Tìm kiếm [x]
X
livechat

Vảy nến thể mủ, những lưu ý không thể bỏ qua

Vảy nến thể mủ là một dạng của bệnh vảy nến, có thể biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này để tránh những tình huống mắc phải sai lầm dẫn đến những hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Nhận diện vảy nến thể mủ

Thương tổn của bệnh thường là những mảng màu hồng, hình tròn hay bầu dục, bề mặt có vẩy màu trắng như xà cừ, xếp chồng lên nhau. Vị trí khu trú phổ biến của vẩy nến mủ là ở da đầu, đầu gối, cùi chỏ… xuất hiện trên da các mụn nhỏ đơn lẻ màu đỏ sau đó chúng nhanh chóng tập hợp lại thành đám mủ trên bề mặt da, vỡ ra gây đau nhức, bội nhiễm.

Vảy nến thể mủ gồm 2 loại: vảy nến mụn mủ toàn thân và vảy nến mụn mủ lòng bàn chân hoặc bàn tay. Dạng toàn thân có thể khởi phát đột ngột hoặc xuất hiện với ở người đã bị vẩy nến thể khớp. Triệu chứng lâm sàng của bệnh chủ yếu là sốt cao đột ngột, mệt mỏi, có các đám đỏ trên da, nổi mụn mủ đường kính 1 -2 mm gây cảm giác rát bỏng. Mụn mủ vỡ sau khoảng vàu bfaft rồi đóng vảy tiết, róc vẩy, khô đỏ da.

Vay Nen The Mu 1

Các giai đoạn của bệnh vảy nến mủ:

– Khởi phát

+ Gây nên các cơn sốt kéo dài

+ Da toàn thân đỏ ửng sau ngày đầu tiên bị sốt, có cảm giác nóng rát da

+ Ban đỏ trên da lan khắp toàn thân, gây mệt mỏi

– Hình thành mủ

+ Bắt đầu hình thành các mụn mủ màu trắng sữa trên da

+ Da tại phần tổn thương có xu hướng mỏng hơn da lành

+ Nốt mụn mủ mọc rải rác hoặc mọc thành từng đám, tập hợp lại thành vùng có đường kính 1 – 3cm, dễ vỡ.

+ Sung huyết da

– Hình thành vảy khô

+ Sau vài ngày, mụn sẽ vỡ ra, tiết dịch và đóng vảy khô

+ Da bong tróc vảy, khi sờ vào cảm giác rát và gồ ghề

Những trường hợp bệnh vảy nến thể mủ không được điều trị thì các đợt mụn mủ mới sẽ nhanh chóng xuất hiện và biến chứng thành vảy nến thể khớp hoặc đỏ da toàn thân, khớp cứng và biến dạng khiến người bệnh đau đớn, khó khăn trong vận động.

Chẩn đoán vảy nến thể mủ

Người bệnh thường rất khó nhận diện chính xác bệnh nên vảy nến thể mủ chỉ có thể được bác sĩ chẩn đoán chính xác khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như:

– Xét nghiệm máu

Kết quả xét nghiệm máu cho thấy lượng bạch cầu tăng lên thì khả năng đã bị bệnh vảy nến mủ. Hoặc tốc độ lắng đọng máu cao cũng có thể đưa ra kết luận về bệnh.

– Cấy máu

Cho kết quả âm tính

Xử trí với vảy nến thể mủ

Vảy nến mủ tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh vì thế dễ gây ra lo lắng từ đó làm suy giảm hệ thống miễn dịch và bệnh có cơ bùng phát mạnh mẽ hơn. Vì thế người bệnh cần được điều trị vảy nến thể mủ bởi bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Điều đáng nói là bệnh có thể kéo dài và liên tục tái phát, vì thế cần có sự phối hợp trị liệu kiên trì, chặt chẽ giữa người bệnh và thầy thuốc thì mới sớm tìm ra phương pháp tối ưu.

Đặc biệt, người bệnh không nên tự ý chữa trị theo bất kì phương pháp nào bởi việc làm này rất dễ làm bệnh nặng hơn, khiến cho việc trị liệu sau đó trở nên khó khăn và tốn kém hơn nhiều. Đây là một thực tế rất phổ biến, nhiều bệnh nhân vì tâm lý có bệnh vái tứ phương nên mù quáng thực hiện các biện pháp dân gian, đắp lá dẫn đến bội nhiễm, nhiễm trùng vô cùng khó khắc phục, thậm chí còn đe dọa tính mạng.

Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Da Liễu Đông Phương khuyến cáo bệnh nhân mắc vảy nến thể mủ cần giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh mỗi ngày để loại bỏ viêm nhiễm, cân bằng cuộc sống sinh hoạt, giữ tâm lý thoải mái, dưỡng ẩm khoa học… và thực hiện nghiêm túc chỉ định của thầy thuốc để sớm đạt được những chuyển biến trị liệu tích cực. Khi cần bất cứ sự hỗ trợ y tế nào, hãy liên hệ ngay hotline 0962.299.497 để được bác sĩ của phòng khám da liễu uy tín Đông Phương giúp đỡ tận tình.

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC