Nếu như bạn đang kiếm tìm một phòng khám da liễu chữa bệnh giang mai tại Hà Đông thì phòng khám đa khoa Đông Phương là một trong những lựa chọn tốt nhất.
Nơi đây có các bác sĩ đầu ngành, có chuyên môn cao trong lĩnh vực phụ khoa, nam khoa, các bệnh xã hội…v.v.
hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín khi bị giang mai
1. Tại sao nên chọn phòng khám đa khoa Đông phương để thăm khám bệnh giang mai?
Nếu như bạn đang gặp vấn đề về bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội và cần một địa chỉ phòng khám bệnh giang mai tại Hà Đông hãy đến với phòng khám đa khoa Đông Phương – 497 Quang Trung – Hà Nội.
Phòng khám được các bệnh nhân thăm khám liên tục với số lượng đông, bởi:
- Có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm trong nghề.
- Bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối về thông tin cá nhân, cũng như tình trạng bệnh lý hiện tại.
- Bệnh nhân được thăm khám, điều trị bằng các trang thiết bị hiện đại.
- Chi phí điều trị hợp lý, minh bạch đi kèm với chất lượng dịch vụ…
Đa khoa Đông phương là phòng khám chữa bệnh giang mai tại Hà Đông uy tín – chất lượng
Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh xã hội nhạy cảm nên cần được điều trị triệt để và cần thời gian để điều trị. Nếu như bạn lựa chọn những phòng khám, cơ sở y tế chất lượng thấp không những tốn kém chi phí mà còn khiến bệnh tình có nguy cơ trầm trọng hơn.
2. Những điều cần biết về bệnh giang mai
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm, chỉ đứng sau HIV/AIDS. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra. Vi khuẩn này có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Xoắn khuẩn này có sức đề kháng khá yếu, ở nhiệt độ phòng từ 20 – 30 độ C, xoắn khuẩn sẽ chết. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động khá lâu, ở mức 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, và xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong vài phút.
bệnh giang mai do xoắn khẩn giang mai gây ra
Xoắn khuẩn giang mai thường có trong máu, dịch âm đạo của phụ nữ và nam giới. Thường lây truyền qua đường tình dục khi không sử dụng biện pháp an toàn. Ở nữ giới, do cấu tạo cơ quan sinh dục dạng mở, tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới. Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ cũng rất ít khi biểu hiện rõ ràng, và có phần phức tạp hơn.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai
Mức độ biểu hiện của bệnh giang mai được chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Thường thời gian ủ bệnh giang mai là từ 2 – 4 tuần sau khi bị nhiễm bệnh, bắt đầu xuất hiện những vết lở loét trên cơ thể. Vết lở loét thường tập trung ở bộ phận sinh dục nhưng đôi khi xuất hiện cả ở miệng hoặc hậu môn nếu các bộ phận này liên quan đến vấn đề tình dục với người bị bệnh. Những vết lở loét có thể tự lành sau 1 – 5 tuần.
Giai đoạn 2:
Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng giang mai sẽ bước vào giai đoạn 2. Giai đoạn này bắt đầu từ 6 – 12 tuần ngay sau đó. Đôi khi, có thể kéo dài âm thầm trong nhiều năm, các dấu hiệu khi phát bệnh thường là:
- Sốt
- Nhức đầu
- Đau khớp
- Mất cảm giác ngon miệng
- Phát ban (tại bộ phận sinh dục hoặc miệng, đặc biệt là trong lòng bàn tay và lòng bàn chân)
- Đau họng
- Sưng tuyến hạch (nách, háng, cổ)
- Mệt mỏi
biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn 2
Giai đoạn 3:
Giai đoạn này bắt đầu khoảng 10 – 40 năm sau khi người bệnh bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng của giai đoạn này gồm: tổn thương tim mạch và não, có vấn đề trí nhớ, tê liệt và mất thăng bằng.
Ở một số người có thể không gặp bất cứ dấu hiệu bệnh giang mai ở giai đoạn 2 hoặc 3.
Nguyên nhân gây ra giang mai là gì?
Bệnh giang mai do vi khuẩn tên Treponema pallidum gây ra, thường truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, vi khuẩn có thể được lây truyền qua vết nứt hoặc vết cắt ở da sau khi chạm trúng vết lở loét của người nhiễm bệnh. Bệnh không lây qua việc tiếp xúc với bệ ngồi toilet, bể bơi, vòi nước nóng, bồn tắm, mặc chung quần áo hoặc đồ đựng thức ăn.
3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai
Bệnh giang mai rất nguy hiểm bởi:
Nó có khả năng phá hủy toàn bộ cơ thể, phá hủy lục phủ ngũ tạng, gây ra nhiễm trùng máu, suy tim, bại não, vô sinh…
Đối với phụ nữ, bệnh làm tăng nguy cơ gây ra các tình trạng nghiêm trọng trong quá trình mang thai.
Bệnh nhân mắc giang mai không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn dễ lây truyền sang cho vợ/chồng/bạn tình.
Bệnh giang mai gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, dẫn đến nguy cơ hôn nhân đổ vỡ…
Các biến chứng nguy hiểm của giang mai
- Làm rối loạn chức năng co thắt
Vi khuẩn Treponema pallidum gây tổn thương đốt sống thứ 2 – 4 ở lưng, ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được, dẫn đến bí tiểu, đi tiểu không kiểm soát.
- Biến chứng thị giác
Vi khuẩn Treponema pallidum có khả năng tấn công vào niêm mạc mắt, gây nên các dị thường đồng tử như: nhỏ hẹp đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, mắt mờ dần, cơ mắt bị tê bì, thần kinh thị giác bị tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.
bệnh giang mai để lại những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe
- Biến chứng xương khớp
Bệnh gây giang mai gây ra tình trạng viêm khớp ở hông, đầu gối, mắt cá chân, đốt sống lưng và chi trên bị tổn hại, gây thoát vị và gãy xương.
- Tim mạch
Bệnh giang mai có thể gây ảnh hưởng đến các động mạch chính, gây ra tình trạng phình động mạch, viêm động mạch. Ngoài ra, bệnh giang mai còn có thể gây hỏng van tim.
Đặc biệt, trong quá trình mang thai và sinh nở, người mẹ bị nhiễm giang mai có thể truyền sang thai nhi. Khi bị giang mai trong quá trình mang thai, có nguy cơ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong chỉ trong 1 ngày.
4. Phòng ngừa bệnh giang mai
Khi phát hiện bệnh giang mai thường đang trong giai đoạn 1. Phương pháp điều trị đa phần dùng kháng sinh đặc hiệu để kìm hãm sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai. Người bệnh nên tuân thủ liệu trình và phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý ngừng sử dụng thuốc hoặc kết hợp thêm bất kỳ loại thuốc nào khác khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Cách tốt nhất để phòng bệnh giang mai là:
– Thực hiện lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng. Đồng thời thực hiện hành vi tình dục an toàn, tình dục có biện pháp bảo vệ (sử dụng bao cao su).
– Không sử dụng vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng… chung với người lạ hoặc đã nhiễm bệnh.
– Đối với trường hợp bị giang mai bẩm sinh, người mẹ cần kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nếu phát hiện giang mai thì không nên có kế hoạch mang thai. Người mẹ đang mang thai bị giang mai cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
– Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi mắc vi khuẩn giang mai.
Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi từ Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương, các bạn đã có những hiểu biết nhất định về cách chữa bệnh giang mai và tìm được địa chỉ phòng khám chữa bệnh giang mai tại Hà Đông uy tín cho bản thân. Khi mắc bệnh, đừng mặc cảm tự ti mà hãy đến ngay cơ sở gần nhất để điều trị bệnh kịp thời nhé!