Tìm kiếm [x]
X
livechat

Cách chữa nấm da đầu và nấm da mặt tận gốc

Bệnh nấm da đầu, da mặt là một trong các thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, bệnh nấm da xuất hiện trên tất cả bộ của cơ thế nhưng nhiều nhất là bệnh nấm da đầu, nấm da tay và bệnh nấm da mặt, bệnh phổ biến ở những người có nhiều mồ hôi, không biết cách vệ sinh thân thể, mặc chung quần áo của nhau… Vậy nấm da là gì, nguyên nhân gây nấm da và cách chữa nấm da ra sao?

Nấm da đầu là gì

Bệnh nấm da đầu là 1 dạng viêm nhiễm ở dưới chân tóc, thủ phạm chính là do vi nấm dermatophytes. Nếu bệnh nhẹ thì người bệnh sẽ có biểu hiện xuất hiện nhiều gàu, gàu bám thành từng vùng trên da đầu. Gàu thường xuất hiện trên đỉnh đầu, hai bên gáy hoặc hai bên tóc mai kể cả khi người bệnh vừa gội đầu xong. Bệnh nấm da đầu phát triển nhanh, khoảng 1-2 năm sẽ xuất hiện những mụn nhỏ li ti gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến người bệnh gãi đầu liên tục, có lúc gãi toạc cả da đầu. Trường hợp bệnh nặng hơn sẽ xuất hiện các mảng tròn ửng đỏ như những đồng tiền xu lan rộng ra khắp đầu, có khi lan xuống cả gáy, hai bên tóc mai, , sống mũi, trán, lưng…hay xuất hiện với những mảng gàu màu trắng và đóng thành vảy trên da đầu giống như bệnh vảy nến

Nấm da đầu lan rộng bằng cách lây trực tiếp qua những tế bào trên da đầu, hoặc gián tiếp do việc dùng chung đồ dùng cá nhân như gối đầu, mũ, lược, dây buộc tóc với người bị bệnh.

Bệnh nấm da đầu chính là nguyên nhân dẫn tới triệu chứng rụng tóc,  hói đầu, bong vảy, lở loét và chảy mủ. Kèm theo là cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và có mùi lạ trên da đầu.

Bệnh nấm da đầu là gì

Bệnh nấm da đầu

Nếu không chữa nấm da đầu kịp thời và nhanh chóng thì nấm da đầu sẽ lan rộng ra trên da đầu và tồn tại trong thời gian dài, thậm chí cả đời.

Nấm da là gì

Nấm da là chứng bệnh phổ biến, do vi nấm dermatophytes gây nên. Bệnh nấm da thường phát triển tại những vùng da ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như kẽ ngón chân, tay, bẹn, nếp dưới vú, da đầu, nách, …

Ngứa ngáy, nóng rát là triệu chứng đầu tiên và rất dễ nhận thấy nhất khi bị nấm da. Hiện tượng ngứa da sẽ tăng dần lên khiến cho người bệnh khó chịu, gãi nhiều làm lây lan mầm bệnh sang các vị trí khác trên cơ thể. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng làm mất thẩm mỹ của da và khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Nấm da có thể gây nhiễm trùng da, khiến da lở loét và mưng mủ, nếu không điều trị nấm da kịp thời, áp dụng đúng phương pháp thì khó có thể loại bỏ hết bệnh nấm da.

bệnh nấm da là gì

Bệnh nấm da

Bệnh nấm da được chia thành nhiều thể khác nhau như: nấm da đầu; nấm da tay (tổn thương ở giữa các ngón tay và bàn tay), nấm da mặt, nấm da đùi (tổn thương da tại cơ quan sinh dục, ở mặt trong đùi và mông)

Bệnh nấm da tay

Bệnh nấm da tay cũng do một loại vi nấm có tên là dermatophytes gây ra. Nấm da tay do nhiều sợi nấm liên kết lại với nhau tạo thành các búi nấm. Khi các sợ nấm già hoặc hết chất dưỡng chất thì các búi nấm sẻ được hình thành bao tử. Khi bị nấm da tay thì các tế bào nấm sẽ phát triển tại những nơi ẩm ướt như kẽ ngón tay, vùng da dưới cánh tay. Trong quá trình sinh sống và phát triển thì những tế bào nấm sẻ tiết ra nhiều độc tố gây ngứa ngáy và kích thích làn da tay ở vùng bị nấm

Triệu chứng đầu tiên khi người bệnh bị nấm da tay là ngứa da tay, tình trạng ngứa dai dẳng khiến cho bạn rất khó chịu. Ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều hơn, từ đó mầm bệnh sẽ lây lan sang các vùng da xung quanh và làm cho da tay bị tổn thương, da nhiễm trùng, lở loét, sưng mủ và có mùi vô cùng khó chịu, gây ra viêm da, chàm hóa trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người bệnh.

Để có cách điều trị nấm da tay cũng như phòng tránh căn bệnh khó chịu này thì các bạn cần vệ sinh cơ thể sạch sẻ, giúp da tay luôn thoáng mát, không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với những người đã có tiền sử bị các loại bệnh nấm da khác.

bệnh nấm da tay
Bệnh nấm da tay

Bệnh nấm da mặt

Nấm da mặt là một trong những thế nấm gây mất thẩm mỹ nhất cho người bệnh. Biểu hiện của nấm da mặt là trên da mặt xuất hiện những đám da nổi lên thành những vòng màu hồng đỏ, gây ngứa ngáy, nóng rát..

Do da mặt là nơi phải tiếp xúc nhiều với bụi bẩn hàng ngày nên càng tạo điều kiện lý tưởng cho các bào tử nấm phát triển gây ra bệnh nấm da mặt.

Các tổn thương thường tạo thành một mảng lớn có bờ viền rõ rệt và có vảy, ở phần giữa có xu hướng lành và có nhiều mụn nhỏ lấm tấm ở các vùng da xung quanh bờ viền.

Đám tổn thương thường có màu sẫm, đường kính khoảng một vài centimet, gây triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu cho người bệnh.

Nấm da mặt không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh mà còn tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, khi phát hiện có biểu hiện nấm thì người bệnh cần phải đi thăm khám để tìm ra hướng điều trị nấm da mặt hiệu quả.

Bệnh nấm da mặt

Bị nấm da mặt

Nguyên nhân gây bệnh nấm da

Nấm da là do một loại vi nấm có tên dermatophytes tấn công lên lớp ngoài của da, gây ra tổn thương da và hình thành nên bệnh nấm da.

Tuy bệnh nấm da do vi nấm gây ra tuy nhiên người bệnh cũng nên biết một số yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho các vi nấm phát triển để từ đó biết cách phòng tránh.

  • Nguyên nhân gây nấm da do lây nhiễm từ người bệnh: mầm bệnh nấm có thể được lây lan từ người mắc bệnh qua người không bị bệnh thông qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm nấm như: mặc chung quần áo, khăn tắm, chung chăn màn….
  • Vệ sinh kém: Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, hoặc lười vệ sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu, nó tạo môi trường cho nấm mốc phát triển, nếu có mồ hôi tiết ra sẽ kết hợp với các tế bào da chết, làm cho da đầu trở thành nơi trú ngụ thuận lợi cho vi sinh nấm gây bệnh và phát triển.
  • Nguyên nhân gây bệnh nấm da do thói quen xấu: một số người vì những thói quen xấu cũng khiến bệnh nấm da hình thành, những thói quen đó chính là: việc để tóc ướt ngủ qua đêm, hay tiếp xúc với hóa chất độc hại mà ko có bảo hộ… Tưởng chừng những điều này không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng nó lại tác động rất nhiều lên việc hình thành bệnh nấm da.
  • Nguyên nhân gây bệnh nấm da do nguồn nước: Vệ sinh cơ thể, tắm gội dưới nguồn nước bẩn, ô nhiễm, có chứa các vi nấm gây bệnh cũng có nguy cơ cao bị nhiễm nấm da.
  • Do lây nhiêm từ động vật: Một số động vật  như chó, mèo, gà,…có thể mắc sẵn vi nấm rồi lây nhiễm sang cho con người qua các đồ vật mà chúng từng tiếp xúc.
  • Nguyên nhân gây bệnh nấm da từ đất sang người: trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể bị nhiễm nấm da do tiếp xúc với đất bẩn, trường hợp này chỉ xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc thời gian dài với đất bẩn.
nguyên nhân gây bệnh nấm da

Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu

Đây chính là những nguyên nhân gây bệnh nấm da thường gặp nhất, bạn có thể phòng ngừa nấm da xuất hiện bằng việc tránh xa những thói quen lối sống không tốt trên.

Cách chữa nấm da đầu và điều trị nấm da mặt với cách trị nấm da đầu và điều trị nấm da tay

Để tìm ra cách chữa nấm da phù hợp hiệu quả nhất với từng bệnh nhân thì các bác sĩ sẽ phải sàng lọc và chẩn đoán để xác định chính xác tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân khiến bệnh hình thành.

Các bác sĩ chuyên khoa có thể cạo da hoặc lấy mẫu ở vùng da bị bệnh để soi dưới kính hiển vi. Nếu mẫu xét nghiệm da có nấm, người bệnh sẽ được chỉ định cách trị nấm da bằng các loại thuốc điều trị nấm da đặc trị. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng các bác sĩ vẫn nghi ngờ bạn bị nấm da, thì mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để nuôi cấy và có hướng xử lý thích hợp.

Cách chữa nấm da đầu

Điều trị nấm da đầu không giống với những loại nấm ngoài da khác. Do đó cách trị nấm da đầu sẽ gặp khó khăn hơn. Do sự viêm nhiễm xảy ra ở dưới chân tóc, vậy nên khi dùng thuốc khó có thể tác động trực tiếp tới vùng da bị bệnh.

  • Với trường hợp nấm da đầu nhẹ, bệnh chỉ hạn chế ở một số vùng da thì người bệnh có thể điều trị nấm da đầu tại chỗ bằng thuốc chữa nấm da đầu
  • Trong trường hợp bị nấm da đầu nặng, đã lan ra nhiều vị trí khác trên da đầu thì cần áp dụng cách chữa nấm da đầu bằng các loại thuốc trị nấm da toàn thân
  • Tại phòng khám đa khoa Đông Phương ngoài việc chỉ định cách chữa nấm da đầu bằng các loại thuốc dùng để bôi, gội, phòng khám còn sử dụng những loại máy móc hiện đại hỗ trợ trị liệu như máy xông hơi, sục rửa với những loại thuốc chữa nấm da đầu bằng đông y nhằm kháng khuẩn,  kháng viêm hay máy lazer vi điểm để chiếu tới những vùng da bị tổn thương nhằm khôi phục lại sức sống cho da.

Quá trình điều trị nấm da đầu áp dụng biện pháp đông- tây y kết hợp cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp định vị chính xác vùng da tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và khôi phục vùng da thương tổn đồng thời cung cấp thêm sức sống cho da và tóc.

Thực hiên cách trị nấm da dầu tại phòng khám đa khoa Đông Phương, người bệnh sẽ không còn phải lo lắng bệnh tái phát.

Trong quá trình chữa bệnh, để hiệu quả điều trị cao hơn người bệnh cần:

  • Gội đầu đúng cách: Gội đầu khoảng 2 lần mỗi tuần, trong khi gội đầu chú ý không nên cạo mạnh để tránh làm tổn thương da đầu.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng thường dùng khăn tắm, lược, chăn màn…
  • Kiên trì dùng thuốc: Nhiều người bệnh trong quá trình dùng thuốc thấy có hiệu quả hết ngứa thì ngừng thuốc luôn, mà không biết rằng khi đó mầm bệnh vẫn còn. Vậy nên để trị nấm da đầu đạt hiệu quả hoàn hảo, người bệnh cần phải sử dụng thuốc đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
nam-da-dau
Hiệu quả chữa nấm da đầu

Cách chữa nấm da mặt

Cách chữa nấm da mặt đơn giản hơn nấm da đầu một chút, nếu người bệnh phát hiện và tiến hành điều trị sớm thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi và không có nguy cơ tái phát.

Cách điều trị nấm da mặt bằng phương pháp dùng thuốc uống trong – bôi ngoài, điều trị dựa vào nguyên nhân và triệu chứng là phương pháp hiệu quả, mang lại tỷ lệ thành công chữa khỏi bệnh cao.

Với việc sử dụng thuốc bôi bên ngoài điều trị nấm da mặt kết hợp với các loại thuốc uống trong loại bỏ khuẩn bệnh từ bên trong, cách chữa nấm da mặt này thông qua quá trình trong – ngoài kết hợp, công kích toàn diện khuẩn bệnh, làm các mầm bệnh không còn cơ hội phát tác, từ đó ngăn chặn các mầm bệnh, đạt được hiệu quả điều trị cao.

Cách trị nấm da này rất an toàn, tránh bệnh tái phát trở lại: Dựa vào đặc tính của các nhóm khuẩn nấm da, việc trực tiếp đưa thuốc vào vùng da bệnh, ngăn chặn mọi mầm bệnh từ gốc, cho hiệu quả nhanh, kết quả trị bệnh tận căn.

Cách chữa nấm da tay

Cách điều trị nấm da tay cũng tương tự như nấm da mặt. Người bệnh sẽ dược chỉ định phương pháp bôi thuốc ngoài kết hợp với uống thuốc để tiêu diệt mầm bệnh từ bên trong.

Nhóm thuốc chữa nấm da tay được dùng phổ biến nhất là nhóm azole gồm các loại thuốc như ketoconazole, miconazole, hoặc clotrimazole. Đây là 3 loại thuốc được dùng khá phổ biến trong cách điều trị  bệnh nấm da tay hiện nay.

Các thuốc chữa bệnh nấm da có thể mua tại các hiệu thuốc, nếu bị nặng thì bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra cách điều trị tận căn nguyên. Có thể dùng kết hợp thuốc uống và thuốc bôi

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thường xuyên rửa tay đúng cách để tránh trường hợp lây bệnh sang cách vùng da khác. Luôn giữ cho da tay khô ráo, tuyệt đối tiếp xúc với các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh như xà phòng, nước giặt…

Trong điều kiện sống ở môi trường tập thể thì cách tốt nhất là người bệnh không nên dùng chung dụng cụ sinh hoạt cá nhân như quần áo, khăn tắm tránh lây bệnh cho nhau.

Người bệnh cũng cần chú ý giữ vệ sinh nơi ở và nhà vệ sinh.

Khi điều trị bệnh nấm da tay cần điều trị dứt điểm, tránh để bệnh lây lan nhất là lây đến các vùng khó chữa trị và mất nhiều thời gian như vùng đầu, vùng háng…

Thuốc chữa bệnh nấm da

Thuốc chữa bệnh nấm da đầu, nấm da tay và thuốc điều trị nấm da mặt

Thuốc chữa bệnh nấm da là phương pháp trị bệnh được áp dụng phổ biến, cho hiệu quả chữa bệnh cao.

Đối với các trường hợp bệnh nấm da nhẹ, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng các loại thuốc chữa bệnh nấm da dạng mỡ, thuốc bột, thuốc nước, hoặc thuốc xịt chống nấm da không kê đơn. Hầu hết những ca bệnh có đáp ứng tốt với cách chữa nấm da bằng thuốc dùng tại chỗ, bao gồm:

  • Clotrimazole (Mycelex, Lotrimin)
  • Miconazole (Monistat-Derm, Micatin)
  • Terbinafine (Lamisil)

Nếu trường hợp bệnh nấm da nặng lên hoặc người bệnh không đáp ứng với những loại thuốc chữa bệnh nấm da không kê đơn trên thì sẽ được chỉ định cách trị bệnh nấm da đầu bằng thuốc uống hoặc bôi loại thuốc kê đơn, gồm:

  • Thuốc uống: fluconazole (Diflucan), itraconazole (Sporanox), terbinaffine (Lamisil)
  • Thuốc bôi: oxiconazole (Oxistat), econazole (Spectazole)

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa bệnh da liễu của Phòng Khám Da Liễu Đông Phương về cách chữa nấm da đầu, cách trị nấm da mặt và cách điều trị nấm da đầu và nấm da tay. Bệnh nấm da đầu có thể chữa trị và phòng tránh được vì thế các bạn cần chú ý thực hiện những biện pháp phòng tránh để tránh mắc phải căn bệnh phiền phúc này. Bệnh có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng tác động không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày nên khi phát hiện các dấu hiệu bị bệnh thì các bạn cần nhanh chóng thăm khám để điều trị kịp thời.

Để biết thêm thông tin về bệnh nấm da cũng như các bệnh da liễu và các bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa khác, các bạn có thể gọi điện tới đường dây nóng 0962.299.497 của phòng khám Đông Phương để được các chuyên gia hỗ trợ trực tiếp.

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC