“Bác sĩ ơi năm nay cháu 18 tuổi mà chu kì kinh nguyệt của cháu rất thất thường, 2 tháng cháu mới có kinh 1 lần nhưng lại không theo một ngày cố định nào cả. Liệu kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 có sao không thưa bác sĩ? Mong bác sĩ trả lời giúp cháu, cháu cảm ơn nhiều lắm!” (Tú Oanh, Gia Lâm – Hà Nội)
Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều ở tuổi 18
Bạn Tú Oanh thân mến, trước tiên chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bạn vì đã tin tưởng gửi gắm tâm sự cùng các bác sĩ của Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương. Bình thường, bạn gái sẽ xuất hiện kỳ kinh khi bước vào tuổi dậy thì. Kỳ kinh thường có chu kì 28 – 30 ngày tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh lần trước đến ngày đầu của kỳ kinh sau với số ngày kinh trong mỗi chu kì là 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, không phải bạn gái nào cũng có được một chu kì kinh nguyệt đều đặn ngay khi bắt đầu thời kì “đèn đỏ” đánh dấu tuổi dậy thì, trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt trong độ tuổi này là không ít.
Quay trở lại với câu hỏi của bạn Tú Oanh chúng tôi xin được trả lời nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 chủ yếu bao gồm:
– Buồng trứng hoạt động chưa ổn định khiến cho việc rụng trứng cũng bị rối loạn theo và dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt không đều, có khi 2 – 3 tháng mới có kinh 1 lần hoặc có khi 1 – 3 tháng/ lần. Sô ngày kinh cũng khoảng 2 – 7. Tình trạng này thường kéo dài tới khoảng 20 tuổi thì sẽ dần trở nên ổn định.
– Tăng, giảm cân đột ngột do một nhu cầu nào đó khiến cho các hormone estrogen và progesteron thay đổi. Điều này cũng sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều.
– Rối loạn tuyến giáp hoặc sự phát triển quá mức của kích thích tố nam androgen.
– Chịu áp lực quá lớn từ việc học, thường xuyên thức khuya, chế độ dinh dưỡng sinh hoạt không hợp lí.
– Mắc một số bệnh lí như u xơ buồng trứng, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung…
Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 phải làm sao
Một số bạn gái có chu kỳ kinh đến chính xác như đồng hồ nhưng cũng có một số khác lại có chu kỳ xê dịch qua các tháng. Cũng có trường hợp chu kỳ kinh đều đặn nhưng thỉnh thoảng bỏ qua một kỳ kinh hoặc có thêm kỳ kinh khi bị áp lực hoặc stress trong thời gian dài. Hoặc khi có thay đổi trong lịch trình sinh hoạt hay đi xa, kỳ kinh cũng sẽ đến muộn hơn. Tất cả điều này là bình thường.
Với nữ giới, kinh nguyệt cũng là một trong những dấu hiệu về sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản. Với trường hợp của bạn Tú Oanh, hiện tượng kinh nguyệt thất thường 2 tháng mới có kinh một lần nhưng bạn lại không nói rõ có kèm theo triệu chứng bất thường nào khác không nên chúng tôi cũng chưa thể trả lời chính xác nguyên nhân được.
Bởi vậy, với hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 mà bạn Tú Oanh đang trải qua, trước tiên, bạn không nên quá lo lắng, hãy giữ cho mình một tâm trạng thoải mái sau đó hãy xem lại xem có đang chịu tác động từ một số nguyên nhân bên ngoài như mệt mỏi, căng thẳng, thiếu ngủ, chế độ dinh dưỡng… hay không. Nếu có, bạn hãy thay đổi lại chế độ sinh hoạt, làm việc của mình để cơ thể cân bằng trở lại, hiện tượng kinh nguyệt không đều nhờ đó cũng sẽ chấm dứt.
Nếu tình trạng này đi kèm bất thường tại vùng kín như khí hư ra nhiều, có mùi, màu sắc khác thường; đau bụng dưới… thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám kiểm tra, tìm ra nguyên nhân. Nếu có vấn đề về bệnh lí dẫn đến kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 thì bác sĩ sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, tránh ngâm mình trong nước, hạn chế tối đa việc dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, quan hệ tình dục lành mạnh (nếu có) và dùng bao cao su để tránh lây nhiễm bệnh xã hội và ngừa mang thai ngoài ý muốn.
Câu trả lời về kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 trên đây của chúng tôi chỉ là những kiến thức tham khảo chứ không thể là chẩn đoán riêng, chính xác cho trường hợp của riêng bạn được. Nếu muốn tìm ra đúng nguyên nhân của hiện tượng này, bạn có thể nói rõ hơn về các triệu chứng khác của cơ thể hoặc đến trực tiếp Phòng khám Đông Phương số 497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội hoặc liên hệ hotline 0962.299.497 để bác sĩ thăm khám và làm một số kiểm tra (nếu cần). Nhờ có việc làm này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng bản chất hiện tượng để có cách xử trí hiệu quả nhất.
Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!