Dị ứng da mùa đông gây nên những cơn ngứa vô cùng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí của người bệnh và khiến họ bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy căn bệnh này xảy ra với ai và phải làm sao để khắc phục, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ai dễ bị dị ứng da mùa đông?
Dị ứng da mùa đông
Dị ứng da vốn là căn bệnh rất dễ trở thành mãn tính, có thể xảy ra với ai vào bất kì thời điểm nào, đặc biệt là mùa đông. Căn nguyên chính khiến cho nhiều người bị dị ứng da mùa đông là do độ ẩm trong không khí thấp trong khi khả năng tiết mồ hôi và các chất hữu cơ của da giảm hẳn. Cho đến lúc đạt tới giới hạn an toàn của cơ thể, da không căng giãn thêm đồng thời không thể tiết mồ hôi và các axit hữu cơ để bảo vệ da. Điều này khiến cho lớp biểu bì ngày càng mỏng đi, mất đàn hồi, da bị khô, nứt, nẻ và ngứa ngáy.
Mặt khác, vào mùa đông, cơ thể không kháy nước nhiều nên nhiều người quên uống nước, cơ thể không được bổ sung nước đầy đủ nên da thiếu ẩm, khô, ngứa. Một điều đáng nói nữa là thời tiết lạnh mùa đông khiến mọi người có thói quen dùng lò sưởi, tắm nước nóng khiến cho da khô, ngứa, đây cũng là cơ hội cho bệnh dị ứng da phát sinh.
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh dị ứng da vào mùa đông dễ phát sinh với những người có cơ địa nhạy cảm, không kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, của nhiệt độ và người có sức đề kháng kém. Ngoài ra, người mắc các chứng bệnh liên quan đến virus như viêm khớp, viêm gan, HIV… cũng dễ mắc chứng bệnh này.
Khắc phục dị ứng da mùa đông bằng cách nào?
Người bị dị ứng da mùa đông sẽ thấy trên da xuất hiện những mảng sẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy, càng gãi chúng càng lan rộng và ngứa dữ dội hơn. Nếu gãi quá nhiều sẽ làm trầy xước da khiến nguy cơ nhiễm trùng da tăng lên. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, tuy dị ứng da vào mùa này tương đối dễ phát hiện nhưng lại khá phức tạp trong điều trị vì khó xác định nguyên nhân. Bởi vậy để hạn chế tình trạng bệnh tái phát thì những người từng bị căn bệnh này giữ ấm, tránh tiếp xúc với lạnh.
Thêm vào đó, khi ra ngoài đường, người bệnh cần chú ý che chắn cẩn thận, khăn quàng che cổ, đeo khẩu trang, đi găng tay đi tất, đội mũ ấm… Nếu trên da xuất hiện các mảng sẩn, phù cần hạn chế gãi, chà xát mạnh. Người bệnh có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh, tránh tắm nóng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, tránh các hoạt động nặng hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi.
Với những trường hợp da khô gây dị ứng người bệnh cần đặc biệt chú ý giữ ẩm cho da, bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, không gãi để tránh làm vùng dị ứng lan rộng. Massage da mặt thường xuyên sẽ giúp lưu thông máu dễ dàng, giảm được triệu chứng ngứa trên da. Bên cạnh đó, các việc làm sau cũng cần chú ý thực hiện:
– Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì nên dùng gang tay bảo hộ.
– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch, đảm bảo sự cân bằng cho cơ thể.
– Không tắm nước quá nóng để tránh làm tổn hại da, khiến da mất đi lớp bảo vệ vốn có.
– Không ở quá lâu trong phòng có điều hòa nhiệt độ nóng.
– Vận động vừa phải, tập thể thao để cơ thể tiết mồ hôi giúp da mịn màng hơn.
Dị ứng da mùa đông không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có trường hợp dẫn tới suy hô hấp, khó thở, tụt huyết áp… vì thế nếu nó làm phiền bạn và tái phát thường xuyên, hãy cẩn trọng theo dõi để kịp thời phát hiện và xử trí tình trạng này. Mọi sự hỗ trợ về y tế, khi cần thiết, hãy liên hệ ngay tới bác sĩ của Phòng Khám Da Liễu Đông Phương theo hotline 0962.299.497 để được giúp đỡ tận tình.