Khi bị nấm da đầu nên kiêng ăn gì là vấn đề băn khoăn được nhiều chị em muốn tìm hiểu bởi vì chế độ sinh hoạt thông qua việc ăn uống đóng vai trò quan trọng không chỉ với hiệu quả điều trị mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bị nấm da nên kiêng ăn gì?
Đối với người mắc nấm da đầu chế độ ăn uống có tác động khá lớn với sự hình thành cũng như hiệu quả chữa trị bệnh. Vì thế khi băn khoăn bị nấm da nên kiêng ăn gì thì người bệnh cần tránh những thực phẩm sau:
- Thịt bò và thịt gà
Hai loại thực phẩm này cung cấp nhiều đạm cho cơ thể, tốt cho máu và việc tái tạo tế bào nhưng lại dễ gây ra dị ứng và ngứa da. Vì thế, nếu từng mắc hoặc đang bị nấm da, người bệnh loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày để tránh làm kích thích các cơn ngứa da và cần kiêng chúng cho đến khi khỏi bệnh. Khi đã khỏi bệnh cũng nên nên ăn một cách hạn chế, không nên ăn nhiều hơn 200g mỗi lần.
- Hải sản vỏ cứng
Tiêu biểu cho nhóm này có thể kể đến: cua, ghẹ, tôm, sò…v.v. Chúng rất giàu khoáng chất và dinh dưỡng cũng như omega-3 nhưng với những người có tiền sử mắc bệnh nấm da thì nên cẩn thận. Chúng chứa kháng histamin gây ngứa nên không tốt với bệnh nấm da. Người bệnh không cần thiết phải kiêng tuyệt đối nhưng có thể ăn ít, nhất là không ăn những hải sản lạ và loại hải sản từng làm nấm da hình thành hoặc bùng phát.
- Nhộng tằm
Món ăn này cũng dễ gây dị ứng ngay cả với những người chưa từng bị nấm da nên khi mắc căn bệnh này thì tốt nhất bạn không nên do dự, hãy nhanh chóng loại ngay món này ra khỏi thực đơn hàng ngày.
- Sữa
Những sản phẩm làm từ sữa (trừ sữa chua) như phomat, bơ, kem… không nên ăn khi bị nấm da nhằm tránh bị kích ứng gây ngứa. Người bị nấm da nên kiêng ăn gì để đảm bảo bệnh không tái phát thì tốt nhất không nên ăn và uống nhiều các sản phẩm từ sữa, thay vào đó có thể chuyển sang nước ép hoa quả hoặc nước đậu nành.
- Các loại vitamin C
Trái cây giàu vitamin C cũng là đồ ăn không nên đưa vào thực đơn hàng ngày của người mắc nấm da, nhất là nấm da đầu. Khi cơ thể tiếp nhận 1 lượng vitamin C lớn từ các loại trái cây này, cơn ngứa sẽ có điều kiện để bùng phát dữ dội hơn. Vì thế người bệnh nên tuyệt đối kiêng ăn các trái cây như cam, bưởi, chanh, tắc,…
Ngoài những thực phẩm trên thì thực phẩm khô, mì gói, đồ hộp, trái cây sấy khô và thực phẩm chế biến sẵn có nhiều phụ gia hay chất bảo quản cũng là loại thực phẩm mà người mắc bệnh nấm da đầu nên tránh sử dụng nhiều.
Cách phòng tránh bị nấm khi mang thai
Bệnh nấm da ở trẻ em phải làm sao
Một số chú ý khi bị nấm da đầu
Bên cạnh việc tìm hiểu nấm da nên kiêng ăn gì, bệnh nhân mắc nấm da cũng nên lưu ý:
Nhận biết bệnh nấm da càng sớm càng tốt thông qua các dấu hiệu:
+ Xuất hiện ban đỏ hình vòng trên da, sưng quanh rìa và vùng da ở giữa có xu hướng lành.
+ Ban vòng đỏ kèm theo vảy lan dần trên mặt hoặc các bộ phận trên cơ thể.
+ Có dát phẳng hình tròn gây ngứa, một số mảng nấm da xếp chồng lên nhau. Cũng có một số trường hợp bị nấm da mà không có ban vòng đỏ và ngứa.
Nấm da có thể lây lan nhanh chóng thông qua các con đường:
+ Từ người sang người: Thường tiếp xúc trực tiếp với vùng da mắc bệnh có thể bị lây nấm da.
+ Từ động vật sang người: Khi vuốt ve hoặc chải lông chó mèo đã mắc nấm da có thể nhiễm nấm từ chúng.
+ Từ đồ vật sang người: Khi dùng chung những vật dụng sinh hoạt của người bị bệnh nấm da như khăn tắm, quần áo, ga trải giường…v.v. cũng có thể lây bệnh.
+ Từ đất sang người: Các bào tử nấm có thể sống rất lâu trong đất nếu đất đó có chứa đủ dinh dưỡng vì thế người vốn chưa từng bị nấm da có thể bị lây nấm từ đất nếu tiếp xúc lâu dài với các loại đất này.
Khi bị nấm da đầu nên:
Ngay khi có những dấu hiệu nấm da như đã nói ở trên người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu tại cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh từ đó có hướng điều trị đúng bệnh. Điều trị nấm ngoài da có thể thoa kem có chứa ketoconazole kết hợp với menthol tại vùng da nhiễm nấm để làm mát da đồng thời giảm ngứa nhanh và diệt nấm tận gốc. Ketoconazole 2% có ái tính cao với lớp sừng và được lưu giữ trên da liên tục sau hơn 16 giờ nên người dùng chỉ cần thoa 1 ngày/ lần. Người bệnh nên dùng loại kem này đủ thời gian điều trị do bác sĩ chỉ định và dùng thêm ít nhất vài ngày sau khi hết các triệu chứng.
Bên cạnh đó, người mắc nấm da cũng cần phải vệ sinh da sạch sẽ đồng thời để da luôn được thoáng mát; không dùng chung vật dụng cá nhân với người đang bị nấm da.
Nấm da đầu là căn bệnh rất dễ tái phát nên người bệnh cần chữa trị đúng cách, không tự ý điều trị tại nhà để tránh làm bệnh nặng hơn. Muốn đạt được hiệu quả chữa trị cần kiên trì thực hiện đúng liều lượng, thời gian dùng thuốc như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Những chia sẻ về nấm da đầu nên kiêng ăn gì trên đây hy vọng hữu ích đối với người bệnh trong quá trình chữa trị cũng như phòng ngừa nấm da tái phát. Khi cần được tư vấn thêm về bệnh bạn có thể đến trực tiếp Phòng Khám Da Liễu Đông Phương hoặc gọi tới hotline: 0962.299.497, chuyên gia của phòng khám sẽ nhanh chóng có mặt để đồng hành cùng bạn trong quá trình chăm sóc các bệnh lí về da.