng cá hình thành như thế nào?

Mụn trứng cá là dạng bệnh lí ngoài da đặc trưng bởi tình trạng viêm khu trú vùng nang lông – tuyến bã. Cơ chế hình thành mụn là do sự liên quan của trực khuẩn kị khí gram dương Propionibacterium acnes, sự tăng tiết bã nhờn, sừng hóa (keratin hóa) bất thường của phễu nang lông và các loại phản ứng viêm. Điều kiện cần để mụn xuất hiện là sự tăng tiết bã nhờn và yếu tố then chốt đối với sự hình thành mụn là phản ứng viêm.

Tại sao có mụn trứng cá

Trước khi tìm hiểu tại sao có mụn trứng cá, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quá trình hình thành mụn:

– Ở lỗ chân lông có một tuyến tiết là chất nhờn, vào độ tuổi dậy thì tuyến này tiết ra nhiều chất nhờn và bị khô đọng lại trong lỗ chân lông kết hợp cùng vi khuẩn có trên da và tế bào da chết tạo thành một cái nút bít kín lỗ chân lông gây nên ổ viêm là trứng cá dạng màu trắng hoặc đen tùy thuộc vào nút ấy nghẹt nhiều hay ít.

– Nếu lỗ chân lông bị bịt kín, vi khuẩn P.acnes sẽ phát triển mạnh gây ngứa ngáy và tạo ổ viêm từ đó xuất hiện các loại mụn trứng cá tấy đỏ, thậm chí còn có mủ bên trong. Người bị nặng hơn sẽ nổi trứng cá thành từng cục mụn bọc có mủ lớn, nếu vỡ ra chúng sẽ lan thành các bọc mủ lớn hơn, ăn thông với nhau.

– Mụn trứng cá sẽ hình thành sẹo khi lỗ chân lông bị tiết chất nhờn lớn hơn hoặc mụn mủ vỡ đến khi lành sẽ để lại sẹo.

Mụn trứng cá có nhiều loại tổn thương khác nhau như: sẩn, mụn mủ, nhân mụn, cục… khu trú chủ yếu ở các vị trí tiết nhiều chất nhờn như lưng, ngực, mặt.

Tại sao có mụn trứng cá?

– Rối loạn nội tiết tố cơ thể

Rối loạn này chủ yếu do độ tuổi dậy thì, ngủ không đủ giấc, stress trong thời gian dài… vì lúc đó lượng progesterone giảm, lượng hormone tăng làm kích thích khả năng tiết bã nhờn trên da và hình thành mụn trứng cá.

– Hoạt động của tuyến bã nhờn mất cân bằng

Đây cũng là lí do giải thích tại sao có mụn trứng cá ở những người sở hữu làn da dầu. Tuyến bã nhờn của họ hoạt động mạnh nên chất nhờn tiết ra nhiều hơn mức bình thường, axit béo tự do được giải phóng làm lỗ chân lông bị bịt kín, kích thích biểu mô và gây ra mụn.

– Một số nguyên nhân khác

+ Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như: ăn thực phẩm không tốt cho sức khỏe khiến cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất, ruột và gan bị tắc nghẽn, sức đề kháng của cơ thể suy giảm

+ Chịu áp lực, thức khuya trong thời gian dài

+ Chăm sóc da, nặn mụn không đúng cách

+ Lạm dụng mỹ phẩm

+ Sống trong môi trường sống ô nhiễm, sử dụng nguồn nước bẩn

+ Thời tiết nóng ẩm, mồ hôi ra nhiều nhưng da không được vệ sinh sạch sẽ hoặc thiếu khô thoáng.

Mụn trứng cá bọc là gì

Phương hướng khắc phục mụn trứng cá

tai-sao-bi-mun-trung-ca-cham-soc-da-bi-mun-trung-ca

Cách chăm sóc da mặt khi bị mụn trứng cá

– Thực hiện chế độ chăm sóc da sạch sẽ, nhất là sau khi đi ra ngoài môi trường bụi bẩn hoặc sau lao động.

– Dùng nước sạch để vệ sinh da, khi rửa không nên chà xát mạnh, dùng khăn thấm khô da sau khi làm sạch.

– Người có làn da khô không nên dùng chất tẩy mạnh hay nước nóng để rửa mặt. Người có làn da nhờn cần vệ sinh da đều đặn để giảm lượng dầu bám trên da.

– Ngưng sử dụng mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da khi da bị mụn trứng cá

Nếu tình trạng mụn trứng cá có chiều hướng da tăng các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tham vấn hướng xử trí phù hợp. Khi có yêu cầu thực hiện điều trị, muốn đạt kết quả tốt nhất các bạn cần kiên trì thực hiện chỉ định của bác sĩ, tránh bỏ cuộc giữa chừng hay tự ý dùng thuốc khác.

Những chia sẻ trên đây hy vọng hữu ích và giúp các bạn tìm ra lí do tại sao có mụn trứng cá. Khi cần được hỗ trợ biện pháp tạm biệt nỗi ám ảnh này, đừng e ngại, hãy liên hệ hotline 0962.299.497 hoặc chát tư vấn trực tuyến cùng chuyên gia của Phòng khám đa khoa Đông Phương, tin rằng, nỗi lo của bạn sẽ được giải tỏa nhanh chóng.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC