Cách chữa suy thận mãn tính hay cách điều trị suy thận, dấu hiệu suy thận và nguyên nhân gây suy thận mãn tính là gì? Bệnh suy thận thường có triệu chứng âm thầm do đó khi các dấu hiệu bị suy thận biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh đã ở giai đoạn cuối và các chức năng thận thường chỉ còn khoảng 10 15%, bắt đầu đe dọa tới tính mạng người bệnh. Vậy, suy thận mãn tính có chữa được không và cách chữa bệnh suy thận ở nam giới như thế nào?
Bệnh suy thận mãn tính ở nam giới
Theo y học, suy thận là hiện tượng suy giảm các chức năng của thận, khi mà cơ chế bài tiết những chất cặn bã không được triệt để sẽ dẫn tới sự tồn đọng các chất độc hại bên trong cơ thể. Bệnh suy thận có quá trình ủ bệnh lâu dài nhưng thường không có dấu hiệu rõ ràng do đó rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu.
Suy thận được chia làm 2 loại: suy thận cấp tính và suy thận mãn tính:
- Bệnh suy thận cấp tính: Triệu chứng này xảy ra một cách nhanh chóng, hình thành do nhiễm trùng, sự mất mát đột ngột của một lượng lớn máu, hoặc một tai nạn nghiêm trọng. Sự sụt giảm đột ngột trong chức năng thận thường chỉ ngắn ngủi nhưng đôi khi cũng có thể dẫn đến thương tổn thận trong lâu dài.
- Bệnh suy thận mãn tính: Suy thận mãn tính là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận, bệnh tiết niệu mãn tính, làm các chức năng thận giảm sút trầm trọng tương ứng với số lượng nephron của thận bị thương tổn dẫn đến xơ hóa và mất dần đi chức năng không hồi phục.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh suy thận mãn tính là tăng nitơ phi protein máu, mức lọc cầu thận giảm dần không hồi phục, rối loạn các chức năng nội tiết, rối loạn cân bằng nội môi của thận. Những triệu chứng này nặng dần tương ứng với việc giảm mức lọc cầu thận, cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, khi này hai thận sẽ mất đi chức năng hoàn toàn, đòi hỏi người bệnh phải điều trị chạy thận hoặc ghép thận để cứu vãn tình thế.
Nguyên nhân gây bệnh suy thận
Bệnh tiểu đường được xem là nguyên nhân gây bệnh suy thận hàng đầu tại Việt Nam.
Ngoài ra, tiểu đường còn gây ra rất nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như mắt, thần kinh, tim mạch, … Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng sẽ tỷ lệ thuận với số người tiểu đường có biến chứng suy thận càng cao.
Một số bệnh lý nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh suy thận như: nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao, viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu… có thể gây sốc nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận cấp. Nếu không được điều trị bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn suy thận mãn tính.
- Nguyên nhân gây bệnh suy thận do huyết áp cao. Hiện tượng huyết áp cao không được kiểm soát tốt ban đầu sẽ gây tiểu ra đạm, dần dần dẫn đến bệnh suy thận.
- Một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside; kháng viêm không steroid; thuốc kháng lao; thuốc cản quang; thuốc, hoá chất hỗ trợ điều trị ung thư; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc…cũng chính là nguyên nhân gây bệnh suy thận mà các bạn cần chú ý.
- Những nam giới bị Sỏi thận, viêm thận bể thận, trướng nước thận, … có khả năng bị suy thận mãn tính cao hơn những người bình thường khác.
- Nguyên nhân gây bệnh suy thận do tuổi tác: Theo kết quả nghiên cứu, nam giới tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị suy thận lớn.
- Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh suy thận còn do các chấn thương nặng, nhiễm trùng do côn trùng cắn, ngộ độc, dập nát cơ có thể…
- Một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng có ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến chức năng thận như ăn nhiều đường, muối, chất mỡ, chất đạm; ăn ít rau quả; hay stress; thuốc lá; ít vận động; môi trường ô nhiễm…
Dấu hiệu bị suy thận
Các triệu chứng của suy thận thường không được biểu hiện rõ ràng, nên người bệnh rất khó phát hiện. Đa số người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Có một số dấu hiệu bị suy thận mà bạn đọc cần chú ý, đó là:
Các thay đổi khi đi tiểu do thận tạo ra nước tiểu, vì vậy khi thận bị hỏng, có thể xuất hiện những thay đổi đối với nước tiểu như
Đi tiểu nhiều lần trong đêm
- Số lần đi tiểu hay lượng nước tiểu ít hơn thông thường, nước tiểu có màu tối.
- Nước tiểu có nhiều bong bóng và có bọt. Người bệnh cũng có thể có dấu hiệu bị suy thận như đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, nước tiểu có màu nhợt và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.
- Có thể đi tiểu ra máu.
- Người bệnh có thể cảm thấy căng tức hoặc đi tiểu khó khăn, đi tiểu buốt
Phù
Phù là một trong những dấu hiệu bị suy thận phổ biến.
Khi thận bị hỏng sẽ không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, chính vì thế mà các chất lỏng tích tụ trong cơ thể sẽ khiến cho người bệnh bị phù ở mặt, chân, cổ chân, bàn chân, hay tay…
Ngứa và phát ban ở da
Thận là cơ quan có nhiệm vụ loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của những chất thải này trong máu có thể gây ra những trận ngứa ngáy, dị ứng ở mức độ nặng.
Cơ thể mệt mỏi
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy, giúp cơ thể có năng lượng và khỏe mạnh.
Khi thận suy, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do đó, cơ thể người bệnh sẽ có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, vì thế nên các cơ và đầu óc của người bệnh sẽ mệt đi nhanh chóng. Triệu chứng này được gọi là thiếu máu.
Xuất hiện vị kim loại ở trong miệng, hơi thở có mùi amoniac
Sự tích tụ của những chất thải trong máu có thể khiến thức ăn có vị khác và khiến cho hơi thở có mùi. Người bệnh chán ăn, lâu dần sẽ giảm cân.
Người bệnh có cảm giác ớn lạnh
Thiếu máu do suy thận có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào người cũng lanh, ngay khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
Buồn nôn và nôn
Quá trình tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu cũng có thể gây ra tình trạng buồn nôn và nôn. Dấu hiệu bị suy thận này rất khó phát hiện vì nó dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, do đó người bệnh cần chú ý.
Thở nông
Sự khó thở của nam giới có thể có liên quan tới bệnh thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi. Thứ hai là chứng thiếu máu có thể khiến cơ thể người bệnh bị đói oxy và sinh ra chứng thở nông.
Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung
Dấu hiệu bị thận suy này cũng thường xuyên xuất hiện ở người bệnh suy thận. Thiếu máu liên quan đến suy thận làm cho não của người bệnh sẽ không được cung cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, chóng mặt, hoa mắt.
Đau chân và cạnh sườn
Một số nam giới khi mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay cạnh sườn .Bệnh thận đa nang có thể khiến cho các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, gây đau đớn.
Suy thận mãn tính có chữa được không
Suy thận mãn tính có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người đặc biệt là những nam giới đang mang trong mình căn bệnh nguy hiểm này. Không phải tự nhiên mà căn bệnh này được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng, mà bởi hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn chứng thận suy.
Tại sao suy thận mãn tính không thể chữa khỏi
Thận được cấu tạo bởi các nephron hay còn được gọi là các đơn vị chức năng thận. Mỗi quả thận cấu tạo khoảng 1 triệu nephron. Theo thuyết nephron cho rằng: hầu hết các chứng bệnh thận mãn tính đều có tổn thương nephron, thì chức năng thận còn lại là do những nephron nguyên vẹn đóng góp. Những nephron được coi là nguyên vẹn khi vẫn giữ được các chức năng của nó.
Khi có sự tổn thương ở các nephron, thì những nephron còn lại phải tăng cường hoạt động nhằm bù đắp cho sự giảm sút số lượng các nephron kia. Gánh nặng hoạt động bù đắp này chính là nguyên nhân gây ra sự xơ hóa và mất chức năng của những nephron bình thường. Do đó, theo thời gian, số lượng những nephron bị hư hỏng ngày càng nhiều. Đến một mức độ nào đó, những nephron còn lại sẽ không đủ để đảm bảo chức năng thận, làm xuất hiện các triệu chứng suy thận mãn tính. Quá trình cứ lặp lại như vậy làm tình trạng xơ hóa ngày càng tăng, dần dần làm mất chức năng của thận và cuối cùng dẫn tới suy thận mãn tính giai đoạn cuối, không thể chữa trị được.
Cách chữa suy thận mãn tính
Để tìm ra hướng điều trị suy thận phù hợp, người bệnh cần phải được chẩn đoán mức độ của bênh.
Phương pháp chuẩn đoán bệnh suy thận
Xét nghiện nước tiểu, máu, sinh thiết thận, siêu âm thận
Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định lượng hồng cầu, protein, độ năng của viêm cầu thận, đường thận không được hấp thu thải qua nước tiểu.
Xét nghiệm máu để xác định độ lọc cầu thận, công thức máu, hồng cầu, creatinin máu, độ suy thận, bạch cầu, tiểu cầu.
Siêu âm thận, ngoài việc phát hiện sỏi, nang thận, vôi thận, ứ nước, còn nhằm xác định độ teo thận, phân biệt tủy thận, vỏ thận còn tốt hay không
Sinh thiết thận để xác định mức độ tổn thương trong thận.
Ngoài ra người bệnh còn cần được kiểm tra huyết áp. Thông thường suy thận thường đi kèm với triệu chứng huyết áp cao.
Bệnh thận mãn tính không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, do đó các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng, mức độ bệnh cụ thể của từng bệnh nhân, để đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp, giúp bệnh nhân làm giảm và chậm lại các biến chứng do bệnh gây ra.
Cách chữa suy thận mãn tính dựa vào nguyên nhân
Khi xác định được các nguyên nhân gây suy thận, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý loại trừ chúng đi để làm chậm quá trình tổn thương thận. Thiệt hại cho thận có thể gây ra căng thẳng trên thận và tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi ngay cả khi đã loại trừ các nguyên nhân cơ bản như huyết áp cao, các chứng bệnh về đừơng tiết niệu…
Cách chữa suy thận mãn tính dựa vào biến chứng
Biến chứng suy thận có thể được kiểm soát giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Phương pháp chữa trị có thể bao gồm:
Điều trị để kiểm soát tình trạng huyết áp cao. Trường hợp này các sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc hạ thấp huyết áp, thường thuốc chuyển đổi enzyme – angiotensin (ACE ) hoặc các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II bảo toàn chức năng thận.
Loại thuốc điều trị tăng huyết áp này có thể làm giảm chức năng của thận, vì vậy người bệnh có thể xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.
- Thuốc giảm mức cholesterol: Bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên dùng thuốc statins làm giảm cholesterol. Nam giới bị suy thận mãn tính thường có mức cholesterol cao, và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
- Thuốc làm giảm sưng phù: Người bị suy thận mãn tính sẽ bị giữ lại dịch cặn trong cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng sưng phù ở mặt, tay và chân. Thuốc lợi tiểu có thể giúp người bệnh duy trì sự cân bằng dịch cặn trong cơ thể.
- Thuốc làm giảm bệnh thiếu máu: Trong một số tình huống nhất định, bác sĩ chuyên khoa có thể khuyên người bệnh nên bổ sung erythropoietin hormone nhằm kích thích sản xuất thêm các tế bào hồng cầu. Điều này có thể giúp người bệnh giảm mệt mỏi
- Chế độ ăn ít protein giảm thiểu các chất thải trong máu: Để giảm số lượng các công việc thận phải làm, các bác sĩ có thể đề nghị chế độ ăn uống ít protein cho bệnh nhân.
- Thuốc bảo vệ xương: Người bệnh suy thận mãn tính được bổ sung thêm canxi và vitamin D để ngăn chặn xương yếu. Bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc giảm lượng phosphat trong máu, làm tăng lượng canxi cho xương để giúp xương không yếu và dễ bị gãy xương.
Cách chữa suy thận mãn tính giai đoạn cuối
Khi triệu chứng suy thận mãn tính đã chuyển sang giai đoạn cuối thì chạy thận hoặc ghép thận chính là lựa chọn duy nhất để hỗ trợ cuộc sống của người bệnh.
Chạy thận: Chạy thận nhân tạo là phương pháp loại bỏ các chất thải và lượng dịch dư thừa trong máu khi thận không thể thực hiện được những chức năng này.
Có hai loại chạy thận:
Trong lọc máu, máu sẽ được bơm ra khỏi cơ thể vào máy hoạt động giống như một quả thận, để lọc chất thải ra khỏi máu, sau đó máu sẽ được bơm trở lại vào cơ thể.
Phương pháp chạy thận thứ 2 được gọi là thẩm phân phúc mạc. Chạy thận phúc mạc thực hiện dựa vào mạng lưới những mạch máu nhỏ của cơ thể, tất cả các sản phẩm chất thải và dịch dư thừa sẽ được đưa đến khoang bụng nơi mà dịch lọc máu hấp thụ chúng. Những dịch lọc máu sau đó sẽ được bơm ra khỏi cơ thể, và mang theo các chất thải, dịch dư thừa ra.
Ghép thận
Phẫu thuật ghép thận chính là việc đặt một quả thận khỏe mạnh từ một nhà tài trợ khác vào bên trong cơ thể của người bệnh thay thế cho quả thận bị bệnh. Thận được cấy có thể đến từ các nhà tài trợ sống hoặc các nhà tài trợ đã chết.
Thuốc điều trị suy thận mãn tính
Thuốc điều trị suy thận mãn tính cũng chỉ có tác dụng làm chậm lại các biến chứng của bệnh, góp phần giúp người bệnh giảm bớt đau đớn, khó chịu.
Một số bài thuốc điều trị suy thận mãn tính được nhiều người bệnh áp dụng:
Bài thuốc điều trị suy thận mãn tính 1
Nguyên liệu: chè bán hạ, thục phụ tử, đại hoàng mỗi loại 12g; chế hậu phác, gừng tươi mỗi loại 10g; trạch tả, mẫu lệ 30g, trần bì 8g, hắc sửu, bạch sửu mỗi loại 15g
Cách thực hiện: đem các vị thuốc nấu lên mỗi ngày 1 thang và uống hết trong ngày, thực hiện liên tục đến khi xét nghiệm nước tiểu trở lại bình thường.
Thuốc điều trị suy thận mãn tính bài 2
Nguyên liệu: Hai quả thận heo, lộc giác sương 50g, bào ngư 50g, đỗ trọng 50g, hải mã 50g, thổ phục linh 200g, sinh địa 50g, đông trùng hạ thảo 50g, tiên tinh tì 120g, sa nhân 50g.
Cách thực hiện: đem xay tất cả các vị thuốc tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10g với nước. Uống liên tục trong 3 tháng.
Điều trị bệnh suy thận mãn tính bằng bài thuốc 3
Nguyên liệu: lá sen 12g, sơn tra 30g
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu này, sắc với nước, chia ra uống thay trà trong ngày; liên tục 7 ngày.
Bài thuốc điều trị suy thận mãn tính 4
Nguyên liệu: Đậu rựa 30g, đường đỏ 20g, gừng tươi 3 lát
Cách thực hiện: Đậu rựa để liền cả vỏ, gừng tươi, sắc với 500ml nước, đun còn 200ml, bỏ bã, hòa đường đỏ vào, uống trong ngày chia 2-3 lần; dùng liên tục 1 tuần.
Thuốc điều trị thận suy mãn tính 5
Nguyên liệu: nhự 30g, lô căn (rễ sậy) 30g, trúc
Cách thực hiện: sắc các nguyên liệu trên với 500ml nước, đun còn 200ml, chắt lấy nước, uống trong ngày chia 2-3 lần; sử dụng 5 ngày liên tục.
Người bệnh cần chú ý, không được tự ý mua thuốc về nhà sử dụng, bởi áp dụng bài thuốc điều trị suy thận mãn tính còn phải dựa vào tình trạng và mức độ của bệnh ở mỗi người, tránh dùng sai thuốc, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khiến bệnh nặng hơn, nguy hại cho sức khỏe.
Với những thông tin hữu ích ở trên hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh suy thận mãn tính và cách chữa bệnh suy thận ở nam giới.
Phòng khám nam khoa Đông Phương với đội ngũ chuyên gia nam khoa, y bác sỹ chuyên nghiệp, nổi tiếng, có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, kỹ thuật chuyên nghiệp, kinh nghiệm lâm sàng phong phú, vận dụng linh hoạt các khái niệm y tế hiện đại khoa học nhất trong thực tiễn lâm sàng, trực tiếp thăm khám bệnh, chỉ định các phương án chuẩn đoán điều trị hợp lý nhất, là một trong những cơ sở y tế điều trị bệnh đi tiểu nhiều hiệu quả, được hàng nghìn người bệnh tin tưởng và đánh giá cao. Liên hệ hotline 0962.299.497 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc quý khách sức khỏe và hạnh phúc!