Tìm kiếm [x]
X
livechat

Sẩy thai – nỗi lo lớn của mẹ bầu

Sẩy thai luôn là điều mà mẹ bầu lo lắng. Do đó, mẹ bầu cần hiểu rõ về các vấn đề của sẩy thai để phòng tránh và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Định nghĩa

Là sự mất thai trước tuần thứ 20 của thai kì. Nhiều nguyên nhân dẫn đến sẩy thai nhưng phần lớn các nguyên nhân không thể xác định rõ ràng. Phần lớn sẩy thai khi em bé phát triển không bình thường. Khi thai nhi có quá nhiều hay quá ít nhiễm sắc thể cũng dẫn đến phát triển bất thường.

Triệu chứng của sẩy thai

trieu-chung-say-thai
Chảy máu âm đạo kèm chất nhầy.

Phổ biến nhất thai phụ chảy máu âm đạo bất thường. Triệu chứng này có thể xảy ra trước vài ngày. Máu màu đốm, màu nâu hoặc nặng hơn là chảy nhiều máu đỏ tươi, vón cục. Đây là dấu hiệu phổ biến trong 3 tháng đầu thai kì. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ chảy máu âm đạo không phải dấu hiệu sẩy thai. Ngay khi có hiện tượng này bạn cần đi khám ngay lập tức. Lưu ý đặc biệt với thai phụ có tiền sử sẩy thai thì càng phải thận trọng.

Triệu chứng cụ thể bao gồm

  • Đau bụng dưới và lưng. Vùng thắt lưng đau nhiều nhất đau âm ỉ kéo dài. Đau quặn từng cơn 15 – 20 phút một lần. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám ngay lập tức.
  • Mất các triệu chứng ốm nghén: khi các hormone trong cơ thể trở lại bình thường, triệu chứng buồn nôn mất đi. Vùng ngực giảm sưng đau nguy cơ thai phụ đã sẩy thai.
  • Chảy máu âm đạo kèm chất nhầy.
  • Sản phụ chuột rút thường xuyên.

Nguyên nhân gây sẩy thai.

 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sẩy thai. Thông thường sẩy thai 3 tháng đầu thai kì do sự phát triển của em bé. Xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2 thì nguyên nhân đến từ người mẹ. Cụ thể là :

Nhau thai

Là màng bao bọc bảo vệ em bé khỏi các tác động mạnh. Đồng thời là sợi dây tình cảm giữa mẹ và em bé. Nhau thai có chức năng mang oxy, chất dinh dưỡng cần thiết từ cơ thể mẹ đến em bé. Vì vậy nếu nhau thai gặp vấn đề thì sự phát triển của em bé cũng bất thư

Gen, nhiễm sắc thể bất thường

50% số ca sẩy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên ngyên nhân từ nhiễm sắc thể. Trong quá trình hình thành phôi giữa tinh trùng và trứng có vấn đề dẫn đến thừa, thiếu hoặc không có nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến em bé.

Mất cân bằng hormone trong cơ thể

Ví dụ hormone progesterone đóng vai trò quan trọng giúp nhau thai bám chặt vào thành tử cung. Nên cơ thể mẹ quá ít hormone progesterone em bé cũng bị ảnh hưởng.

Mẹ mắc các bệnh truyn nhiễm

Như sốt rét, sởi, rubella, viêm âm đạo do nhiễm khuẩn dẫn tử cung mở quá nhanh, túi ối vỡ dẫn đến sẩy thai.

Cấu trức tử cung ở mẹ bất thường

Như tử cung có vách ngăn, tử cung hai sừng, tử cung một sừng, tử cung hẹp cũng có thể gây sẩy thai.

Thai phụ trên 35 tuổi

Phụ nữ tuổi trên 35 mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn các phụ nữ trẻ tuổi. Ở tuổi 35 – 45, nguy cơ lên đến 20% – 80%.

Phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu bia

thuoc-la-ruou-bia-gay-say-thai
Thuốc lá, rượu bia gây hại cho bà bầu.

Các xét nghiệm kiểm tra

  •  Siêu âm: bác sĩ kiểm tra tim thai và xác định xem em bé có đang phát triển bình thường không.
  • Xét nghiệm máu: nếu đã sẩy thai, bác sĩ sẽ đo lường hooc môn thai kỳ, beta HCG.
  • Thí nghiệm mô : mẫu mô sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra đã sẩy thai hay chưa và tìm ra nguyên nhân gây chảy máu từ đâu do đâu.

Các chẩn đoán bao gồm

  • Dọa sẩy: tình trạng xuất huyết nhưng cổ tử cung vẫn chưa bắt đầu giãn, thai đang dọa sẩy cần nghỉ ngơi đầy đủ để hồi phục và tiếp tục có thai kì khỏe mạnh.
  • Không tránh khỏi tình trạng sẩy thai: khi tiếp tục chảy máu, cổ tử cung liên tục co bóp và giãn ra.
  • Sẩy thai không hoàn chỉnh: nếu một số nhau thai hoặc thai nhi ra ngoài, nhưng một số vẫn còn trong tử cung, nó được coi là sẩy thai không đầy đủ.
  • Sẩy thai nhỡ: tình trạng phôi thai vẫn còn trong tử cung , nhưng phôi đã chết hoặc không bao giờ hình thành phát triển được nữa.
  • Sẩy thai hoàn toàn: thông thường xảy ra trước tuần 12 tất cả các mô mang thai đã sẩy.
  • Sẩy thai tự hoại : đây là tình trạng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế bởi tử cung nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị 

Nếu có hiện tượng dọa sẩy, bạn chắc chắn phải nghỉ ngơi cho đến khi ngưng chảy máu và hết đau đớn. Tránh tập thể dục và quan hệ tình dục.

Nếu không may bạn đã sẩy thai vào tuần thứ 12 của thai kỳ thì ngay tại thời điểm đó bạn sẽ cảm thấy rất đau đớn ra máu âm đạo, sau đó một thời gian máu sẽ ngưng lại. Nhưng nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng và tồi tệ hơn hãy đi khám ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy tử cung của bạn gặp vấn đề.

Mục đích của việc trong và sau điều trị sẩy thai ngăn chặn chảy máu và nhiễm trùng máu. Khi đó cơ thể bạn rất tuyệt vọng nếu thai nhỏ quá cơ thể bạn có thể tự loại bỏ các mô của em bé mà không cần can thiệp ý tế. Nếu không tự loại bỏ được mô bạn cần có sự can thiệp của quá trình y tế phổ biến nhất là ‘’nong và nạo tử cung D&C’’. Sau khi thực hiện D & C bác sĩ có thể kê thuốc để kiểm soát tình trạng chảy máu. Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy ớn lạnh hay sốt.

Lưu ý : Sau khi điều trị hãy gặp bác sĩ trao đổi về nguyên nhân, vấn đề sẩy thai, hay bao lâu thì có thai trở lại, chế độ ăn uống nghỉ ngơi.

 Phòng tránh sẩy thai

kham-thai-dinh-ki
Siêu âm định kì.

Để ngăn ngừa sẩy thai, thai phụ cần lưu ý những điều dưới đây:

  1. Bổ sung đủ sắt, canxi và axit folic vì các chất này đặc biệt tốt cho sự phát triển toàn diện của em bé.
  2. Khám thai định kì tại các phòng khám chuyên khoa và các cơ sở y tế để theo dõi cặn kẽ sự phát triển của em bé.
  3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ, vệ sinh trong và sau khi giao giao hợp để tránh các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Bởi vì nhiễm khuẩn âm đạo cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây sẩy thai.
  4. Không bê vác hoạt động nặng, gây mất sức.
  5. Không đi giày cao gót, đi giày quá chật gây đau chân tê chân chuột rút.
  6. Không sử dụng các chất độc hại chất kích thích ảnh hưởng thai nhi như rượu bia, thuốc lá, cafe, thuốc nhuộm.
  7. Không nên dùng thuốc tự do khi không có sự tự vấn của bác sĩ.
  8. Tránh tiếp xúc lây nhiễm người mắc bệnh như cảm cúm, bệnh hô hấp,…
  9. Với phụ nữ có tiền sử sẩy thai, cần khám và xét nghiệm toàn diện chuẩn bị kỹ lưỡng cho lần mang thai sau.

Thực phẩm cần tránh khi mang bầu

Cơ thể phụ nữ mang thai rất dễ tổn thương. Trong những tháng đầu của thai kỳ càng nguy hiểm hơn. Nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều bà bầu sẩy thai vì ăn phải thực phẩm tác động đến bào thai. Do đó phụ nữ có thai cần tránh các thực phẩm dưới đây để có thai kì khỏe mạnh:

thuc-pham-gay-say-thai

Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh chứa các enzyme gây co thắt tử cung mạnh điều này rất nguy hiểm dễ gây sẩy thai.

Dứa

Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu thai kì tuyệt đối không ăn dứa hoặc uống nước dứa ép. Vì dứa chứa bromelain làm mềm tử cung và gây co tử cung.

Trà, cafe

Uống nhiều trà gây thiếu máu, cafe tác động quá mức lên hệ tim mạch thay vào đó thai phụ hãy uống nhiều nước trái cây để bổ sung khoáng chất thiết yếu.

Nha đam

Chứa nhiều chất anthraquinone một loại chất nhuận tràng gây ra co thắt tử cung thậm chí chảy máu vùng chậu.

Đào

Đào gây nóng trong, tạo ra nhiệt độ cao bên trong cơ thể dẫn đến chảy máu bên trong.

Các loại rau cần tránh

Như ngải cứu, rau răm, rau sam, rau ngót,…gây co bóp tử cung.

Cảm ơn bạn vì theo dõi bài viết. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp hãy truy cập vào website ‘’phongkhamdongphuong.org’’ và để lại câu hỏi tại Khung Chat. Đội ngũ bác sĩ Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0962.299.497 hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương – 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC