Bị dị ứng da uống thuốc gì là một vấn đề cần được quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trị liệu nói riêng và sức khỏe nói chung. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều này để tránh được những hệ lụy không đáng có do dùng sai thuốc gây ra.
Dị ứng da uống thuốc gì?
Thuốc chống dị ứng được dùng với mục đích chống lại hoặc đối kháng lại quá trình quá mẫn của cơ thể đối với các dị nguyên. Khi sử dụng thuốc sẽ ức chế sự tác động của chất trung gian gây dị ứng là histamine. Các loại thuốc uống dùng để điều trị dị ứng da chủ yếu là thuốc kháng histamin như Citirizine, Dometin, Desloratidin, Loratin… và:
– Thuốc Chlorpheniramin
Loại thuốc này có tác dụng chống dị ứng nên được dùng để trị các bệnh dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm mũi… Người bị suy hô hấp, mắc bệnh phổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc này.
– Thuốc Fexofenadin
Thuốc được chuyển hóa từ hoạt chất của terfenadin nên đem lại tác dụng trong thời gian dài. Đặc biệt, thuốc không chuyển hóa qua gan nên ít gây tương tác thuốc và có thể dùng cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ.
– Thuốc Loratidine
Đây là nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng chống lại các triệu chứng phản ứng dị ứng. Thuốc chuyển hóa qua gan bởi hệ thống men cytochrome P450 nên không dùng cho những người bị suy gian, trẻ nhỏ nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài nhóm thuốc kháng histamin đã nói trên đây dị ứng da uống thuốc gì cũng cần cân nhắc việc sử dụng Corticoid đường uống. Đây là nhóm thuốc được bào chế dạng viên hoặc dung dịch có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng. Nhược điểm lớn nhất của thuốc là gây ra nhiều tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn, làm trầm trọng hơn bệnh cao huyết áp, chỉ được phép sử dụng trong thời gian ngắn… vì thế người bệnh chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Lời khuyên khi sử dụng thuốc uống chống dị ứng da
– Một số loại thuốc không nên dùng ban ngày vì chúng dễ thấm vào thần kinh trung ương, gây buồn ngủ từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, nhất là khi lái xe nếu uống thuốc sẽ vô cùng nguy hiểm.
– Tránh dùng với bệnh nhân tim mạch vì một số loại thuốc thế hệ 2 có thể khiến tim tự nhiên ngừng đập sau một chu kỳ từ đó làm thiếu máu cơ tim.
– Chú ý các biểu hiện ngộ độc thuốc do quá liều như: khô miệng, nháy mắt liên tục, người nóng ran như hòn than, da đỏ rực như thịt bò, phát cuồng như kẻ mất trí. Vì thế cần lưu ý dị ứng da uống thuốc gì với nhóm thế hệ 2 chỉ nên với liều lượng1 viên/ ngày và không quá 4 viên/ ngày.
– Không trộn nhiều loại thuốc chống dị ứng khác nhau vì chúng đều có chung một cơ chế tác động là tranh chấp vị trí tác động với chất trung gian hóa học gây dị ứng histamine. Cơ chế này chỉ phụ thuộc vào nồng độ chất đó cao hay thấp chứ không phụ thuộc vào có nhiều hay ít loại thuốc. Do đó việc dùng đồng thời nhiều loại thuốc chống dị ứng không tăng hiệu quả chữa trị mà ngược lại còn tạo gánh nặng tới gan, thận từ đó ảnh hưởng đến chức năng thải độc của các cơ quan này khiến bệnh càng nặng hơn.
– Không dùng chung thuốc chống dị ứng với thuốc trị nấm như itraconnazole, ketoconazole… vì rất dễ gây ngộ độc thuốc.
– Thuốc chống dị ứng, nhất là nhóm thuộc thế hệ 1 như clopheniramin cần hạn chế dùng với trẻ em vì nó thấm vào thần kinh trung ương ở não, làm ức chế sự phát triển của não bộ và ảnh hưởng tới quá trình hình thành tư duy ở trẻ. Những trẻ đang độ tuổi đến trường, thuốc sẽ làm giảm khả năng tập trung, khả năng tiếp nhận, khả năng tư duy và hệ lụy là giảm sút hiệu quả học tập.
Những chia sẻ trên đây chỉ mang tính tham khảo mà thôi, người bệnh cần lưu ý rằng dị ứng da uống thuốc gì cũng cần chẩn đoán chính xác bệnh trước khi dùng thuốc và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa. Các bạn cũng có thể đến trực tiếp Phòng khám đa khoa Đông Phương để được các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp sao cho đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.