Tìm kiếm [x]
X
livechat

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mụn cóc ở chân

Mụn cóc do một loại virus gây ra, vị trí xuất hiện mụn khác nhau đặc điểm và triệu chứng cũng khác biệt, dưới đây là những thông tin về mụn cóc ở chân.

Mụn cóc ở chân là gì? nguyên nhân  hình thành mụn cóc?

Dot Mun Coc Bang Laser

Mục cóc ở chân

Mụn cóc ở chân là một nhiễm trùng da do virus HPV gây ra. Mụn cóc này mọc phổ biến ở mặt lòng bàn chân của bệnh nhân. Theo thống kê có khoảng 10% người ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc bệnh này.

Việc sử dụng phòng tắm công cộng, đi bơi ở hồ bơi hồ bơi công cộng cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện mụn cóc do virus HPV có thể xâm nhập và phát triển đặc biệt những người có sức đề kháng kém thông qua các vết nứt, trầy xước trên da.

Thậm chí cả việc đơn giản đến không ngờ là đi chân trần quanh phòng thay đồ sau khi tập luyện ở phòng tập gym, tập võ, yoga… cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các mụn cóc ở chân.

Khi bàn chân đổ mồ hôi và độ ẩm không được thoát ra (như khi đi giày bít kín), mụn cóc sẽ có cơ hội để xuất hiện. Mụn cóc lòng bàn chân thường lây lan sang các khu vực khác của bàn chân, tăng dần kích thước mụn và gây đau đớn.

Triệu chứng mụn cóc ở bàn chân

Nhiều người không phát hiện ra mình đã bị mụn cóc vì dễ nhầm lẫn với vết chai trên chân.

Tuy nhiên, để nhận diện mụn cóc, có thể thấy những chấm đen nhỏ xíu trên lớp bề mặt của một mụn cóc bàn chân. Đây là những mao mạch máu đã mất sự sống. Trong khi đó, vết chai bàn chân không có mạch máu, thường là giống cây nến sáp màu vàng và hay gặp ở những nơi chịu sự tì đè ở lòng bàn chân gây chai sạn.

Mụn cóc có thể rất đau hoặc gây đau nhẹ. Mụn cóc lớn lên có “chân rễ” ăn sâu vào da, làm cho người bị mắc bệnh cảm thấy như có một viên sỏi trong giày của mình, rất đau và vướng víu khó chịu.

[el5b445f1970d0c]

Điều trị mụn cóc ở chân như thế nào?

Mặc dù mụn cóc lòng bàn chân có thể tự biến mất nhưng cũng có thể phát triển to hơn, gây nhiều bất tiện khó chịu trong sinh hoạt  và cuộc sống do đó cần sớm có cách xử lý đúng đắn.

Một sai lầm thường thấy của người bị mụn cóc là tự lấy kim cạy mụn cóc do nghĩ bị đạp gai, dằm, cũng có người tự cắt mụn bằng những dụng cụ không vô trùng.

Tất cả những việc làm này sẽ gây nhiễm trùng bội nhiễm tại các vết thương và làm tình trạng nặng hơn, nếu kéo dài sẽ phát triển thành những vết loét mãn tính ở bàn chân.

Bác sĩ có thể cẩn thận cắt mụn cóc và áp dụng một phác đồ xử lý chuyên nghiệp đồng thời hướng dẫn cách tự chăm sóc.

Nếu mụn cóc kháng với điều trị thông thường, bác sĩ có thể cân nhắc một thủ thuật để loại bỏ nó. Sau khi gây tê cục bộ được áp dụng, các bác sĩ có thể sử dụng nitơ lỏng để đóng băng các mụn cóc và hòa tan nó. Để tránh sẹo hoặc gây tổn hại các mô khác, phương pháp này chỉ loại bỏ phần trên của mụn cóc.

Bên cạnh đó phương pháp chiếu tia laser cũng là một kỹ thuật điều trị được áp dụng nhiều tại các chuyên khoa.

Một số mẹo dân gian có thể sử dụng để chữa trị mụn cóc là ngâm chân nước muối ấm mỗi buổi tối khoảng 15-20 phút.

Có thể lấy cục đá bọt chà nhẹ cho da mụt cóc bớt dầy, sau đó giã củ hành tím tươi đắp lên mụn cóc và băng lại đến sáng. Thực hiện lặp lại như vậy khoảng 8-10 ngày mụn cóc sẽ tự bong tróc ra và vết thương lành dần.

Trên đây là những phân tích về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mụn cóc ở chân, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn thì việc cần làm không phải là tìm mọi cách tẩy bỏ đám mụn đó mà cần xác định rõ có phải là mụn cóc hay không, sau đó điều trị một cách thận trọng.

Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa da liễu để nhanh chóng loại bỏ mụn cóc ở chân, đồng thời trong cuộc sống hàng ngày nên tránh những nguy cơ có thể khiến bệnh tiếp tục phát sinh.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC