Tìm kiếm [x]
X
livechat

Bệnh nổi mề đay kiêng ăn gì và không nên làm gì?

Việc điều trị bệnh nổi mề đay là vô cùng cần thiết để “giải thoát” cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt luôn thường trực. Bên cạnh việc điều trị thì chế độ ăn uống và kiêng khem cũng rất quan trọng để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Vậy nổi mề đay kiêng ăn gì và không nên làm gì? Hãy cùng lưu ý chế độ kiêng khem và lựa chọn thực phẩm thông qua những nội dung ở bài viết dưới đây.

>> Bài viết liên quan:

Bệnh nổi mề đay kiêng ăn gì và không nên làm gì?

Khi bị dị ứng nổi mề đay kiêng gì?

Dị ứng nổi mề đay kiêng gì?

Mề đay là bệnh lý ngoài da khá phổ biến, bệnh không hề nguy hại trực tiếp đến tính mạng nhưng gây nên cảm giác ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Chính vì vậy mà rất nhiều người thắc mắc nguyên nhân nổi mề đay.

Tại sao bị nổi mề đay?

Khi mắc bệnh, người bệnh thường thấy xuất hiện những dấu hiệu như những mảng sẩn màu hồng, xanh trắng hoặc đỏ và bị phù, nổi cao trên bề mặt da, có thể rải rác hoặc tập trung thành đám.

Các mảng sần này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể và có số lượng, kích thước khác nhau, đồng thời gây nên cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Có vô số những tác nhân có thể gây nên bệnh nổi mề đay, theo nghiên cứu có thể chỉ ra một số yếu tố gây bệnh mà chị em nên cảnh giác gồm có:

  • Do di truyền

40% nguyên nhân gây bệnh mề đay là do di truyền, giải thích một cách dễ hiểu nhất là do cùng cơ địa, chủ yếu là chứng dị ứng với thời tiết lạnh.

  • Do thời tiết, môi trường

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cơ thể không kịp thời thích ứng, rất dễ bị nổi mẩn đỏ, gây ngứa.

Bên cạnh đó, sự ô nhiễm môi trường cũng có thể làm suy yếu sức đề kháng, làn da không được bảo vệ toàn diện, dễ rơi vào tình trạng dị ứng.

  • Do thực phẩm

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nổi mề đay, cơ thể phản ứng với thực phẩm sẽ có hiện tượng mẩn ngứa, thậm chí sưng, phù nề, khó thở…

Một số thực phẩm gây dị ứng thường được biết đến như hải sản, thịt đỏ, bia rượu…v.v. Tuy nhiên, đôi khi ngay cả những thực phẩm “lành nhất” cũng có thể gây bệnh. Vì thế chị em cần chú ý bệnh nổi mề đay kiêng ăn gì để có hướng phòng tránh bệnh phù hợp.

  • Do thuốc Tây

Hầu hết các loại thuốc tây đều gây ra tác dụng phụ khi điều trị bệnh, phổ biến nhất là dị ứng mẩn ngứa. Trong đó, các nhóm thuốc kháng sinh, kháng viêm, gây mê, giảm đau,… có nguy cơ cao gây tình trạng nổi mề đay.

  • Do gan bị nhiễm độc

Nhiễm độc gan khiến cho các chức năng của gan suy yếu và không thực hiện được. Chất độc không được lọc ra nên không thể đào thải ra ngoài mà giữ lại trong cơ thể, từ đó nâng cao nguy cơ mẩn ngứa, nổi mề đay.

  • Do nhiễm ký sinh trùng trong máu

Các loại ký sinh trùng trong máu có thể gây nên tình trạng ngứa toàn thân khiến người bệnh không phát hiện được nguyên nhân. Chỉ khi thực hiện xét nghiệm máu mới có thể chắc chắn nguyên nhân nổi mề đay là do nhiễm ký sinh trùng.

  • Do các yếu tố khác

Các tác nhân như chấn thương, tâm lý căng thẳng, áp lực cọ xát do quần áo chật bó, tiếp xúc các vật lạ qua da hay đường hô hấp (côn trùng, bụi phấn hoa,…) cũng có thể gây bệnh.

Tại sao nổi mề đay? Có lẽ người bệnh đã biết rõ hơn một chút. Vì có quá nhiều tác nhân gây bệnh nên người bệnh khi phát hiện triệu chứng cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới điều trị được tận gốc.

Bệnh nổi mề đay kiêng ăn gì?

bệnh nổi mề đay nên kiêng ăn gì

Hình ảnh: Bệnh nổi mề đay kiêng ăn gì

Thực phẩm là một trong những tác nhân phổ biến và nguy hiểm nhất gây bệnh nổi mề đay. Và dù nguyên nhân gây nên tình trạng này ở bạn có phải do thực phẩm hay không thì bạn cũng không thể thả phanh trong việc ăn uống được. Vậy dị ứng nổi mề đay thì kiêng ăn gì?

  • Hải sản

Nhóm thực phẩm này dễ gây dị ứng nổi mẩn ngứa nhất vì có chứa thành phần chủ yếu là các loại protein parvalbumin. Không chỉ nổi mẩn ngứa, mề đay bên ngoài cơ thề mà còn có thể gây dị ứng ở bên trongđường tiêu hóa, thậm chí gây phản ứng toàn thân là sốc phản vệ.

  • Thực phẩm chứa nhiều protein

Ngoài hải sản, một số thực phẩm có hàm lượng protein phong phú như thịt gà, thịt bò, trứng (nhất là lòng trắng), sữa, sô cô la,… có quá nhiều đạm, bao gồm cả đạm bán nguyên, đạm lạ có thể gây dị ứng da.

  • Các chất kích thích

Các chất gây kích thích như gia vị cay nóg (ớt, tiêu…) hay thuốc lá, café, rượu bia cần hạn chế sử dụng.

  • Những món có nhiều vị ngọt

Thực tế thì chất ngọt càng làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nên bạn cũng không nên ăn những món có nhiều vị ngọt như chè, sữa đặc, đường, kẹo bánh….

  • Muối

Muối có thể kích thích hệ thần kinh ngoại biên khiến cho chứng nổi mề đay, mẩn ngứa càng dữ dội hơn. Vì vậy mà bạn nên hạn chế nêm muối vào thức ăn.

  • Thực phẩm chế biến ở dạng nhiều nước

Nếu trường hợp bệnh mề đay của bạn có dấu hiệu phù nề ở da, kèm theo hiện tượng rịn nước thì cần kiêng những món ăn được chế biến dạng nhiều nước như canh, súp.

Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm thường gây phản ứng chậm, sau 24 giờ ăn cơ thể mới phát dị ứng như nhộng tằm, kiều mạch… Vậy nổi mề đay kiêng ăn gì? Đôi khi rất khó để xác định. Phương pháp cuối cùng là thực hiện loại trừ dần dần những thức ăn có khả năng gây dị ứng.

Button

Bệnh nổi mề đay không nên làm gì?

Mề đay là dạng bệnh rất dễ tái phát, nếu gặp được điều kiện thuận lợi. Vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cũng cần tập thể dục thể thao cũng như chú ý kiêng cữ một số vấn đề sau:

  • Kiêng nước, kiêng gió

Nhiều người thắc mắc không biết bị mề đay có tắm được không? Thực tế thì vẫn có thể tắm, tuy nhiên để hỗ trợ bệnh nhanh khỏi thì nên hạn chế tắm.

Tuyệt đối không sử dụng nước ấm để lau người bởi nhiệt độ cao của nước ấm có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Đồng thời, việc tiếp xúc với thời tiết và gió ngoài trời có thể khiến các vết sần nổi nhiều hơn nên người bệnh cần tránh đi ra ngoài quá nhiều, kiêng gió.

  • Tránh chà xát và gãi ngứa

Khi các triệu chứng ngứa ngáy kéo đến, người ta thường tự động có hành động chà hoặc gãi cho bớt ngứa. Nhưng hành động này chỉ có thể giảm ngứa tạm thời, sau đó sẽ làm lan rộng các đám mẩn ngứa nhiều hơn, ngứa hơn.

  • Tránh lạm dụng thuốc

Để cắt nhanh cơn ngứa, nhiều người lựa chọn giải pháp uống hoặc bôi thuốc chữa ngứa da. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc, dùng không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây nên những tác dụng không mong muốn cho da, gan, thận cũng như gây tình trạng nhờn thuốc.

Một số lời khuyên cho bệnh nhân nổi mề đay

Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay thì việc đầu tiên là bạn phải tránh xa tác nhân gây bệnh đó để phòng tránh bệnh tái phát hoặc trầm trọng hơn.

Nếu trong quá trình bạn điều trị một số bệnh khác mà bị nổi mề đay khi dùng thuốc thì cần ngưng thuốc ngay để tránh tình trạng dị ứng thuốc nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Một số trường hợp bị mề đay cấp hay phù mạch có thể được điều trị bằng thuốc tây và kháng sinh histamine. Nhưng lưu ý rằng cách chữa nổi mề đay bằng tây dược giống như con dao hai lưỡi.

Vì vậy chỉ sử dụng đúng liều lượng bác sỹ chỉ định và không bỏ thuốc để đảm bảo tốt cho sức khỏe và chỉ sử dụng thuốc kháng sinh từ 3 – 5 ngày.

Trên đây là một vài lời khuyên và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa dành cho những bệnh nhân mắc bệnh nổi mề đay. Nếu còn điều gì chưa hiểu hoặc thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh nổi mề đay kiêng ăn gì và kiêng làm gì, bạn đọc có thể liên hệ đến đường dây nóng Hotline: 0962.299.497 hoặc click vào ô tư vấn bên dưới của phòng khám da liễu để được tư vấn cụ thể hơn.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC