Tìm kiếm [x]
X
livechat

Tìm hiểu viêm da dị ứng côn trùng và cách xử trí bệnh

Viêm da dị ứng côn trùng gây nên những triệu chứng khiến người bệnh hoang mang nhưng không phải ai cũng nhận biết chính xác căn bệnh này. Vậy đây là căn bệnh như thế nào và cần làm gì để xử trí?

Di Ung Con Trung

Dị ứng côn trùng.

Những biểu hiện của viêm da dị ứng côn trùng

Những người có làn da quá mẫn cảm do cơ địa thường rất dễ bị viêm da mẩn đỏ khi tiếp xúc với côn trùng. Triệu chứng ban đầu của bệnh cũng khá giống với các trường hợp bị viêm da kích ứng như đau rát, khó chịu, mẩn đỏ…. Cảm giác này sẽ ngày càng gia tăng, thương tổn ngày càng lan rộng cộng thêm sự xuất hiện của mụn nước.

Vị trí bị viêm da thường ngay tại vùng tiếp xúc với các chất do côn trùng tiết ra. Sau 6 – 12 giờ thương tổn sẽ sưng phù, kéo thành vệt dài giống như vết cào gãi, các mụn nước có kích thước 1-5mm không đều và nhanh chóng biến thành mụn mủ 2 – 3 ngày. Việc gãi ngứa sẽ khiến cho dịch tiết lan và thương tổn dễ lan rộng, ngứa dữ dội hơn, đôi khi sốt nhẹ; vùng nách, cổ, bẹn có thể nổi hạch.

Phân biệt viêm da dị ứng côn trùng với bệnh zona

Rất nhiều người nhầm lẫn viêm da dị ứng côn trùng với bệnh zona nên hệ lụy là điều trị sai hướng khiến bệnh ngày càng thêm trầm trọng. Vì thế người bệnh nên lưu ý sự khác biệt của 2 căn bệnh này:

– Nốt hồng ban của viêm da do dị ứng với côn trùng thường là các nốt hồng ban ở nhiều vị trí khác nhau và không có dấu hiệu báo trước. Bệnh zona thì ngược lại, các triệu chứng đều báo trước, ban đầu khu trú ở một vị trí rồi dần dần lan rộng.

– Thương tổn do viêm da khi dị ứng côn trùng ban đầu ngứa sau đó sưng phù và kéo dài giống như vết gãi, bề mặt có mụn nước rồi chuyển thành mụn mủ. Riêng zona, thì không gây ngứa mà sẽ tạo cảm giác đau nhức dữ dội trước khi xuất hiện mụn nước và thậm chí khi đã khỏi bệnh một số người vẫn cảm thấy đau tại nơi mọc mụn nước.

Khi bị viêm da dị ứng côn trùng nên xử trí thế nào?

Ngay thời điểm phát hiện ra tình trạng bị viêm da do dị ứng với côn trùng người bệnh tuyệt đối không được dùng xà phòng, muối hay chanh xát lên vùng da bị tổn thương mà hãy dùng nước muối pha loãng để sát khuẩn mỗi ngày 2 lần hoặc dùng nước sạch để làm trung hòa hóa chất gây bỏng do côn trùng tiết ra. Nếu những ngày sau thương tổn trở nên nặng nề hơn tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hướng xử trí phù hợp.

Thông thường để điều trị căn bệnh này các bạn sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc bôi làm dịu cảm giác trên da, nếu nhiễm khuẩn có thể sẽ cần tới việc dùng thuốc kháng sinh. Việc điều trị cần được diễn ra càng sớm càng tốt thì mới nhanh khỏi bệnh và không để lại sẹo xấu.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tái diễn bằng cách:

– Luôn mắc màn khi ngủ.

– Đóng kín cửa nhà để ngăn côn trùng  bay vào phòng theo ánh sáng

– Trước khi tắm nên kiểm tra quần áo, khăn mặt, bồn tắm xem có côn trùng bám ở đó không

– Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, phát quang các bụi cây rậm rạp, phun thuốc diệt côn trùng định kì

Viêm da dị ứng côn trùng không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời hoặc để biến chứng bội nhiễm sẽ khiến việc trị liệu sau đó gặp rất nhiều khó khăn, dễ để lại sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi chưa biết nên làm gì để thoát khỏi căn bệnh này bạn có thể gọi tới Hotline 0962.299.497 hoặc đến trực tiếp Phòng khám Đông Phương, nơi đây có những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu với kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn giỏi và tinh thần làm việc hết lòng vì người bệnh sẽ giúp bạn có được hướng tốt nhất để chăm sóc da hiệu quả.

 



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC