Tìm kiếm [x]
X
livechat

Thế nào là đi tiểu dắt?

Thế nào là đi tiểu dắt? Đây là một bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở nam giới và nữ giới. Thông thường thì tình trạng đi tiểu dắt, đi tiểu nhiều diễn ra ở nữ giới với mức độ cao hơn so với nam giới, vì nhiều lý do khác nhau. Nếu trường hợp bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày mà không rõ lý do là gì, cũng không uống nhiều nước, lại thấy kèm theo hiện tượng đau rát thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nào đó về sức khỏe.

Tiểu buốt ra máu sau quan hệ

Tiểu buốt có mủ ở nam giới

Thế nào là đi tiểu dắt?

Thế nào là tiểu dắt ở nam giới

Thế nào là tiểu dắt ở nam giới

Để tìm hiểu thế nào là đi tiểu dắt? Tiết dắt (hay đái dắt) là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong một ngày, nhất là vào ban đêm và không thể kiểm soát được (nếu nhịn sẽ bị tiểu són). Khi mắc bệnh, bạn sẽ thường buồn đi tiểu một cách đột ngột, số lần đi tiểu trong ngày tăng lên, thỉnh thoảng đi kèm cảm giác đau buốt khi tiểu…

Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiều từ 5 đến 8 lần, trường hợp uống nhiều nước sẽ đi tiểu khoảng 7, 8 lần, không đi tiểu hoặc chỉ đi 1 lần vào ban đêm.

Nhưng với những người bị tiểu dắt thì số lần đi tiểu trong ngày nhiều hơn, có thể đến mười mấy lần, trung bình 2 giờ một lần, thậm chí có trường hợp bệnh nặng cứ 30 phút lại phải đi tiểu một lần còn cần biết là ngày hay đêm.

Thế nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu lại rất ít, có trường hợp chỉ nhỏ một vài giọt, thậm chí là không có giọt nào. Thỉnh thoảng, tình trạng đi tiểu dắt còn đi kèm theo cảm giác đau rát, buốt hoặc căng tức ở vùng niệu đạo, bụng dưới.

Điều này khiến cho người bệnh luôn khó chịu, không thoải mái, đồng hồ sinh học của cơ thể cũng bị xáo trộn nặng nề, trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đễn tâm lý, sinh hoạt thường ngày cũng như sự tập trung và hiệu suất công việc của người bệnh.

Với những người khỏe mạnh, chỉ khi chứa đủ lượng nước tiểu thì bàng quang mới bắt đầu co bóp và phát tín hiệu để cơ thắt cổ bàng quang mở ra và tống nước tiểu ra ngoài. Nhưng nếu trường hợp bàng quang bị tổn thương (do viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, thận yếu, viêm thận…) thì nó sẽ bắt đầu phát sai tín hiệu. Chính sự hoạt động quá mức của bàng quang khiến cho người bệnh luôn cảm thấy lúc nào cũng buồn đi tiếu nhưng tiểu không ra hoặc rất ít.

Căn cứ vào triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh, tình trạng tiểu dắt có thể chia thành 2 loại là tiểu dắt do tắc nghẽn và tiểu dắt do kích thích:

Tiểu dắt do tắc nghẽn

Đây là tình trạng người bệnh đi tiểu khó, tiểu ngập ngừng, cảm giác tiểu không hết, tia nước tiểu yếu, đi tiểu xong vẫn có cảm giác muốn đi tiểu, nếu rặn vẫn có thể còn nước tiểu. Bên cạnh đó có thể đi kèm với một số triệu chứng như đi tiểu buốt, tiểu rát.

Tình trạng tiểu dắt do tắc nghẽn có thể xuất hiện khi bạn mắc phải một số bệnh lý như sỏi bàng quang (tắc nghẽn đường tiểu do sự di chuyển của viên sỏi), bệnh u xơ tuyến tiền liệt (tắc nghẽn do sự chèn ép của khối u lên niệu đạo), bênh hẹp niệu đạo….

Tiểu dắt do kích thích

Đây là tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày mà một khi buồn tiểu thì không thể kiểm soát được, nếu nhịn sẽ bị tiểu són và thường có cảm giác thoải mái sau khi đi tiểu xong.

Tình trạng tiểu dắt do kích thích có thể xuất hiện khi bạn mắc phải hội chứng kích thích bàng quang hoặc các kích thích do viêm như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo…

Trường hợp các triệu chứng tiểu dắt không làm người bệnh bận tâm nhiều, cũng không gây cảm giác khó chịu thì người bệnh không cần quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh và kiểm soát tình trạng thì sẽ không có gì nguy hiểm.

Nhưng nếu trường hợp các triệu chứng tiểu dắt ngày càng phát triển nặng hơn và gây phiền toái cho sức khỏe cũng như cuộc sống thì người bệnh cần nhanh chóng đi khám và có hướng điều trị phù hợp.

Một số lời khuyên của bác sĩ

Khi bị tiểu dắt phải làm sao?

Khi bị tiểu dắt phải làm sao?

Người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên dưới đây của các bác sỹ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Đông Phương để có biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh sao cho hiệu quả hơn.

Trường hợp tiểu dắt do cơ sàn chậu không đàn hồi

Nếu bạn gặp phải tình trạng tiểu dắt này thì nên cố gắng tập luyện để đi vệ sinh đều đặn, hình thành thói quen cho bàng quang và tránh hiện tượng rò rỉ bất ngờ. Nếu không cải thiện được tình trạng thì người bệnh có thể tăng cường sàn chậu bằng cách tham gia một lớp vật lý trị liệu.

Trường hợp tiểu dắt, đái dắt do tập thể dục quá sức

Nếu là trường hợp này thì khi tham gia các hoạt động thể dục, bạn nên hạn chế việc uống quá nhiều nước.

Trường hợp tiểu dắt do uống trà và uống cafe

Nếu bạn gặp phải tình trạng tiểu dắt này thì cần hạn chế uống trà và cafe vào buổi sáng, nếu thấy không cần thiết. Đây đều là những chất gây kích thích bàng quang, vì vậy nếu uống cafe và trà thì tốt nhất nên uống thêm nước lọc sau khi uống 2 loại nước này.

Trường hợp tiểu dắt do ảnh hưởng một số tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc làm thư giãn cơ bắp… có thể gây ra tác dụng phụ là tình trạng tiểu dắt. Vì vậy, nếu phải dùng thuốc, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc (nếu có). Nếu sau khi dùng thuốc, thói quen đi vệ sinh bị ảnh hưởng quá nhiều thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trường hợp tiểu dắt do nhiễm trùng đường tiểu

Viêm nhiễm và nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây kích thích niêm mạc bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu dắt. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như ngứa, chảy nước, vùng kín bỏng rát và có mùi hôi thì cần tiến hành xét nghiệm để có cách thức điều trị phù hợp.

Trường hợp tiểu dắt do táo bón

Trường hợp này thì chỉ cần thực hiện một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, nhiều trái cây rau củ quả và uống nhiều nước để cải thiện tình trạng táo bón, qua đó sẽ cải thiện tình trạng tiểu dắt.

Trên đây là những giải đáp và chia sẻ xung quanh vấn đề “Thế nào là đi tiểu dắt?“, hy vọng bài viết đem đến những thông tin hữu ích về bệnh tiểu dắt cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh, bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng 0962.299.497 để được tư vấn một cách cụ thể hơn.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC