Theo Tổ chức WHO, tính đến năm 2030, số ca tử vong do ung thư cổ tử cung sẽ tăng 443.000 người trên toàn cầu. Và đây là loại ung thư nguy hiểm, cao thứ 2 sau ung thư vú. Tại Việt Nam, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa “thần tốc” về độ tuổi. Hãy cùng bác sĩ đa khoa Đông Phương 497 tìm hiểu về căn bệnh này ở bài viết dưới đây.
Ung thư cổ tử cung là gì?
- Cổ tử cung dài khoảng 5cm nằm giữa tử cung và âm đạo. Đây là bức tường phòng thủ đầu tiên chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của tế bào gai hoặc biểu mô cổ tử cung. Bệnh hình thành khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường. Từ đó tạo khối u trong cổ tử cung, nhân lên vô kiểm soát, xâm lấn khu vực xung quanh. Thậm chí di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung
Ở giai đoạn đầu, phụ nữ bị ung thư cổ tử cung và tiền ung thư không có triệu chứng. Khi khối u phát triển lớn hoặc ảnh hưởng đến cơ thể thìcác triệu chứng mới xuất hiện.
Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Chảy máu bất thường từ âm đạo. Ví dụ: Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường. Chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ, chảy máu sau khi mãn kinh, chảy máu sau đi vệ sinh…
- Đau ở bụng dưới hoặc vùng chậu.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Tiết dịch âm đạo bất thường, dịch tiết âm đạo có lẫn máu.
- Tiểu nhiều lần hoặc đau khi đi tiểu.
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung dễ nhầm lẫn với rối loạn kinh nguyệt, rối loạn đường tiết niệu, nhiễm trùng phụ khoa,… Tuy nhiên, cho dù nguyên nhân gì, bạn cũng nên đến bác sĩ để kiểm tra các triệu chứng. Nếu bạn xem nhẹ và bỏ qua những triệu chứng này, bệnh sẽ ngày càng nặng và khó điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung
- Phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra qua quan hệ tình dục.
- Có hơn 100 loại virus HPV nhưng hầu hết đều vô hại. Thực tế, hầu hết mọi người đều nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời. Một số chủng HPV có thể không gây triệu chứng gì cả. Một số có thể gây ra mụn cóc sinh dục và một số có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
- Có ít nhất 13 chủng HPV gây ung thư cổ tử cung. Hai chủng virus HPV (HPV 16 và HPV 18) chiếm 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Hai chủng virus HPV này không gây bất kì triệu chứng nào nên bạn không thể biết mình có bị nhiễm virus hay không.
Bác sĩ có thể phát hiện virus HPV thông qua xét nghiệm HPV test phối hợp với xét nghiệm Pap. Đây là lý do tại sao xét nghiệm Pap rất quan trọng trong việc ngừa ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap có thể xác định các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành ung thư. Nếu bác sĩ chữa lành hoặc cắt bỏ tế bào bị tổn thương, bạn tránh được nguy cơ ung thư.
Những ai thường mắc bệnh ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung bao gồm:
Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm:
- Quan hệ tình dục với nhiều người có thể làm bạn tăng nguy cơ nhiễm HPV 16 và 18.
Hút thuốc:
- Thuốc lá chứa nhiều hóa chất có thể gây hại cho cơ thể. Phụ nữ hút thuốc dễ bị ung thư cổ tử cung gấp hai lần so với người không hút thuốc.
Ức chế miễn dịch:
- Thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Từ đó gây ung thư cổ tử cung.
Nhiễm chlamydia, lậu, giang mai qua đường tình dục:
- Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng cao nếu bạn đã hoặc nhiễm bệnh lây qua tình dục.
Thừa cân:
- Phụ nữ thừa cân, béo phì có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung loại biểu mô tuyến. Cơ chế bệnh có khả năng liên quan đến sự tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ thừa cân.
Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài:
- Uống thuốc ngừa thai trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Mang thai nhiều:
- Phụ nữ mang thai 3 lần hoặc nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Mang thai lần đầu khi dưới 17 tuổi:
- Phụ nữ dưới 17 tuổi mang thai lần đầu sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 2 lần so với người bình thường.
Sử dụng thuốc nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sẩy thai:
- Các mẹ dùng thuốc này trong thai kỳ thường có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung loại biểu mô tuyến. Con gái của những người này cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Các phương tiện chẩn đoán ung thư cổ tử cung
Bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm Pap để sàng lọc tìm ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện tế bào bất thường, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán bệnh.
Một số phương pháp khác cần thiết giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung, bao gồm:
Soi cổ tử cung:
- Bác sĩ sẽ đưa một kính nhỏ có độ phóng đại lớn hơn để quan sát cổ tử cung.
Bấm sinh thiết cổ tử cung:
- Bác sĩ lấy một mảnh nhỏ mô ở cổ tử cung để gửi xét nghiệm dưới kính hiển vi. Việc này giúp tìm ra những tế bào và mô ác tính. Thủ thuật này nhanh, đơn giản, ít đau đớn nên không cần gây tê.
Sinh thiết khoét chóp:
- Bác sĩ gây tê, lấy một mẫu mô ở cổ tử cung hình nón, quan sát dưới kính hiển vi. Bạn có thể bị chảy máu âm đạo đến bốn tuần sau khi làm thủ thuật.
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem người bệnh mắc ung thư đã ở giai đoạn nào. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:
- Thăm khám cổ tử cung, tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang cho bệnh ung thư. Bạn có thể được làm giảm đau khi thực hiện các thủ thuật này.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra xương, thiếu máu và suy thận.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), cộng hưởng từ (MRI), X-quang và chụp PET scan. Việc này giúp bác sĩ xác định khối ung thư, xem các tế bào ung thư đã lan rộng chưa.
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư cổ tử cung
Điều trị ung thư cổ tử cung rất phức tạp theo từng giai đoạn. Điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu là lí tưởng nhất. Nhưng nhiều bệnh nhân không phát hiện được bệnh ở giai đoạn này.
Thông thường có ba phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung là: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Ngoài ra thuốc điều trị đích là một tiến bộ mới trong điều trị ung thư cổ tử cung.
Phẫu thuật
Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối ung thư, bao gồm: Cắt bỏ cổ tử cung bằng tia laser hoặc khoét chóp bằng vòng điện hoặc dao phẫu thuật.
- Cắt rộng cổ tử cung: bao gồm phần cổ tử cung, mô xung quanh và phần trên của âm đạo. Bác sĩ giữ lại phần tử cung giúp bạn vẫn có khả năng có em bé sau này.
- Cắt bỏ tử cung: bao gồm cổ tử cung và tử cung. Bác sĩ có thể cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng tùy thuộc vào tuổi tác của bạn. Bạn sẽ không thể có con nếu cắt bỏ tử cung.
- Đoạn chậu: là một phẫu thuật lớn. Cổ tử cung, âm đạo, tử cung, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng được loại bỏ.
Xạ trị
- Ở ung thư giai đoạn sớm, bạn có thể được xạ trị đơn thuần hoặc chỉ phẫu thuật. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nào là phù hợp tốt nhất cho bạn.
- Một số trường hợp bác sĩ cần phối hợp xạ trị trước khi thực hiện phẫu thuật khối u lớn. Mục đích của việc này là thu nhỏ khối u thuận lợi cho phẫu thuật.
- Một số trường hợp xạ trị lại được thực hiện sau phẫu thuật. Nếu còn sót lại tế bào ung thư sau mổ, xạ trị giúp giảm nguy cơ tái phát tại cổ tử cung.
- Khi ung thư ở giai đoạn muộn, cần xạ trị kết hợp với hóa trị liệu để giảm chảy máu và đau đớn cho bạn.
- Trong điều trị này, bác sĩ sẽ chiếu tia xạ vào cơ thể. Tia xạ có thể được chiếu từ ngoài hoặc được đưa vào trong cơ thể bằng một ống kim loại qua ngã âm đạo. Bạn cũng có thể được điều trị kết hợp cả hai phương pháp này tùy theo giai đoạn. Một đợt xạ trị thường kéo dài khoảng 5-8 tuần.
Hóa trị
- Thuốc hóa trị thường sử dụng trong ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn. Thuốc có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư lan tràn trong cơ thể.
- Bạn có thể tiến hành hóa trị hoặc kết hợp hóa xạ trị để trị ung thư cổ tử cung. Thuốc được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch.
Chế độ sinh hoạt giúp hạn chế bệnh ung thư cổ tử cung
Bạn sẽ có thể phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng.
- Xét nghiệm Pap định kỳ để tìm tế bào thay đổi bất thường và test HPV. Xét nghiệm này giúp xác định loại virus HPV ở cổ tử cung và chữa ung thư cổ tử cung kịp thời.
- Nếu bạn dưới 26 tuổi, bạn nên tiêm chủng ngừa HPV. Vắc xin sẽ bảo vệ bạn chống lại HPV 16 và HPV 18. Đây là hai loại virus có thể gây ung thư cổ tử cung.
Nếu còn bất cứ điều gì cần tư vấn, chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0962.299.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!