Với sự bùng nổ của công nghệ mạng như hiện nay thì chỉ cần cầm trên tay một chiếc smart phone, vào google tìm kiếm cách chữa mụn cóc là bạn đã thấy được rất nhiều gợi ý. Cũng chính vì lẽ đó mà google trở thành “bác sĩ” bất đắc dĩ. Nhiều người cũng vì tin và chữa bệnh theo google mà “khóc dở mếu dở”. Nếu bạn không muốn như vậy, đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây.
Những lưu ý khi thực hiện cách chữa mụn cóc
– Nếu dùng cách chữa mụn cóc bằng tỏi, trước tiên hãy kiểm tra xem da có bị mẫn cảm với loại củ này không vì bản thân củ tỏi có tính nóng. Trước khi trị mụn cóc, hãy vệ sinh vùng da bị mụn cho sạch, lau khô rồi mới đắp tỏi lên trên.
– Mụn cóc có thể tái phát nhanh chóng, lan ra nhiều nơi do sự lây lan virus từ 1 mụn chưa được điều trị mà ra. Bởi vậy cần điều trị mụn cóc ngay từ khi mới phát hiện ra để ngăn chặn sự lây lan này.
– Khi đã thực hiện cách chữa mụn cóc bằng nitơ lỏng, tuyệt đối không được làm bể hay rút dịch… bóng nước trên bề mặt vết thương. Nếu phát hiện dấu hiệu đỏ, sưng, đau, nóng, có dịch hoặc mủ, sốt… thì chứng tỏ thương tổn đã bị nhiễm trùng, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu.
– Theo dõi cẩn thận tại vị trí tổn thương vừa được điều trị trong khoảng 2 – 4 tuần để phát hiện kịp thời dấu hiệu tái phát, báo với bác sĩ để có hướng ngăn chặn càng nhanh càng tốt trước khi virus có cơ hội lây lan sang những vùng da khác.
Cảnh báo nguy cơ từ việc dùng thuốc Acid trichloracetic 80% trị mụn cơm, mụn cócLàm cách nào để biết mình đang bị ghẻ nướcChữa mụn cóc ở bàn tay đơn giản với Laser CO2
Một số cách chữa mụn cóc phổ biến
Lá tía tô chữa mụn cóc
– Những lí do khiến tía tô được dùng để chữa mụn cóc: Tính ấm, vị cay, chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin như sắt, canxi, vitamin C… giúp chống viêm, kháng khuẩn.
– Cách chữa mụn cóc tại nhà với lá tía tô thực hiện trong 2 tuần, mỗi ngày 2 lần:
+ Rửa sạch 300g lá tía tô, ngâm trong nước muối pha loãng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước:
+ Vệ sinh vùng da bị mụn cóc sạch sẽ:
+ Giã nát lá tía tô đắp trực tiếp lên nốt mụn;
+ Cố định phần đắp lá tía tô bằng băng gạc trong 30 phút;
+ Bỏ băng gạc ra và rửa sạch bằng nước mát.
Cách chữa mụn cóc bằng tỏi
– Cơ sở để dùng tỏi chữa mụn cóc là thành phần hoạt tính Azooene, Dianllil Disulfide, Diallil-trisulfide như kháng sinh tự nhiên cùng lưu huỳnh có trong loại củ này cùng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn cản sự hoạt động và lây lan của virus, làm xẹp và bong chân mụn nhanh chóng.
– Cách chữa mụn cóc bằng tỏi thực hiện 2 lần/ngày:
+ Giã nát hoặc ép tổi trong chén nhỏ;
+ Trộn thêm vào đó 1 muỗng cà phê mật ong;
+ Bôi hỗn hợp vừa làm lên nốt mụn cóc:
+ Dùng băng gạc băng phần vừa đắp hỗn hợp tỏi – mật ong lại;
+ Sau 2 tiếng thì tháo bỏ băng gạc và hỗn hợp tỏi – mật ong ra, dùng nước muối loãng rửa lại cho sạch nốt mụn.
Nitơ lỏng trị mụn cóc
Phương pháp trị mụn cóc này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu, chia thành nhiều đợt cách nhau 1 – 2 tuần. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ dùng khí nitrogen ở dạng hóa lỏng có nhiệt độ rất thấp (khoảng -196OC) làm đông cứng mụn cóc, khiến nó bị bỏng rộp lên, tự bong tróc dần dần.
Chữa mụn cóc bằng đốt điện
Đây là cách chữa mụn cóc dưới 1cm hoặc ở những vị trí khó tiểu phẫu, không thực hiện tại nhà mà dưới sự trị liệu của bác sĩ chuyên khoa. Bằng dòng điện cao tần, mụn cóc sẽ được lấy đi. Tuy phương pháp này thời gian thực hiện ngắn, có thể khoét để lấy chân mụn nhưng thời gian lành vết thương khá lâu, cần phải chăm sóc kĩ để tránh nhiễm trùng.
Tiểu phẫu trị mụn cóc
Những trường hợp mụn cóc có kích thước dưới 2cm, ở vị trí bằng phẳng có thể tiểu phẫu. Sau khi được gây tê tại chỗ bác sĩ sẽ mổ lấy chân mụn cóc ra. Phương pháp này thời gian lành vết thương nhanh hơn đốt điện và chăm sóc sau mổ cũng dễ dàng, ít nguy cơ nhiễm trùng hơn.
Cơ địa và tình trạng mụn cóc của mỗi người không giống nhau. Đừng tự ý tìm mọi cách chữa mụn cóc tại nhà khi bạn chưa thực sự hiểu về tình trạng mụn của mình và phương pháp mà bạn đang áp dụng. Hãy gọi tới hotline 0962.299.497 hoặc chia sẻ qua cửa sổ chát trên website của Phòng khám Da Liễu Đông Phương về những gì bạn dự định làm, chí ít chúng tôi cũng sẽ giúp bạn biết được điều gì nên, không nên, làm sao để hết mụn cóc mà không gặp nguy hại hoặc mọc thêm mụn cóc mới.