Tìm kiếm [x]
X
livechat

Tại sao vào ngày “đèn đỏ” lại bị đau bụng kinh bị đi ngoài, tiêu chảy

Đau bụng kinh bị đi ngoài sẽ khiến nữ giới vô cùng mệt mỏi, hoạt động sinh hoạt, lao động hàng ngày bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu để xem nó có nguy hiểm không nhé!

> Xem thêm:

 Đau bụng kinh uống gì cho đỡ đau

 Địa chỉ chứa đau bụng kinh uy tín tại hà nội

 Đau bụng kinh làm gì để giảm đau

Tại sao đau bụng kinh lại kèm đi ngoài?

Những ngày “đèn đỏ” cơ thể nữ giới tương đối nhạy cảm do sự thay đổi về hormone. Hiện tượng đau bụng kinh cũng vì thế mà xuất hiện với một số triệu chứng điển hình như:

Đau bụng kinh đi ngoài tiêu chảy có nguy hiểm không
đau bụng kinh đi ngoài tiêu chảy có nguy hiểm không

– Bụng dưới đau âm ỉ hoặc đau nhói, cơn đau có thể lan xuống đùi, xương mu và bẹn.

– Căng tức ngực, đau nhẹ ở đầu ngực.

– Bụng đầy hơi, buồn nôn và nôn, đôi khi đau bụng kinh kèm tiêu chảy.

– Đau đầu, đau lưng, hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, có thể sốt nhẹ

– Tâm lí dễ cáu gắt, nóng giận

– Nổi nhiều mụn trên da

Đau bụng kinh kèm đi ngoài chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân:

– Rối loạn tiêu hóa

Nhiều chị em bị đau bụng kinh buồn đi vệ sinh do rối loạn hệ tiêu hóa với các triệu chứng như: tiêu chảy, ăn không tiêu, buồn nôn… Hiện tượng này có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi kì kinh nguyệt kết thúc. Nó không quá nguy hiểm nhưng lại  ảnh hưởng không nhỏ đến hoat động hàng ngày của chị em.

– Sự sản xuất dư thừa chất prostagiandin

Trong những ngày “đèn đỏ”, cơ thể sinh ra hormone tự nhiên là prostagiandin để tạo các cơn co thắt tử cung, trợ giúp cho việc đẩy huyết ra ngoài. Nếu những cơn co thắt này xuất hiện với cường độ nhanh và mạnh sẽ gây đau bụng kinh hoặc chuột rút. Một số prostaglandin không chỉ ở trong tử cung mà đi lạc qua đường ruột gây ra những cơn co thắt ở khu vực này và hình thành tình trạng đau bụng kinh bị đi ngoài liên tục.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đau bụng kinh đều bị đi ngoài. Hiện tượng ấy chỉ xảy ra với những người đang dư thừa lượng hormone prostaglandin. Ngược lại, khi cơ thể sản xuất quá ít prostaglandin thì việc đi ngoài sẽ ít hơn bình thường. Nói tóm lại, đau bụng kinh bị đi ngoài thường xuyên, cấp bách, phân lỏng hơn mức bình thường… có thể là tác dụng phụ của việc cơ thể gia tăng mạnh lượng prostaglandins.

– Stress và căng thẳng

Chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi… trong những ngày “đèn đỏ” cũng góp phần gây nên hiện tượng đau bụng kinh và đi ngoài. Điều này được giải thích do những áp lực ấy khiến cho tế bào thần kinh trong đường tiêu hóa có nhiều hơn so với bộ não và tủy sống. Nó sẽ tạo ra việc đi ngoài ngoài vòng kiểm soát của bạn.

Ngoài những nguyên nhân chính trên đây thì tình trạng đau bụng kinh kèm theo tiêu chảy có thể xuất phát từ bệnh lí bệnh trong cơ thể như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung… không thể chủ quan bởi nó sẽ gây nên nhiều nguy hại cho sức khỏe và thiên chức làm mẹ.

Ket Noi Voi Bac Si

Cách xử lý đau bụng kinh bị đi ngoài, tiêu chảy

Để giảm cơn đau bụng kinh trong những ngày này các bạn nữ có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng hoặc chườm nước ấm ở bụng dưới. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần điều chỉnh thói quen sống bằng cách chú ý chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với thể trạng; sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lí, tránh để đầu óc căng thẳng, stress.

đau Bung Kinh

có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng đau bụng kinh

Các loại rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây cũng cần được bổ sung để đường ruột hoạt động trơn tru hơn. Đặc biệt, đau bụng kinh đi ngoài cần tránh xa những thực phẩm dễ gây tiêu chảy thực phẩm có vị chua, có tính cay nóng; chất kích thích… Thay vào đó, hãy dùng các thực phẩm không có nguy cơ gây tiêu chảy như chuối, bánh mỳ, gạo…

Không phải ai cũng bị đi ngoài và đau bụng kinh khi đến tháng. Vì thế nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên, không có chiều hướng thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời nếu cần thiết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc tại nhà khi chưa có sự thăm khám và đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

Button

Đau bụng kinh bị đi ngoài càng căng thẳng, lo lắng càng gia tăng về mức độ. Do đó, hãy bình tĩnh, thư giãn để có được trạng thái tâm lí thoải mái và đừng ngại ngần, hãy liên hệ hotline 0962.299.497, đến trực tiếp địa chỉ chuyên sản phụ khoa được đông đảo nữ giới tin tưởng – Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương hoặc chia sẻ tình trạng bệnh qua mục chát trực tuyến ngay trên website của Phòng khám, các chuyên gia hàng đầu sẽ giúp bạn có được hướng xử trí tốt nhất.

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC