Nổi mề đay là một trong những bệnh về da phổ biến gây khó chịu, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, thậm chí gây choáng váng, ngất xỉu cho người bệnh. Bệnh nổi mề đay rất khó chẩn đoán đúng nguyên nhân kể cả đã được thực hiện đủ các xét nghiệm và không dể chữa nổi mề đay dứt điểm
Bệnh nổi mề đay là bệnh gì
Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế rất phức tạp, trong đó có sự can thiệp của một chất trung gian hóa học histamin. Theo thống kê, cứ 100 người thì sẽ có từ 15 – 20 người bị bệnh nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh nhiều lần trong đời. Phụ nữ thường dễ nổi mề đay hơn nam giới nhất là trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi.
Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh chỉ sau vài giờ hoặc nhiều nhất là vài ngày, hay gặp ở đối tượng trẻ tuổi và nguyên nhân thường gặp là do dị ứng với thuốc hoặc thức ăn. Trường hợp nặng, người bị mề đay cấp tính có thể bị choáng váng và ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.
Bệnh mề đay mãn tính là một chứng bệnh khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do thức ăn hay thời tiết hay ký sinh trùng. Nguyên nhân nổi mề đay có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (bụi, men mốc, phấn hoa,…), mề đay do bệnh nội tiết…
bệnh nổi mề đay
Nổi mề đay thông thường bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ một vùng da nào đó trên cơ thể với những sẩn phù màu hồng, rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng rộng lan khắp người. Sau vài phút hoặc vài giờ thì mề đay lặn mất và không để lại dấu vết.
Ngứa nổi mề đay
Ngứa nổi mề đay là trường hợp người mắc bệnh nổi sần từng đám trên bề mặt da ít hoặc nhiều mụn, tình trạng này có thể tự mất, di chuyển sang chỗ khác và rát ngứa.
- Ngứa da: Ngứa là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Đầu tiên, người bệnh sẽ xuất hiện ngứa nhẹ sau đó rất bứt rứt, khó chịu, cảm giác ngứa kèm theo nóng rát, khiến người bệnh gãi nhiều gây ra các tổn thương như xước da, mụn mủ bội nhiễm vô cùng nguy hiểm.
- Nổi sẩn: Nổi sẩn có thường có ở một vùng giới hạn hoặc trên khắp cơ thể, có thể gây phù lớn chỉ sau vài phút hoặc vài giờ, sau đó lặn mất, không để lại dấu vết và cũng không gây ra tổn thương trên da nếu người bệnh không gãi. Vết sẩn có thể nổi ở chỗ này và lặn ở chỗ khác không định vị rõ.
- Xuất hiện mề đay: Các tổn thương mề đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp thì có thể gây khó thở, nếu ở niêm mạc dạ dày bệnh nhân có thể đau bụng từng cơn, nếu phù ở lưỡi, hầu, thanh quản sẽ gây suy hô hấp, cần phải cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân nổi mề đay
Mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với những yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính tại trung bì. Mề đay là bệnh ngoài da phổ biến, do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, dễ nhận biết nhưng lại rất khó tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh
Căn nguyên gây bệnh nổi mề đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh, có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân nổi mề đay cùng kết hợp. Một số căn nguyên thường gặp là:
Bệnh nổi mề đay thông thường
Nguyên nhân nổi mề đay do thức ăn
Có nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật có thể gây nổi mề đay. Những thức ăn thường gặp là cá biển, tôm cua, sò, ốc, sữa, trứng, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, đồ uống lên men (rượu, bia), sô-cô-la, cà chua, cải xoong, dưa chuột, khoai tây, đồ hộp.
Nguyên nhân nổi mề đay do thuốc
- Trong nhiều trường hợp, thuốc chính là nguyên nhân nổi mề đay. Tất cả các loại thuốc và các đường đưa thuốc vào trong cơ thể đều có thể hình thành bệnh nổi mề đay
- Thường gặp nhất là nhóm thuốc bêta-lactam, sau đó là nhóm macrolid, chloramphenicol, cyclin. Các thuốc chống viêm không steroid; các loại vắcxin, huyết thanh; các vitamin; thuốc chống sốt rét; thuốc ức chế men chuyển đều có thể là yếu tố gây nổi mề đay.
- Các thuốc chống dị ứng như prednisolon, dexamethason, glucocorticoid, các kháng histamin tổng hợp như theralen, clarytin,…cũng gây mề đay.
- Mề đay do thuốc diễn ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau quá trình dùng thuốc vài ngày, có thể đơn thuần hoặc kèm theo sốt, nổi hạch, đau khớp.
- Nguyên nhân nổi mề đay do nọc độc: mề đay có thể xuất hiện do tăng mẫn cảm với những vết đốt của một số côn trùng như muỗi, bọ chét, ong, mòng, kiến, sâu bọ.
- Nguyên nhân nổi mề đay do tác nhân đường hô hấp: mề đay có thể xuất hiện khi người bệnh hít phải những chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, rơm rạ, bụi kho, lông vũ, men mốc, khói thuốc.
- Nguyên nhân nổi mề đay do nhiễm trùng: mề đay có thể hình thành do nhiễm virút như viêm gan siêu vi C, B; nhiễm vi khuẩn ở tai, họng, mũi,;bộ phận tiêu hóa, miệng, răng, tiết niệu- sinh dục, hoặc nhiễm ký sinh trùng đường ruột hay nấm Candida ở da và nội tạng.
- Nguyên nhân nổi mề đay do tiếp xúc với các chất hữu cơ hay hóa học: bệnh nổi mề đay có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại son, phấn, mỹ phẩm, nước hoa, thuốc sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, móng chân, xà phòng, hóa chất… Các chất tạo màu thực phẩm hay các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây nổi mề đay.
Bệnh nổi mề đay vật lý
Nổi mề đay xuất hiện do các yếu tố vật lý từ bên ngoài, thông thường do cơ chế không dị ứng, chiếm tới hơn 50% các trường hợp nổi mề đay mãn tính, bao gồm:
- Mề đay do vận động xúc cảm như khi gắng sức, mệt nhọc, stress.
- Chứng vẽ da nổi. Nếu dùng một vật có đầu tù xát nhẹ lên da, sau vài phút da sẽ nổi gồ lên một vệt hồng.
- Mề đay do chèn ép, rung động (khi mặc quần áo bó quá chặt, sau một thời gian đeo đai chặt khi đi ô tô,…)
- Nguyên nhân nổi mề đay do quá nóng, quá lạnh, do ánh sáng mặt trời, do nước…
Mề đay do các bệnh hệ thống
Bệnh nổi mề đay xuất hiện do người bệnh mắc phải các chứng bệnh toàn thân như viêm mạch, ung thư, các bệnh nội tiết (cường giáp, tiểu đường,…), Lupus ban đỏ…
Nguyên nhân nổi mề đay do di truyền
Khoảng 50 – 60% trưởng hợp nổi mề đay liên quan đến di truyền. Nếu chỉ mẹ hoặc bố bị mề đay thì khoảng 25% con sẽ bị mề đay. Nếu cả bố và mẹ cùng bị thì tỷ lệ sẽ lên đến 50%.
Mề đay tự phát
Loại bệnh mề đay này thường có nguyên nhân, chiếm khoảng 50% các trường hợp nổi mề đay.
Triệu chứng nổi mề đay
Triệu chứng nổi mề đay được phân thành 2 loại cấp tính và mãn tính.
Triệu chứng nổi mề đay cấp tính
Nổi mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, thời tiết, hải sản, thuốc… và biến mất trong khoảng vài giờ hoặc dài thì vài ngày, tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn 1 tuần, phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Thông thường, vị trí vùng da bị dị ứng sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ (còn gọi ban đỏ) rất ngứa ngáy và có xu hướng lan rộng ra khắp người. Bệnh này không có dấu hiệu báo trước, nó có thể phát bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, ở một số người bệnh dị ứng, mề đay có thể tiến triển nặng hơn với hiện tượng phù mạch, làm sưng to cả một vùng da, tạo cảm giác căng da nhiều hơn ngứa, kèm với các triệu chứng toàn thân như sốt, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch cần phải xử trí cấp cứu.
Triệu chứng nổi mề đay mãn tính
Nếu quá 8 tuần mà bệnh nổi mề đay chưa hết, thì người bệnh sẽ được chuẩn đoán là bị bệnh nổi mề đay mãn tính. Khi đó, bệnh sẽ có những thay đổi phức tạp hơn, các triệu chứng cũng đa dạng hơn. Triệu chứng nổi mề đay là các vết sẩn ngứa xuất hiện có hình vòng, tròn, hoặc thành vết dài ngoằn ngoèo, có khi bị xuất huyết. Tại vùng mề đay nổi phỏng, xuất hiện mụn nước, khi vỡ ra có nguy cơ gây nhiễm trùng. Trường hợp này thường gặp ở trẻ em nhiều nhất.
Một dạng khác được coi là nguy hiểm nhất đó là nổi mề đay khổng lồ. Trường hợp này, bệnh nhân không bị ngứa ngáy khủng khiếp như các trường hợp kia mà khắp mặt từ môi, mắt, hoặc cơ quan sinh dục đều bị sưng phù, căng tức rất khó chịu. Những trường hợp nặng còn ảnh hưởng nhiều đến đến hệ hô hấp khiến bệnh nhân không thở được phải đi cấp cứu.
Nổi mề đay có lây không
Bệnh nổi mề đay có thể do di truyền tuy nhiên dạng này chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là những loại mề đay mắc phải do một trong những nguyên nhân vừa nêu ở trên. Khi tiếp xúc với dị nguyên cơ thể sẽ hình thành chất gọi là histamin. Chất này khiến cho người bệnh bị ngứa và đồng thời cũng làm xuất hiện những triệu chứng khác như khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở, đồng thời nó có thể làm giãn mạch máu gây choáng váng, hạ huyết áp. Trong các trường hợp đặc biệt này, nếu không được cấp cứu kịp thời rất có thể tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe doạ…
Cho đến nay vẫn chưa có công bố hoặc tài liệu nào chứng minh rằng bệnh mề đay do lây nhiễm và chính vì vậy, bệnh nổi mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm.
Do đó, các bạn không cần quá lo lắng khi ở chung hay dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bị bệnh.
Cách trị nổi mề đay
Cách trị nổi mề đay đối với những dạng bệnh mề đay là khác nhau, cần căn cứ vào mực độ bệnh lý, nguyên nhân cụ thể để đưa ra các phương pháp điều trị cá nhân hóa, phù hợp nhất.
Đông y cho rằng, bệnh mề đay là hiện tượng da và cơ không liền, ra mồ hôi trúng gió, chính khí xung khắc với tà khí, tụ máu trên da phát mẩn, lâu ngày sẽ hóa nhiệt, tổn âm làm khí huyết suy yếu, trong quá trình chữa trị cần kiên trì điều trị lâu dài bằng thuốc sinh học, điều dưỡng khí huyết, giúp khí vệ và nguyên khí dồi dào, để điều tiết trong ngoài, nâng cao khả năng miễn dịch . Tuy nhiên do cách trị nổi mề đay bằng Đông y thường kéo dài thời gian, nên nhiều người bệnh thường bỏ giữa chừng.
Chuyên gia phòng khám đa khoa Đông Phương đã nghiên cứu và áp dụng liệu pháp kháng mẫn cảm quang năng động đông y, khắc phục hoàn toàn hạn chế này, không những nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian chữa trị, mà còn điều tiết toàn diện tạng phủ cũng như chức năng sinh lý của cơ thể người bệnh.
Cách trị nổi mề đay bằng liệu pháp châm cứu
Cách trị nổi mề đay bằng châm cứu chữa trị hiệu quả bệnh nổi mề đay thời kì sớm, châm cứu những bộ phận trên cơ thể là chính, gồm châm cứu huyệt tai, trích máu, tiêm huyệt vị, giác hơi, chiếu quang huyệt vị và cung cấp oxi huyệt vị.
-Cách trị nổi mề đay này có công hiệu:
+Tăng cường cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp người bệnh phản ứng nhẹ với nguồn gây dị ứng, hạn chế mọi tác dụng phụ khi uống thuốc.
+ Giúp cân bằng trạng thái cơ năng động sinh lý, nhằm khôi phục chức năng tự bảo vệ da, giúp giải quyết hiệu quả vấn đề trở lại.
Cách trị nổi mề đay bằng liệu pháp làm giảm nguồn dị ứng miễn dịch ZTC
Phương pháp làm giảm nguồn dị ứng miễn dịch ZTC điều trị bệnh mề đay hiệu quả, hỗ trợ trị liệu phân loại theo từng cá nhân bệnh, có hiệu quả cao, giúp cải thiện tuần hoàn máu của cơ thể. Làm giảm nhanh chóng nguồn dị ứng, ức chế phong thích histamine gây nên dị ứng, trừ máu độc, thải độc tạng, giúp làn da sạch trở lại, hiệu quả chính xác.
Nổi mề đay uống thuốc gì
Thuốc chữa nổi mề đay bôi ngoài da
Trường hợp bệnh nổi mề đay gây ngứa rát, khó chịu nhiều, thì người bệnh có thể sử dụng giấm thanh pha trong nước ấm (hai phần nước, một phần giấm), Mentol 1%, dung dịch Calamine dùng để thoa hoặc tắm.
Người bệnh nên tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) để thoa vì rất dễ gây viêm da dị ứng. Thuốc mỡ corticoides thường ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (đặc biệt là khi thoa trên diện tích vùng da quá lớn)
Thuốc chữa nổi mề đay bằng kháng histamin
Thuốc kháng Histamin đường uống là một nhóm thuốc ức chế tác dụng của Histamin ở thụ thể H1, nó được phân thành 2 nhóm là: nhóm thế hệ 1 (gây buồn ngủ) và nhóm thế hệ 2 (không gây buồn ngủ).
Thuốc này được chỉ định trong việc điều trị dị ứng mũi, đặc biệt là viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng theo mùa (sốt cỏ khô). Chúng cũng được dùng trong việc phòng ngừa nổi mề đay, điều trị ngứa, phát ban mề đay, côn trùng đốt và những trường hợp dị ứng thuốc.
Ưu điểm của thuốc chữa mề đay:
- Thuốc dễ mua, dễ sử dụng
- Thuốc cho hiệu quả nhanh chóng
- Nhược điểm của thuốc chữa mề đay:
- Những loại thuốc chỉ có tác dụng tức thời, không mang lại hiệu quả chữa trị lâu dài
- Thuốc có thể gây kích ứng da, để lại tác dụng phụ cho người sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Da Liễu Đông Phương về nổi mề đay, nguyên nhân nổi mề đay, triệu chứng nổi mề đay và cách điều trị nổi mề đay. Bệnh nổi mề đay có thể chữa trị và phòng tránh được vì thế các bạn cần chú ý thực hiện những biện pháp phòng tránh để tránh mắc phải căn bệnh phiền phức này. Bệnh có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng tác động không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày nên khi phát hiện các dấu hiệu bị bệnh thì các bạn cần nhanh chóng thăm khám để điều trị kịp thời.
Để biết thêm thông tin về bệnh, các bạn có thể gọi điện tới đường dây nóng 0962.299.497 của phòng khám để được các bác sĩ da liễu hỗ trợ trực tiếp. Hoặc đến trực tiếp địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được bác sĩ của chúng tôi thăm khám cẩn thận.