Tìm kiếm [x]
X
livechat

Mang thai 3 tháng đầu bị ngứa âm đạo có sao không?

Rất nhiều thai phụ gặp phải tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu khiến chị em không khỏi khó chịu. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai là gì? Ảnh hưởng của nó cũng như cách điều trị ngứa âm đạo như thế nào để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi 3 tháng đầu? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin được cung cấp ở bài viết dưới đây.

Ngứa âm đạo sau quan hệ

Ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối

Ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu

Ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu
Ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu

Ngứa âm đạo khi mang thai ngày càng phổ biến và trở thành một trong những nỗi lo sợ hàng đầu của chị em thai phụ. Tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu khá nhạy cảm, nếu thai phụ không trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết cho mình thì có thể hiểu sai, chủ quan dẫn đến điều trị không kịp thời, không đúng cách dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Vậy chị em hãy cùng tham khảo thêm các nội dung dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Nguyên nhân ngứa âm đạo khi mang bầu 3 tháng đầu

Tình trạng ngứa âm đạo khi mang bầu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân ngứa âm đạo khác nhau, có thể kể đến như:

–  Do sự thay đổi độ pH tại vùng âm đạo, âm hộ khi mang thai, môi trường quá kiềm rất dễ dẫn đến viêm nhiễm và gây ngứa.

–  Do tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai. Hiện tượng này khiến làn da của thai phụ trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài (như cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da, thời tiết nóng bức…) và tăng tiết mồ hôi, làm xuất hiện rôm sảy. Cơn ngứa thường xuất hiện tại những vùng kẽ, nếp gấp da như vùng bẹn và vùng mu, dưới háng, môi lớn…

–  Do viêm nang lông trong thai kỳ, xuất hiện tại những vùng có lông ở bộ phận sinh dục và không do vi trùng,  thường xuất hiện từ từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 của thai kỳ.

–  Do sự rạn da khi căng giãn quá mức xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ. Những cơn ngứa thường xuất hiện tại vùng háng và vùng mu, có đến 20% thai phụ gặp phải tình trạng này.

Bị ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

Ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
Ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

Đa phần nữ giới khi mang thai đều gặp phải tình trạng ngứa âm đạo, tuy nhiên nguyên nhân ngứa âm đạo cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh là khác nhau. Có những trường hợp tình trạng ngứa không kèm theo bất cứ triệu chứng nào và ở mức độ nhẹ thì có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Chị em bị ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có thể khắc phục tình trạng ngứa bằng một số cách điều trị ngứa âm đạo sau đây (nếu mức độ bệnh nhẹ và không kèm theo hiện tượng nào):

+  Tùy vào sự nhạy cảm nhiệt độ ở mỗi người mà tắm với nước ấm hoặc nước mát (chú ý không quá lạnh) để giảm ngứa.

Có thể nhỏ vài giọt tinh dầu trà trong nước tắm cũng có tác dụng giảm ngứa và giảm rôm sảy.

+  Nếu nguyên nhân ngứa âm đạo là do sự thay đổi độ pH trong âm đạo thì có thể khắc phục ngứa bằng cách ngâm rửa vùng sinh dục bằng các thuốc vệ sinh phụ nữ thông thường và giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng.

Lưu ý không dùng các dung dịch có nồng độ xút cao, nhiều bọt hay các loại xà phòng.

+  Bôi thuốc dạng kem hay lotion có chứa oxit kẽm để giúp vùng kín dịu da và giảm ngứa.

+  Sử dụng một số loại kem làm mềm, làm ẩm da tại chỗ hoặc toàn thân như aloe vera gel, dầu thầu dầu (không có Hexane)… để làm dịu và làm mềm da, giúp giảm ngứa.

Lưu ý không sử dụng các sản phẩm có chứa dầu khoáng.

Bên cạnh đó, nên lưu ý thực hiện kết hợp những điều sau để làm giảm hiệu quả tình trạng viêm ngứa, cụ thể:

–  Không mặc các loại quần áo bó sát mà nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát, bằng vải cotton (nhất là đồ lót);

–  Hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng cũng như những nơi nóng bức;

–  Hạn chế tối đa việc cào gãi, việc này khiến cơn ngứa tăng lên, thậm chí gây viêm nhiễm nặng nề hơn;

–  Bổ sung thêm dầu oliu chưa tinh luyện và các vitamin cần thiết cho cơ thể vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày như axit Linoleic (cá mòi, dầu hạt lanh..), vitamin A (gan, trứng, dầu cá..), vitamin D (các sản phẩm từ sữa, cá biển..)…

–  Uống nhiều nước và giảm các thực phẩm ngọt, nhiều đường.

Ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu – Khi nào cần đi khám?

Tuy nhiên, nếu mức độ ngứa âm đạo của bạn nặng, đi kèm một số triệu chứng đặc biệt như:

– Những cơn ngứa ngày càng tăng, dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm;

– Vùng kín sưng đỏ và có cảm giác bỏng rát;

– Ra nhiều khí hư có mùi hôi khó chịu, chuyển màu sang trắng đục hoặc ngả vàng;

– Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần.

Lúc này, thai phụ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám cũng như thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân ngứa âm đạo. Căn cứ vào kết quả thăm khám cũng như tình trạng sức khỏe của thai phụ, bác sỹ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

Chị em cần nhớ rằng, dù là vấn đề phụ khoa nào thì cũng cần tuần thủ  nghiêm túc chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay tự điều trị để tránh những ảnh hưởng cho bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi.

Cách phòng tránh ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu

Ngứa âm đạo khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó, thậm chí có thể biến chứng gây nguy hiểm đến quá trình sinh con. Hơn nữa, việc điều trị tình trạng ngứa âm đạo, ít nhiều cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi, nhất là điều trị bằng thuốc.

Chính vì vậy, biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé là phòng tránh trước tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai. Để phòng tránh tình trạng này, chị em cần lưu ý:

Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày, lưu ý chỉ rửa bên ngoài chứ không nên tự ý thụt rửa sâu.

Khi vệ sinh vùng kín, lưu ý nên vệ sinh từ trước ra sau để hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn từ hậu môn lây lan lên, khi sử dụng vệ sinh lau vùng kín cũng như vậy.

Tránh sử dụng các loại xà phòng, dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính tẩy rửa mạnh hay chất khử mùi khi vệ sinh vùng kín để tránh làm thay đổi môi trường âm đạo, khiến các loại nấm dễ phát triển.

Lựa chọn trang phục, nhất là đồ lót rộng rãi, thông thoáng, tốt nhất là nên chọn loại 100% cotton thấm hút tốt để giúp vùng kín khô thoáng, không nóng ẩm.

Thay đồ lót 1 – 2 lần/ ngày, khi giặt cần để riêng đồ lót và phơi ngoài nắng để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống để nâng cao sức đề kháng, chống lại vi khuẩn và nấm bằng cách tăng cườngrau xanh, trái cây, uống nhiều nước, giảm thực phẩm ngọt, giảm đường…

Bà bầu bị ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng có thể mắc phải một số viêm nhiễm nào đó, vì thế không nên chủ quan mà nên đi khám ngay để có hướng xử lý kịp thời.

Nếu chị em còn vấn đề nào cần giải đáp về vấn đề ngứa âm đạo khi mang thai cũng như các vấn đề phụ khoa khác, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi qua tổng đài 0962.299.497 để được giải đáp và tư vấn cụ thể hơn.

Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC