Bệnh viêm tai giữa khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Sau đây, các bác sĩ đa khoa Đông Phương sẽ bật mí các nguyên nhân gây viêm tai giữa để bạn đọc có thể chủ động phòng tránh.
HIỆN TƯỢNG VIÊM TAI GIỮA
bác sĩ giải thích nguyên nhân gây viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở vùng tai giữa. Là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào tai giữa gây nên. Có 3 dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.
– Viêm tai giữa cấp
Bệnh viêm tai giữa cấp tính là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể xảy ra do tai giữa và màng nhĩ bị tổn thương. Người bệnh có thể có thể có dịch chảy liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.
– Viêm tai giữa có dịch tiết
Viêm tai giữa có dịch tiết thường không có các triệu chứng rõ dệt. Có thể, khi bị bệnh người bệnh chỉ cảm thấy bên tai bị bệnh đầy nặng hơn thông thường. Viêm tai giữa dịch tiết được định nghĩa là tình trạng tai giữa nhìn thấy dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng.
– Viêm tai giữa sinh mủ mạn tính
Đây là bệnh viêm tai giữa kéo dài hơn hai tuần và tình trạng này phải gây ra nhiều đợt chảy mủ ra lỗ tai. Đôi khi nguyên nhân gây bệnh là biến chứng từ viêm tai giữa cấp. Bệnh nhân thường hiếm khi thấy đau tai.
Đặc điểm chung của 03 dạng viêm tai giữa nêu trên là làm suy giảm thính lực của người bệnh. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình học hỏi ở trẻ nhỏ. Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển dần thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch nếu không có biện pháp xử lý đúng cách.
NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA
Các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương cho biết, bệnh viêm tai giữa thường xuất phát từ nhiễm trùng đường hô hấ sau đó lây sang tai. Khi ống nối tai giữa với họng (ống Eustachian) bị tắc, dịch nhầy sẽ tụ lại phía sau màng nhĩ. Dich nhầy mang theo vi khuẩn gây nhiễm trùng và đau đớn.
Một số nguyên nhân chính sau:
- Tỷ lệ trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi bị viêm tai giữa cao hơn. Do kích thước và hình dạng của ống Eustachian và hệ miễn dịch trẻ kém phát triển.
- Môi trường ô nhiễm, khói bụi hay nhiều khói thuốc lá khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Cho bé bú sữa trong tư thế nằm có thể khiến sữa trào lên tai của bé gây viêm nhiễm.
- Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong mùa thu đông khi chúng ta dễ mắc phải cảm lạnh, cảm cúm.
- Những người có cơ địa dị ứng theo mùa cũng có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao.
Trên đây là 1 số nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất. Vì thế, nếu phát hiện tai xuất hiện vấn đề bất thường, hãy ghé thăm bác sĩ ngay để được trợ giúp.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Bất cứ 1 căn bệnh nào đều cần được kiểm tra, chuẩn đoán và điều trị theo 1 phác đồ cụ thể. Đối với việc điều trị, các bác sĩ đa khoa Đông Phương áp dụng phác đồ điều trị sau:
-
Trong mọi trường hợp, giai đoạn bệnh
Điều trị sốt và giảm đau: sử dụng paracetamol PO.
Bên cạnh đó, cần làm sạch tai (không áp dụng khi bị thủng màng nhĩ)
-
Chỉ định điều trị kháng sinh
Thuốc kháng sinh được chỉ định khi có hiện tượng nôn mửa, sốt cao > 39 độ, đau nặng và người bệnh có dấu hiệu suy giảm miễn dịch, tai bị dị tật.
Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng như:
- Amoxicillin là điều trị đầu tay: amoxicillln PO.
Trẻ em: 80 – 100 mg/ kg / ngày chia 3 liều trong 5 ngày.
Người lớn: 3 g / ngày, chia làm 3 lần uống trong 5 ngày.
Amoxicillin / clavulanic acid được sử dụng như điều trị hàng thứ hai, trong trường hợp điều trị với amoxicillln PO thất bại.
- Amoxicillin – clavulanic acid (co-amoxiclav) PO trong 5 ngày. Liều được thể hiện trong amoxicillin:
Trẻ em < 40 kg: 45 – 50 mg/ kg / ngày chia làm 2 lần (nếu sử dụng tỷ lệ 8: 1 hoặc 7: 1) hoặc chia làm 3 lần (nếu sử dụng tỷ lệ 4: 1).
Liều acid clavulanic không được vượt quá 12,5 mg / kg / ngày hoặc 375 mg / ngày.
Trẻ em 40 kg và người lớn: 1500 – 2000 mg / ngày tùy thuộc vào công thức có sẵn:
Tỷ lệ 8: 1: 2000 mg/ ngày = 2 viên 500 / 62,5 mg 2 lần mỗi ngày.
Tỷ lệ 7: 1: 1750 mg/ ngày = 1 viên 875/125 mg 2 lần mỗi ngày.
Tỷ lệ 4: 1: 1500 mg/ ngày = 1 viên 500/125 mg 3 lần mỗi ngày.
- Liều acid clavulanic không được vượt quá 375 mg/ ngày.
- Azithromycin hoặc erythromycin dành cho bệnh nhân dị ứng penicillin.
- Azithromycin PO.
Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 10 mg / kg/ ngày, 3 ngày/ lần.
- Erythromycin PO:
30 – 50 mg/ kg / ngày chia 2 – 3 liều trong 10 ngày.
-
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả, hoặc dịch trong tai giữa ứ đọng quá nhiều. Các bác sĩ đa khoa Đông Phương, chuyên khoa tai – mũi – họng 497 sẽ tiến hành rạch để dẫn dịch ra ngoài. Hoặc phẫu thuật nội soi vá màng nhĩ bị thủng do viêm tai giữa. Kỹ thuật vá màng nhĩ nội soi sẽ giúp người bệnh giảm thiểu được đau đớn và những rủi ro sau phẫu thuật.
Trước khi quyết định phương án phẫu thuật, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem bệnh nhân có đáp ứng các yêu cầu về mặt sức khỏe cơ thể hay không.
Người bệnh muốn tìm hiểu thêm thông tin về nguyên nhân viêm tai giữa và cách điều trị. Hãy nhanh tay gọi đến hotline: 0962.299.497, hoặc click vào livechat trực tuyến với các chuyên gia tai – mũi – họng tại đa khoa Đông Phương.
Đông Phương thân chúc bạn sức khỏe!