Tìm kiếm [x]
X
livechat

Cách trị mụn cơm ở trẻ em hiệu quả

Mụn cơm ở trẻ em trở thành mối lo lớn của rất nhiều bậc phụ huynh khi ngày càng có xu hướng tăng lên. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và vẻ ngoài của trẻ mà còn gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Vậy khi trẻ bị mụn cơm, nhất là những trường hợp mụn cơm ở trẻ sơ sinh thì nên xử lý như thế nào? Hãy cùng tham khảo cách trị mụn cơm ở trẻ em qua các thông tin dưới đây.

Cách chữa bệnh mụn cơm ở trẻ em

Bệnh mụn cơm ở trẻ em có lây không?

Bệnh mụn cơm ở trẻ em có lây không?

Mụn cơm là những nốt sần nhỏ, có màu trắng, hồng hoặc nâu, khá mềm, khi sờ vào có cảm giác sần sùi, thô giáp. Nguyên nhân gây bệnh là do nhóm virus HPV gây ra. Có khoảng 30 trên tổng số hơn 100 loại virus HPV có thể gây nên mụn cơm.

Tùy thuộc vào tuýp virus gây bệnh mà mụn cơm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như trên mặt, cổ, chân tay, vùng sinh dục…

Theo nghiên cứu, có đến 10 – 30% trẻ em hoặc thiếu niên mắc phải mụn cơm. Vậy bệnh có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa mụn cơm cho bé?

Mụn cơm có lây không?

Mụn cơm có lây không? Câu hỏi này được rất nhiều bậc phụ huynh gửi đến cho các bác sỹ chuyên khoa da liễu tại phòng khám Đông Phương. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này, các bác sỹ xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất: Mụn cơm có thể tự lây nhiễm trên các cơ quan của cơ thể người bệnh. Dấu hiệu mụn cơm ban đầu trên da chỉ xuất hiện một vài nốt mụn cơm, dần dần rất dễ lây lan mụn sang những vùng da lân cận hoặc những vùng da mà bạn tiếp xúc trực tiếp khi cầm nắm, cào gãi…

Lượng virus gây bệnh mụn cơm hoạt động khá mạnh nên có thể nhanh chóng xâm nhập vào da, cấy bệnh và sinh nốt bệnh, lây lan rộng nếu không có hướng điều trị bệnh kịp thời.

Thứ hai: Mụn cơm có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua cả hai con đường trực tiếp lẫn gián tiếp.

– Nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị mụn cơm của người bệnh như bắt tay, sờ nắm.., nhất là khi làn da của bạn đang mắc phải một số bệnh như dị ứng, chàm, hoặc có sẵn những vết trầy xước,… thì khả năng lây nhiễm sẽ rất cao.

– Nếu trẻ sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh như quần áo, khăn mặt, khăn tắm, dao cạo… thì mầm bệnh cũng có thể lây nhiễm sang cơ thể bạn một cách dễ dàng.

Những phân tích trên chính là lời đáp cho câu hỏi “mụn hạt cơm có lây không?”. Vì thế nếu trường hợp trẻ nhà bạn hoặc trong nhà có người mắc bệnh thì cha mẹ nên nhắc nhở trẻ có ý thức trong giao tiếp và sinh hoạt để không làm lây bệnh hoặc không bị lây bệnh.

Mụn cơm ở trẻ em có nguy hiểm không?

Mụn cơm ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mụn cơm ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mụn cơm khiến cho người bệnh cảm giác cồm cộm, khó chịu và ngứa ngáy. Nếu là người lớn có thể kiềm chế không gãi nhưng nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ em thì rất khó để làm chủ hành vi của mình, thường tự động cào gãi, khiến bệnh ngày càng lan rộng và trầm trọng hơn, lây lan khắp người.

Để lâu không chữa trị mụn cơm ở trẻ em có thể khiến bệnh lây lan càng rộng, thậm chí có thể gây lở loét trên da, rất mất thẩm mỹ.

Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của trẻ, nếu những nốt mụn mọc tại những vị trí bị đè ép khi trẻ vận động, những vị trí như gót chân, lòng bàn chân, đầu ngón cái… có thể gây nên cảm giác vướng víu, thậm chí là đau đớn khi trẻ hoạt động.

Ngoài ra, những nốt mụn cơm nổi khắp trên người có thể khiến bé bị các bạn không chơi cùng, dễ ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ.

Một số trường hợp mụn cơm sau nhiều tháng hoặc nhiều năm có thể tự biến mất. Nhưng thay vì đợi vài tháng, vài năm, ngay khi phát hiện các nốt mụn cơm, phụ huynh nên tìm cách điều trị cho con trẻ để tránh những ảnh hưởng không mong muốn xảy ra.

Mụn cơm chỉ là những u nhú lành tính nên việc điều trị không quá khó khăn, phụ huynh không cần lo lắng.

Cách chữa bệnh mụn cơm ở trẻ em

Các cách trị mụn cơm ở trẻ em hiệu quả

Các cách trị mụn cơm ở trẻ em hiệu quả

Để chữa mụn cơm cho trẻ em, có rất nhiều cách khác nhau mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng như sử dụng các mẹo dân gian, sử dụng thuốc bôi tại chỗ hay thuốc uống….

Mẹo chữa mụn cơm ở trẻ em bằng dân gian

Bạn có thể sử dụng lá tía tô, rửa sạch và giã nát lá rồi vắt lấy nước. Dùng nước này chấm vào nốt mụn hạt cơm rồi để qua đêm.

Bạn cũng có thể dùng miếng bông để bông thấm nhựa lô hội rồi đặt lên nốt mụn cơm, cố định lại trên nốt mụn bằng cách buộc dây lại và để như vậy khoảng vài giờ….

Đây là hai cách trị mụn cơm bằng dân gian cho trẻ em đơn giản, hiệu quả, an toàn có thể áp dụng chữa mụn cơm ở trẻ sơ sinh.

Các thuốc bôi tại chỗ

Thông thường hay sử dụng Kem tretinoin 0,05% – 0,1% cho trẻ em, có tác dụng bạt sừng.

Có thể sử dụng mỡ salicyle với nồng độ khác nhau từ 10% đến 40%, tùy theo vị trí và loại thương tổn, để thuốc có thể ngấm sâu vào thương tổn và nâng cao tác dụng điều trị có thể băng bịt lại.

Hay sử dụng dung dịch keo Duofilm (bao gồm acid lactic và acid salicylic) để sát khuẩn và làm tan rã các tế bào lớp sừng. Với loại thuốc này có thể gây cảm giác bỏng rát khi bôi thuốc.

Với các loại mụn hạt cơm thể thông thường có thể sử dụng Cantharidin 0,7% được chiết xuất từ loại bọ cánh cứng. Với các loại mụn hạt cơm sâu, kích thước lớn có thể dùng thuốc Collomack (lưu ý không sử dụng cho mụn cơm trên vùng mặt).

Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc bôi tại chỗ khác như Axít trichloracetic 33%, Nitrat bạc 10%, Axit 5-aminolaevulinic, Kem 5-fluouracil, Kem tretinoin 0,05%-0,1% (thường sử dụng cho trẻ em), Immiqimod, Podophyllotoxin (không sử dụng cho phụ nữ có thai)….

Các thuốc tiêm trong thương tổn

Có thể sử dụng Bleomycin0,5%  – một glycopeptides có tác dụng gây độc tế bào. Thuốc tiêm được chỉ định cho những trường hợp mụn có kích thước lớn, bị tái phát và không đáp ứng điều trị bằng các phương pháp khác.

Ngoài ra, có thể tiêm Interferon alpha-2a, có tác dụng ức chế virus nhân lên trong tế bào, đồng thời kích thích các đại thực bàohoạt động.

Thuốc toàn thân

Có thể dùng Cimetidin thuộc nhóm kháng histamin H2, có tác dụng kích thích miễn dịch, giảm bài tiết dịch dạ dày, tăng khả năng đại thực bào và tiêu diệt virus. Với trường hợp mụn tái phát nhiều lần hoặc trường hợp nhiều tổn thương có thể uống với liều 20-40mg/kg/24 ngày.

Hoặc có thể sử dụng Sulfat kẽm để điều trị những trường hợp có nhiều thương tổn với liều lượng 10mg/kg/ngày.

Phẫu thuật bằng tia laser

Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ thực hiện phương pháp chữa bệnh mụn cơm là phẫu thuật bằng laser. Phương pháp này được chỉ định áp dụng cho những nốt mụn cứng đầu, đã điều trị nhiều mà mãi không khỏi, cho hiệu quả cao mà không để lại sẹo.

Có rất nhiều cách chữa mụn cơm cho trẻ song có những phương pháp có thể gây kích ứng, dị ứng cho làn da của trẻ đặc biệt là những trường hợp mụn cơm ở trẻ sơ sinh. Vì thế, tốt nhất, cha mẹ nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để nhận được những lời khuyên và tư vấn từ bác sỹ để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp với trường hợp của bé nhất.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia phòng khám đa khoa Đông Phương Hà Đông về loại mụn cơm ở trẻ em, nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh cũng như các vấn đề da liễu khác, bạn đọc vui lòng liên hệ với các chuyên gia phòng khám Đông Phương thông qua mục Tư vấn trực tuyến hoặc gọi ngay đến hotline của chúng tôi 0962.299.497 để được tư vấn cụ thể hơn.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC