Cách chữa đau bụng kinh hay cách trị đau bụng kinh, thuốc trị đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân gây đau bụng kinh và triệu chứng đau bụng kinh là gì vì đau bụng kinh là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải, tuy nhiên đa phần chị em đều cố gắng chịu đựng mà không tìm cách chữa trị. Vậy có những cách chữa đau bụng kinh ở phụ nữ nào hiệu quả? chị em có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.
Đau bụng kinh là gì
Trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ thường có hiện tượng đau bụng, tùy theo mỗi chị em mà cơn đau có thể nhẹ, nặng khác nhau, có những chị em đau đến mức không thể chịu đựng được và phải tìm đến thuốc giảm đau.
Đau bụng kinh gồm đau bụng dưới, đau quằn quại, râm ran, hoặc kéo dài, đau cả vùng thắt lưng và gây có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, buồn đi ngoài…Với các trường hợp đau bụng kinh nặng, chị em thường bị buồn nôn, đi ngoài, và chịu sự hành hạ của những cơn đau, gây ra mệt mỏi, suy sụp.
Đông y gọi đau bụng kinh là thống kinh, là do khí huyết vận hành không được lưu thông. Còn Tây y cho rằng đau bụng kinh là do quá trình co thắt bất thường của tử cung.
Đau bụng kinh được chia làm 2 loại:
Đau bụng kinh nguyên phát: là hiện tượng đau bụng kinh cơ năng, không có các dấu hiệu của bệnh lý
Đau bụng kinh thứ phát: là hiện tượng đau bụng có liên quan đến các bệnh lý như: u dưới niêm mạc tử cung, dính khoang tử cung, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung…
Triệu chứng đau bụng kinh
Theo các bác sỹ phụ khoa của phòng khám đa khoa Đông Phương cho biết, đau bụng kinh được chia thành đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Mỗi loại đau bụng kinh sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:
Triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát
Chị em bị đau bụng kinh nguyên phát thường không có sự thay đổi ở vùng kín tuy nhiên vẫn bị đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt, trường hợp này thường hay gặp ở những đối tượng mới có kinh hoặc sau khi có kinh không lâu, nhất là những chị em chưa có chồng hoặc chưa từng mang thai. Tuy nhiên, triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát sẽ giảm dần hoặc có thể hoàn toàn biến mất sau khi chị em sinh con xong.
Ở thể này, chị em sẽ thấy những dấu hiệu đặc trưng như: đau nhiều ở vùng dưới, chị em bị nặng cơn đau có thể bị lan xuống dưới thắt lưng và âm hộ, đau ở phần đùi. Nếu cơn đau dữ dội thì sắc mặt của chị em sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, ra nhiều mồ hôi lạnh.
Ngoài ra, chị em còn có thể kèm theo triệu chứng đau bụng kinh khác như buồn nôn, nôn , nguy hiểm hơn có thể bị ngất xỉu.
Triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của chị em, tuy nhiên chị em cần lưu ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như giữ ấm cơ thể để giúp giảm cơn đau bụng kinh.
Triệu chứng đau bụng kinh thứ phát
Đau bụng kinh thứ phát thường gặp ở những chị em đã qua tuổi dậy thì hoặc chị em đang trong thời kỳ sinh nở, xuất hiện sự thay đổi tịa vùng kín của chị em.
Những triệu chứng đau bụng kinh thứ phát cũng tương tự như đau bụng kinh nguyên phát nhưng mức độ đau thường dữ dội hơn. Bên cạnh đó, khi chị em bị đau bụng kinh thứ phát còn kèm theo các dấu hiệu khác như: đầy bụng, đau vùng thắt lưng, đau đầu, mệt mỏi, người lạnh, chân tay bủn rủi, hoa mắt, chóng mặt, có thể bị tiêu chảy, khiến cho chị em không thể làm được việc gì, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Tại sao lại đau bụng khi có kinh
Theo các chuyên gia phòng khám đa khoa Đông phương, đau bụng kinh thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do yếu tố nội tiết, gen di truyền, mắc bệnh phụ khoa, hoặc do các yếu tố từ ngoại cảnh như vận động mạnh, môi trường,… cũng gây ra tình trạng đau bụng kinh
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Nguyên nhân gây đau bụng kinh.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh chủ yếu là do chất sinh học có tên là prostaglandin. Đây là một loại chất do cơ thể nữ giới tự tổng hợp, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động sinh lý. Khi nữ giới đến chu kỳ kinh nguyệt, ở tử cung sẽ tiết ra chất prostaglandin, chất này sẽ làm co thắt tử cung của chị em. Đặc biệt sự co thắt sẽ mạnh mẽ hơn nếu nội mạc tử cung bị bong tróc, chảy máu kinh. Đây là lúc nữ giới càng nhận rõ cơn đau hơn, có nhiều trường hợp chị em phải dùng đến thuốc giảm đau để khắc phục tình hình.
Ngoài ra, đau bụng kinh còn có thể do một số yếu tố khác, như:
- Nguyên nhân gây đau bụng kinh do di truyền: Nếu trong gia đình, mẹ hoặc bà ngoại bị đau bụng kinh thì sẽ di truyền lại cho con gái
- Nguyên nhân gây đau bụng kinh do môi trương bị ô nhiễm, chị em thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như: xăng, dầu, nến…
- Nguyên nhân gây đau bụng kinh do vận động quá mạnh hoặc do chị em bị cảm lạnh trong chu kì kinh nguyệt
- Nguyên nhân gây đau bụng kinh do tử cung co thắt không bình thường : Tử cung co thắt không bình thường sẽ dẫn đến tình trạng các cơ tử cung bị thiếu máu. Tình trạng thiếu máu này khiến cho các cơ bị co thắt gây ra đau bụng kinh.
- Nguyên nhân gây đau bụng kinh do tử cung ở vị trí không bình thường: Tử cung của nữ giới ở vị trí không bình thường cũng sẽ gây ảnh hưởng tới lượng máu kinh lưu thông và gây ra chứng đau bụng kinh. Trường hợp này chị em không nên dùng thuốc và tự điều trị tại nhà mà cần phải được can thiệp ngoại khoa.
- Nguyên nhân gây đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung: Bệnh lý lạc nội mạc tử cung làm cho nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin ở trong máu kinh tăng lên, làm chất prostaglandin tác động đến cơ của tử cung của nữ giới, khiến chúng co lại và gây đau bụng có kinh.
Đau bụng kinh gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của nữ giới. Có nhiều trường hợp, vì cơn đau kéo dài lại thêm các triệu chứng đau dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn nên người bệnh phải nghỉ học, nghỉ làm, gây xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt.
Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không
Bình thường đau bụng kinh sẽ không gây ảnh hưởng gì trầm trọng đén sức khỏe của chị em, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Đau bụng kinh kéo dài cũng có thể gây ra nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ cổ tử cung, viêm dính tử cung, lạc nội mạc tử cung… Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh hiếm muộn
Chính vì vậy, khi có những triệu chứng đau bụng kinh trong thời gian dài chị em cần đi khám phụ khoa ngay, tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị tại nhà hay sử dụng một số biện pháp dân gian không có cơ sở khoa học. Bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng làm mẹ của nữ giới.
Cách chữa đau bụng kinh
Một trong những cách chữa đau bụng kinh mang lại hiệu quả cao là dùng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn nội mạc tử cung của nữ giới.
Tuy nhiên, các bác sĩ và các chuyên gia cũng khuyến cáo, phương pháp này chỉ dùng cho trường hợp đau bụng kinh nặng và chị em không nên áp dụng cách chữa đau bụng kinh này nếu vẫn muốn mang thai và sinh nở.
Với phương pháp này, Bác sĩ sẽ tiến hành khám bệnh, siêu âm, xét nghiệm cổ tử cung. Sau đó tiến hành loại bỏ những loại polyp cổ tử cung làm cho kinh nguyệt ra nhiều và gây ra đau bụng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Trường hợp nặng hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ hoàn toàn nội mạc tử cung của chị em để điều trị đau bụng kinh dứt điểm. Vì khi cắt bỏ tử cung thì chị em sẽ mất kinh nguyệt cũng như khả năng sinh con hoàn toàn.
Đặc biệt nữ giới cần lưu ý: Khi sử dụng cách chữa đau bụng kinh này, chị em phụ nữ cần suy nghĩ cẩn thận và tìm hiểu kỹ lưỡng bởi phương pháp này mặc dù cho hiệu quả cao nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của chị em.
-Nếu chị em vẫn có nhu cầu sinh đẻ trong tương lai, hoặc không muốn dùng phẫu thuật can thiệp vào tử cung thì có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc chữa đau bụng kinh
Thuốc chữa đau bụng kinh
Thuốc chữa đau bụng kinh gồm nhiều loại nhưng chủ yếu tác dụng theo 2 cơ chế:
- Chữa trị triệu chứng bằng cách làm giãn cơ trơn tử cung (nghĩa là làm giảm co thắt từ đó giảm đau)
- Chữa trị nguyên nhân bằng việc ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể nữ giới.
- Cụ thể một số loại thuốc hay được bác sĩ chỉ định cho hiệu quả cao, là:
- Thuốc chữa đau bụng kinh chống co thắt hướng cơ
Đây là loại thuốc trị triệu chứng làm giãn các cơn co thắt tử cung từ đó làm giảm đau, như alverine (Spasmaverine), dipropyline, drotaverine (No-spa)…
Thuốc chữa đau bụng kinh nội tiết tố sinh dục nữ
Thuốc này dùng cho những chị em đang muốn tránh thai, vì thuốc dùng thực chất là thuốc tránh thai.
Người bệnh có thể dùng thuốc đơn độc là dẫn chất từ progesterone (lynestrenol, dydrogesterone) hoặc thuốc phối hợp progesterone + estrogen
Thuốc trị đau bụng kinh ức chế prostaglandin
Đây là loại thuốc chống viêm không steroid, được viết tắt là NSAID. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể nữ giới, là nguồn gốc đưa đến sự co thắt tử cung gây đau vì thế có thể xem đây là loại thuốc điều trị nguyên nhân đau bụng kinh.
Thuốc ức chế prostaglandin thường dùng gồm: diclofenac (Cataflam), axít mefenamic, ibuprofen, naproxen (Anaprox)…
Tùy theo từng loại mà cách dùng loại thuốc này sẽ khác nhau. Có loại thuốc uống khi hành kinh, có loại thuốc uống trước vài ngày… Thuốc chữa đau bụng kinh thường được dùng trong 1-3 ngày, liều dùng ấn định cho mỗi lần uống sẽ lặp lại khoảng 6-8h trong ngày.
Sự ức chế prostaglandin giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên nó có thể dẫn đến một số rối loạn khác. Chính vì vậy, khi sử dụng loại thuốc này, chị em cần phải tham khảo ý kiến và dùng theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm hơn nữa còn nặng ra thì chị em cần nhanh chóng đi thăm khám để tìm ra hướng giải quyết kịp thời nhất, tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Cách trị đau bụng kinh tại nhà
Chữa đau bụng kinh tại nhà.
Bên cạnh quá trình dùng thuốc, chị em cũng nên thực hiện một số cách trị đau bụng kinh tại nhà dưới đây, sẽ giúp giảm cơn đau hiệu quả:
Chế độ ăn uống bổ sung nhiều dinh dưỡng
Chị em nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bởi cơ thể suy nhược, thiếu dinh dưỡng càng khiến triệu chứng đau bụng kinh diễn biến nặng hơn.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B như thịt bò, sữa, cá là những thực phẩm nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày…
Ngoài ra Omega-3 và vitamin E thiamine cũng giúp giảm đau bụng kinh. Do đó, chị em cũng nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, và những thực phẩm có chất xơ.
Tắm nước ấm và nên hạn chế tiếp xúc nước lạnh
Chị em cần chú ý, không chỉ trong những ngày mùa đông lạnh giá mà ngay cả những ngày mùa thu se lạnh hay mới chỉ chớm xuân, mặc dù thời tiết có ấm áp hơn nhưng chị cũng em nên giữ ấm cơ thể và tắm gội bằng nước ấm. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự co thắt của tử cung, vì thế tắm nước ấm hàng ngày sẽ giúp điều hòa khí huyết, các mạch máu lưu thông dễ dàng, và giảm những cơn co thắt mạnh, hỗ trợ điều trị đau bụng kinh hiệu quả.
Chườm bụng dưới bằng nước ấm cũng là cách trị đau bụng kinh tại nhà được các bác sĩ khuyên áp dụng: Chườm ấm bụng dưới thực chất là chườm ấm tử cung, đây chính là nơi đang chịu sự co thắt mạnh để đưa máu kinh ra ngoài cơ thể. Chườm ấm sẽ góp phần giúp khí huyết ứ trệ dễ dàng lưu thông và được tống ra ngoài dễ dàng, giúp chị em giảm triệu chứng đau bụng kinh.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Đông Phương về đau bụng kinh và cách chữa đau bụng kinh hiệu quả. Phòng khám phụ khoa Đông Phương chuyên điều trị các chứng bệnh phụ khoa uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã điều trị thành công cho hàng nghìn ca bệnh về phụ khoa trong đó có đau bụng kinh. Liên hệ hotline 0962.299.497 của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Đông Phương chúc quý khách sức khỏe và hạnh phúc!