Tìm kiếm [x]
X
livechat

Khi trẻ bị nấm da phải làm sao?

Bệnh nấm da ở trẻ em khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, tâm lí bị ảnh hưởng, cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh nấm ở trẻ em là gì, điều trị bệnh nấm da ở trẻ em ra sao và phòng tránh bệnh bằng cách nào? Dưới đây chuyên gia của phòng khám Đông Phương xin được trích dẫn một số câu hỏi xung quanh các vấn đề này.

Các bệnh nấm da ở trẻ em thường gặp

Trẻ em bị nấm da phải làm sao

Trẻ em bị nấm da phải làm sao

“Thưa bác sĩ, con cháu năm nay được 2 tuổi, gần đây trên vùng da ở bẹn của con tôi xuất hiện đốm màu đỏ giống như đồng tiền, xung quanh có mụn nước. Tôi đang rất băn khoăn không biết có phải cháu bị nấm da không. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu có phải con tôi mắc bệnh nấm da không và có những bệnh nấm da ở trẻ em thường gặp nào? Mong sớm nhận được hồi âm từ bác sĩ. Tôi xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều!” (Chị Hoàng Thùy – Dương Nội, Hà Nội).

Trước tiên bác sĩ của phòng khám da liễu Đông Phương xin cảm ơn chị Hoàng Thùy đã tin tưởng chia sẻ lo lắng của mình cùng với chúng tôi. Chị Hoàng Thùy có thể tham khảo các triệu chứng bệnh nấm da ở trẻ em qua một số loại bệnh thường gặp dưới đây để nhận biết có phải con mình đang mắc bệnh nấm ở trẻ em hay không và là loại bệnh nấm nào:

Nấm da đầu: Trên vùng da đầu hoặc vùng tóc đã rụng xuất hiện các ban hình vòng và có vảy, các ban này phát triển to dần đồng thời có các chấm đen nhỏ nơi tóc đã bị cắt đi, da đầu sưng mềm hoặc gây đau đớn, ngứa ngáy cho trẻ.

Nấm da chân: Triệu chứng điển hình của bệnh nấm da ở trẻ em này là da đỏ, khô, nứt và giữa các ngón chân có cảm giác ngứa.

Lác (hắc lào): Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ có mụn nước tạo thành mảng hình đồng tiền. Vùng có tổn thương da ngứa dữ dội cả ngày lẫn đêm và tạo ranh giới rõ ràng với vùng da lành. Ở vùng rìa tổn thương có nổi những mụn nước như phỏng, phần trung tâm có xu hướng lành.

Bệnh lang ben: Thường xuất hiện ở cổ hoặc cánh tay, tổn thương trên da có thể có màu hồng, màu đồng, nâu nhạt hoặc nhạt màu hơn vùng da xung quanh. Đôi khi có ngứa nhẹ.

Theo miêu tả của chị thì có thể con chị đang có dấu hiệu của bệnh hắc lào, tuy nhiên để biết chính xác trẻ bị nấm da nào và hướng điều trị bệnh nấm da ở trẻ em hiệu quả cho con mình, tốt nhất chị nên đưa cháu đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám. Chúc chị và cháu sớm loại bỏ được căn bệnh nấm ở trẻ em này!

Nguyên nhân bệnh nấm da ở trẻ em

“Bác sĩ ơi, mặc dù cháu luôn thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho con mình nhưng vừa rồi do con cháu có dấu hiệu lạ trên da nên cháu đã đưa con đi khám và được bác sĩ kết luận bé bị nấm da. Cháu đang rất băn khoăn không biết nguyên nhân gây bệnh nấm da ở con cháu là gì, cháu mong bác sĩ giải đáp giúp cháu băn khoăn này. Cháu rất cảm ơn bác sĩ!” (Bạn Thanh Huyền – Chương Mỹ, Hà Nội)

Bạn Thanh Huyền thân mến, băn khoăn của bạn cũng là thắc mắc chung của rất nhiều cha mẹ có con bị bệnh nấm da nhưng không rõ căn nguyên mặc dù đã vệ sinh cơ thể trẻ rất sạch sẽ. Lí do chính gây nên bệnh nấm da ở trẻ em là bởi nấm kí sinh ở các tế bào thượng bì chết. Bệnh có thể lây nhiễm do trẻ tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân mắc bệnh, do gần gũi với động vật mắc bệnh hoặc sử dụng những vật dụng cá nhân của người bị nấm da. Trẻ tiếp xúc với đất bẩn trong thời gian dài cũng có thể bị nấm da. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách hoặc trẻ bị rối loạn hệ thống miễn dịch cũng có khả năng mắc căn bệnh này.

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh nấm da ở trẻ em như: môi trường sống ẩm ướt chật chội; thời tiết nóng làm trẻ chảy nhiều mồ hôi khiến chất nhờn diệt nấm bị mất đi và da dễ nhiễm bệnh…

Bạn Thanh Huyền muốn xác định chính xác căn nguyên gây bệnh nấm da ở con mình có thể đưa bé đến trực tiếp phòng khám Đông Phương để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cụ thể hơn. Việc tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chị biết cách phòng ngừa bệnh nấm da cho bé và điều trị bệnh hiệu quả.

Cách điều trị bệnh nấm da ở trẻ em

“Thưa bác sĩ, con tôi mới được hơn 1 tuổi nhưng gần đây cháu có những dấu hiệu khác thường trên da như nổi ban đỏ hình tròn, có mụn nước xung quanh, vùng da bị tổn thương có hiện tượng bong vảy. Bác sĩ cho tôi hỏi có phải bé đang mắc bệnh nấm da không và điều trị bệnh nấm da ở trẻ em bằng cách nào để đạt hiệu quả nhanh chóng? Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ!” (Bạn Trang – Gia Lâm, Hà Nội)

Bạn Trang thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến cho các bác sĩ của phòng khám Đông Phương. Do độ tuổi của con chị còn rất bé nên da còn non yếu, dễ tổn thương nên cũng dễ bị vi nấm tấn công gây các bệnh lí ngoài da. Dựa trên những dấu hiệu mà chị miêu tả chúng tôi không thể trả lời chính xác được tình trạng bệnh của cháu là bệnh gì và nguyên nhân do đâu. Muốn biết được chính xác bé mắc bệnh gì và điều trị như thế nào tốt nhất chị nên sớm đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Về biện pháp điều trị bệnh nấm da ở trẻ em, hiện nay thường dùng các loại thuốc chống nấm để loại bỏ mầm bệnh nhưng cần căn cứ trên từng loại bệnh và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc thuốc bôi. Nhóm azole bao gồm các loại thuốc như ketoconazole, miconazole hoặc clotrimazole là 3 loại thuốc đượng dùng khá phổ biến trong việc điều trị bệnh nấm hiện nay. Tuy nhiên, chị không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà vì điều này dễ làm bệnh nặng hơn và thậm chí còn gây nên các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Việc điều trị cần được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa và cần tuân thủ đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra.

Mặt khác, do độ tuổi này các bé còn rất nhỏ nên khi có các cơn ngứa xuất hiện trẻ không thể dừng việc gãi ngứa, trẻ cũng chưa biết cách bảo vệ để tổn thương không nặng hơn, vì thế cha mẹ có thể dùng các loại thuốc hỗ trợ giúp trẻ giảm cơn ngứa do nấm. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Nấm da đầu nên kiêng gì?

Cách chữa nấm da bằng đông y

Phương pháp phòng tránh nấm da ở trẻ em

Thưa bác sĩ, hàng xóm nhà tôi có bé 5 tuổi đang bị bệnh nấm da nên hiện tại tôi đang rất lo lắng sợ con mình sẽ lây phải căn bệnh này. Mong bác sĩ cho tôi biết có cách nào để phòng tránh bệnh nấm da ở trẻ em không ạ? Tôi xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Khánh Ngân – Đống Đa, Hà Nội).

Bạn Khánh Ngân thân mến! Chúng tôi rất hiểu và chia sẻ cùng lo lắng của bạn. Nấm da là căn bệnh có thể lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhiễm bệnh hoặc dùng chung vật dụng với người mang bệnh, tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về điều này. Tâm lí lo lắng của bạn sẽ dễ tạo ra hành động cách li trẻ với trẻ mắc bệnh từ đó gây xáo trộn cuộc sống thường ngày của con bạn đồng thời tạo tâm lí tự ti cho trẻ mắc bệnh. Bạn có thể chủ động giúp con mình phòng tránh nấm da bằng cách:

– Luôn vệ sinh sạch sẽ  môi trường sống, vui chơi và đồ chơi của trẻ để vi nấm không có cơ hội xâm nhập và tấn công trẻ.

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thường xuyên thay tã lót và quần áo để tránh gây ẩm ướt da.

– Lau thật khô cơ thể sau khi tắm rửa để tránh tạo môi trường ẩm cho nấm phát triển.

– Không để trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh nấm da.

– Phơi khô quần áo và ủi khô đồ trước khi mặc cho trẻ để tiêu diệt vi nấm dính trên quần áo.

Hy vọng những giải đáp trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh nấm da ở trẻ em cũng như biết cách xử trí khi trẻ bị nấm da. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, tốt nhất các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, làm những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh từ đó đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp với từng trẻ. Nếu cần được tư vấn thêm hay có thắc mắc về căn bệnh này, cha mẹ có thể gọi tới hotline 0962.299.497 hoặc đến trực tiếp phòng khám Đông Phương để được chuyên gia giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC