Bị dị ứng da khi mang thai khiến thai phụ khó chịu, lo lắng sự ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bản chất căn bệnh này có nguy hiểm không và do đâu mà có chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây.
Tại sao bị dị ứng da khi mang thai?
Dị ứng da là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch khi nó chịu ảnh hưởng của một chất vô hại nào đó trong môi trường. Thời gian mang thai hoạt động của các cơ quan cũng như sự chuyển hóa các chất trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt là những biến đổi về nội tiết. Đây chính là lí do khiến cho mẹ bầu dễ bị dị ứng da khi mang thai. Cụ thể như sau:
Dị ứng da khi mang thai
– Sự tăng trưởng của tử cung: Điều này khiến cho da bị giãn ra, khô hơn và dễ bị ngứa ngáy như dị ứng.
– Gia tăng hormone estrogen
– Tiền sử da khô, mắc chàm bội nhiễm hoặc dị ứng thực phẩm
– Ứ mật trong gan: Tình trạng này khiến cho mật lưu thông kém, bị ứ lại và hệ lụy là da khô, ngứa, kích ứng.
Bên cạnh những nguyên nhân chính này thì hiện tượng đổ mồ hôi nhiều, mắc bệnh trĩ, rạn da quá mức… cũng có thể khiến mẹ bầu bị dị ứng da.
Các dạng dị ứng da khi mang thai
Khi bị dị ứng da trong quá trình mang thai mỗi mẹ bầu sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Có người bị ở lòng bàn chân, bàn tay với hiện tượng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ nhưng lại có người ngứa và nổi ban toàn thân. Đặc biết sau khi tắm xong hoặc trước khi đi ngủ hiện tượng dị ứng da có khả năng bùng phát dữ dội hơn. Các dạng dị ứng da khi mang thai chủ yếu bao gồm:
– Dị ứng da do mề đay, sẩn ngứa (PUPPP)
Tình trạng này khiến bề mặt da bị phát ban màu đỏ, nổi thành mảng sẩn mề đay rộng trên bụng gây nên cảm giác ngứa rất khó chịu. PUPPP thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc sớm hơn. Tình trạng dị ứng này phổ biến hơn vớ những mẹ bầu mang thai lần đầu hoặc mang thai song sinh.
Khởi phát các nốt mề đay chủ yếu ở bụng, nhất là vùng da bị rạn sau đó có thể lan ra mông, lưng, đùi nhưng thường không xuất hiện ở mặt, cổ, bàn tay hay bàn chân. Hiện tượng này không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Nó thường biến mất trong một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh.
– Dị ứng da do phát ban hoặc sẩn ngứa
Nếu gặp phải tình trạng này mẹ bầu sẽ thấy trên da xuất hiện các ban nhỏ giống như vết bọ cắn nhưng sau đó chúng gây ngứa khiến thai phụ gãi và ban lan rộng ra. Mẩn ngứa thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba trên chân, tay hoặc thân trên. Nó có thể kết thúc sau khi sinh hoặc kéo dài đến vài tháng, dễ tái phát ở lần mang thai sau.
Dị ứng da khi mang thai có nguy hiểm không?
Không phải mẹ bầu nào cũng bị dị ứng da khi mang thai nhưng nó khá phổ biến. Tuy nhiên thai phụ không nên quá lo lắng vì hầu hết trường hợp đều không gây nguy hiểm gì cho mẹ hay bé. Điều đáng nói nhất là hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, ăn – ngủ, trạng thái cảm
Trong tình huống dị ứng gây nổi mẩn ngứa ở mức độ nặng kèm theo khó thở, sưng mắt hoặc môi, ngứa không thể chịu được thì mẹ bầu nên sớm gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn. Mặt khác, một số nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên thai phụ không nên chủ quan.
Đối với việc sử dụng thuốc chống dị ứng da khi mang thai cần hết sức cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Để tránh mắc phải sai lầm khi xử trí căn bệnh này các mẹ bầu có thể gọi tới hotline 0962.299.497 hoặc click vào box chát trên website của Phòng Khám Da Liễu Đông Phương, các chuyên gia hàng đầu sẽ nhanh chóng có mặt để giúp thai phụ yên tâm, trị liệu tích cực những triệu chứng do bệnh gây ra.