Tìm kiếm [x]
X
livechat

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TÂY ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA CẤP

Hầu hết các căn bệnh hiện nay đều được điều trị bằng thuốc trong đó có viêm tai giữa cấp. Cùng điểm danh 1 số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm tai giữa và 1 số lưu ý khi sử dụng nhé.

SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP

Viem Tai Giua O Tre

lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp tính là một loại nhiễm trùng tai gây đau. Bệnh xảy ra khi vùng phía sau màng nhĩ, được gọi là tai giữa, bị viêm và nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa cấp.

Nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa cấp là gì? Bệnh viêm tai giữa cấp do 1 số nguyên nhân sau gây nên:

  • Hệ quả của nhiễm trùng đường hô hấp: nhiễm trùng đường hô hấp có thể khiến ống nối tai giữa với họng (ống Eustachian) bị tắc, khiến dịch tụ lại phía sau màng nhĩ. Vi khuẩn thường phát triển trong dịch, gây đau và nhiễm trùng.
  • Viêm tai giữa cấp thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Đây là do sự đặc thù về cấu tạo ống tai trong độ tuổi này: ống Eustachian của trẻ ngắn và rộng hơn, cùng với sự chưa hoàn thiện về khả năng miễn dịch khiến trẻ dễ mắc phải viêm tai giữa.
  • Do lây nhiễm từ người khác: hiện tượng này thường xuất hiện ở những trẻ đi nhà trẻ sớm. Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều người, vệ sinh không đảm bảo, sức đề kháng của trẻ kém,… có khả năng bé nhà bạn sẽ dễ bị cảm lạnh và nhiễm trùng tai nhiều hơn vì phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhiễm trùng hơn.
  • Trẻ bú sữa trong tư thế nằm: bú sữa trong tư thế nằm khiến nguy cơ sữa tràn vào tai cao. Vì thế, các mẹ nên để bé ngồi hoăc ngồi dựa khi bú sữa để giảm thiểu nguy cơ này
  • Yếu tố theo mùa: vào mùa thu đông khi thời tiết lạnh giá khiến chúng ta dễ bị cảm lạnh, cảm cúm. Đây là 2 căn bệnh tiền đề dẫn tới bệnh viêm tai giữa sau đó.
  • Bệnh viêm tai giữa cấp xảy ra nhiều hơn ở người bị dị ứng thời tiết.
  • Không khí ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm gia tăng nguy cơ gây viêm tai giữa.

GIAI ĐOẠN NÀO CỦA BỆNH CÓ THỂ DÙNG THUỐC TÂY ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA CẤP?

Phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp sẽ phụ thuộc một phần vào giai đoạn phát triển của bệnh. Bệnh viêm tai giữa cấp thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.

+ Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết: điều trị bằng thuốc kháng sinh toàn thân. Chủ yếu là kháng sinh nhóm b lactam kết hợp với thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau và điều trị mũi họng. Tại sao kháng sinh nhóm b lactam lại hay được sử dụng? Các bác sĩ tai mũi họng 497 cho biết: bởi bệnh viêm tai giữa chủ yếu do vi khuẩn liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu… gây nên. Vì thế, điều trị bằng các loại thuốc nêu trên là hợp lý nhất.

Dieu Tri Viem Tai Giua

bệnh viêm tai giữa có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời

+ Bệnh viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ: ở giai đoạn này, các bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương sẽ trích rạch màng nhĩ để dẫn mủ trong tai giữa ra ngoài. Cùng với đó là kết hợp đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.

+ Bệnh viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ: ở giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa quá nhiều cùng với viêm nhiễm gây thủng màng nhĩ. Dịch nhầy này sẽ theo vết thủng màng nhĩ chảy ra ngoài. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp điều trị viêm, làm khô tai và tiến hành vá nhĩ cho bệnh nhân. Viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ có thể sử dụng thuốc nhỏ an toàn cho tai thủng như: ciplox tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid.

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ CHUYÊN KHOA VỀ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA CẤP

Khi điều trị viêm tai giữa cấp bằng thuốc Tây, người bệnh cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

Không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà khi chưa qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ.

Dùng thuốc theo đúng liều lượng, chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý thay đổi thời gian hay liều lượng có thể sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn, hay dẫn đến tình trạng kháng thuốc.

Trong thời gian dùng thuốc, hãy quan sát cẩn thận các biểu hiện của người bệnh. Nếu xuất hiện những triệu chứng khác thường, hoặc bệnh không thuyên giảm sau 3 – 4 ngày dùng thuốc. Hãy đến bác sĩ để được thay đổi thuốc nếu cần.

Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ. Lao động quá sức hay suy nghĩ nhiều, căng thẳng có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục.

Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho bệnh viêm tai giữa như: thực phẩm chứa vitamin A: gan bò, cà rốt, cà tím,…; thực phẩm chứa kẽm; iot;… Cùng với đó là hạn chế các thực phẩm có hại như: Bia rượu, thuốc lá, đồ uống có ga, không nên ăn thực phẩm cứng, bánh kẹo, đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…v.v.

Button

Hy vọng những thông tin nêu trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc sử dụng thuốc Tây điều trị viêm tai giữa cấp.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gọi đến hotline: 0962.299.497, hoặc livechat để trao đổi trực tuyến với các chuyên gia tai mũi họng tại phòng khám Đông Phương.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC