Tìm kiếm [x]
X
livechat

Nấm mòng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện bệnh nấm móng?

Có khi nào bạn thắc mắc nấm móng là gì chưa? Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều người cùng chung băn khoăn ấy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có lời giải đáp nhé!

Bệnh nấm móng là gì?

nam mong la gi_01

Nấm móng ở tay, nấm móng chân

Nấm móng (nấm da unguium) là thể nấm gây bệnh ở cả móng tay và móng chân, do mầm bệnh là các nấm ký sinh dưới lớp móng lâu ngày khi gặp môi trường ẩm ướt phát triển nên. Nói cách khác bệnh nấm móng là gì, nó là hiện tượng móng chân hoặc móng tay bị nhiễm trùng, trở nên mỏng hơn và xuất hiện những đốm màu trắng hoặc màu vàng. Nấm móng thường phát triển nhiều hơn ở bàn chân, nhất là móng chân cái sau đó lan sang các ngón khác.

Nguyên nhân nào gây nên nấm móng?

Bệnh nấm móng do vi khuẩn, vi nấm gây nên, trong đó thường gặp nhất là nấm sợi Trichophyton, dermatophytes, candida, nấm hoại thư sinh hơi… Vi nấm này gây ra các tổn thương ở vùng da có nhiều chất sừng, có khả năng lây lan rất nhanh. Thời tiết nóng ẩm mùa hè là điều kiện và môi trường thuận lợi cho bệnh xuất hiện, sinh sôi và phát triển.

Tác nhân chính khiến vi nấm có cơ hội hình thành bệnh gồm:

– Vệ sinh móng chân, móng tay thiếu sạch sẽ

– Dùng găng tay, đi tất hoặc đi giày kín trong thời gian dài

– Hay xảy ra chấn thương vùng móng

– Thường xuyên tham gia hoạt động ở nơi công cộng như: phòng tập thể thao, bể bơi…

– Dùng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh

– Gia đình có người từng bị nấm móng

Dang Ky Kiem Tra

Biểu hiện nấm móng ra sao?

Các loại nấm và vi khuẩn sau khi lọt vào cơ thể qua những vết thương hoặc vùng kẽ ngón sẽ sinh sôi, phát triển rất nhanh. Chúng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, các tế bào sống trên bề mặt da, khiến da chuyển màu, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Một thời gian sau đó chúng tấn công sâu hơn vào vùng da phía trong móng, ăn mòn và làm mục móng. Khi lớp tế bào sừng ở móng bị huỷ hoại, móng sẽ dễ vỡ vụn, giòn và bong. Lúc này, da đầu ngón do bị mất đi lớp móng bảo vệ nên dễ tổn thương.

Biểu hiện thường thấy của bệnh nấm móng là:

– Móng chuyển sang màu nâu, vàng hoặc trắng

– Độ dày của móng tăng lên, hình dạng móng thay đổi

– Móng dễ gãy, dễ bong hơn, sứt mẻ

– Nấm và chất bẩn tích tụ dưới móng hình thành mùi hôi khó chịu

– Móng bong tách khỏi ngón

Trong trường hợp căn nguyên gây bệnh khác nhau, biểu hiện bệnh nấm móng cũng sẽ có chút khác biệt:

– Nấm móng do vi nấm Trichophyton

+ Tổn thương dưới móng xa: Khởi phát từ bờ tự do vào hoặc bờ trên của móng khiến móng dày hơn, trắng đục, ly móng.

+ Xuất hiện chấm trắng nông, các chấm trắng đục xuất hiện trên bề mặt móng.

+ Có chấm trắng ở gần gốc móng.

+ Toàn bộ móng bị hủy hoại.

– Nấm móng do Candida

+ Ngón chân sưng, đỏ, nóng, đau, đè lên sẽ thấy tiết dịch

+ Phì đại và viêm gốc móng, viêm quanh móng

+ Móng sần sùi, tăng sừng, có sọc, chuyển màu nâu xám, màu xanh lục

+ Móng bị hủy hoại ở giai đoạn cuối

Dang Ky Kiem Tra

Chuyên gia khuyến cáo

Nấm móng ở mức độ nhẹ có thể không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng khi bệnh trở nên nặng hơn, móng trở nên dày hơn, biến dạng, gây đàu và tàn phá móng vĩnh viễn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Không những thế, nhiễm trùng do nấm móng khi ở mức độ nghiêm trọng có thể lan ra các ngón nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch… từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Với người bị tiểu đường, nếu bị nấm móng sẽ có nguy cơ bị giảm tưới máu và tác động tới hệ thần kinh. Thêm vào đó, bệnh nhân còn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da.

Bởi vậy các chuyên gia da liễu khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan với tình trạng bệnh của mình, bất kì tổn thương bất thường nào ở phần móng cần sớm thăm khám và điều trị nấm móng đúng hướng. Nấm móng kéo dài sẽ dễ lây sang các móng lân cận, khiến việc điều trị về sau gặp nhiều khó khăn, mất thời gian, tốn kém chi phí hơn nhiều.

Khi đã có phác đồ điều trị cụ thể, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về đơn thuốc, liều lượng và thời gian điều trị. Trong chế độ chăm sóc da, móng tay, móng chân hàng ngày cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập, khiến bệnh tái phát. Một lưu ý cũng không thể bỏ qua đó là trong thời gian bị nấm móng người bệnh hãy hạn chế ngâm móng dưới nước để hạn chế tình trạng ẩm, tăng tốc mủn móng.

Với những người bị nấm móng phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường có hóa chất, nước tẩy rửa… cần chú ý dùng găng tay bảo hộ hoặc đi ủng để các chất này không tiếp xúc với móng, ảnh hưởng đến kết quả trị liệu. Nếu quá trình điều trị phát sinh bất thường, cần thông báo nhanh chóng với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Nếu những thông tin trên đây vẫn chưa giúp bạn hiểu rõ nấm móng là gì, hãy click vào box chát trên website của Phòng Khám Da Liễu Đông Phương hoặc gọi tới Hotline 0962.299.497 để được chuyên gia giải đáp cặn kẽ hơn.

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC