Bệnh mề đay là một trong những dạng bệnh dị ứng ngoài da phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng. Hiện nay, để điều trị bệnh mề đay, nhiều người có xu hướng lựa chọn các bài thuốc Đông y hơn, bởi có thể tránh được những tác dụng phụ có hại cho cơ thể như thuốc Tây, cũng có công dụng hiệu quả hơn các mẹo dân gian lưu truyền. Nếu bạn đang khổ sở vì tình trạng bệnh này thì có thể tham khảo các bài thuốc chữa nổi mề đay bằng Đông y ngay dưới đây.
>> Xem thêm: Nguyên nhân nổi mề đay
Phương pháp chữa nổi mề đay bằng Đông y
cách chữa nổi mề đay bằng đông y
Mề đay là một dạng viêm da, dị ứng ngoài da thường gặp. Theo Đông y thì bệnh mề đay còn được gọi là “tầm ma chẩn” hay “phong chẩn khối”, căn cứ vào nguyên nhân là do thể phong hàn (do tiếp xúc không khí lạnh) hay phong nhiệt (do tiếp xúc không khí khô nóng). Bên cạnh đó còn tồn tại một số nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay như do thực phẩm, di truyền…
Đông y quan niệm rằng, khi cơ thể, tạng phủ suy yếu dẫn đến suy giảm chức năng của gan thận, độc tốc không được đào thải ra ngoài cơ thể. Từ đó vinh vệ khí bất hòa, trong không sơ tiết, hơn nữa ngoài tà xâm nhập, khí huyết lưu thông kém, uất tích ở bì phu mà gây nên thành bệnh.
Bệnh không quá nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh nhưng luôn đem đến cảm giác khó chịu và ngứa ngáy cho người bệnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày. Vì vậy cần được nhanh chóng tìm cách trị mề đay tận gốc.
Nếu như những cách chữa mề đay bằng mẹo không đem đến hiệu quả như mong muốn, những bài thuốc Tây y hiệu quả nhưng kèm theo tác dụng phụ có hại cho cơ thể, thì các bài thuốc Đông y có thể đảm bảo cả hai yếu tố hiệu quả và an toàn.
Nếu bạn đang khổ sở vì tình trạng bệnh này thì có thể tham khảo các bài thuốc chữa nổi mề đay bằng Đông y ngay dưới đây.
Các bài thuốc chữa nổi mề đay bằng Đông y
Để trị mề đay tận gốc thì cần căn cứ vào những triệu chứng cụ thể để phân biệt loại hình, từ đó áp dụng bài thuốc phù hợp, theo nguyên tắc “Biện chứng luận trị” của đông y.
1. Mề đay phong nhiệt
Dạng này thường biểu hiện ra ngoài với những nốt sẩn đỏ tươi, ngứa kịch liệt và nóng rát, miệng có cảm giác khát khô. Bên cạnh đó có thể kèm theo một số triệu chứng như sốt, sưng đau họng, rêu lưỡi có màu trắng hoặc vàng nhạt. Tình trạng bệnh sẽ phát càng nặng nếu cơ thể gặp nóng.
Lúc này cần áp dụng các bài thuốc có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt và chống ngứa, có thể kể đến như:
– Bài thuốc 1: Sắc 12g vỏ núc nác, 12g kim ngân hoa và 6g lá đơn đỏ với 800ml nước. Đun lấy 400ml rồi chia làm 2 phần, uống lúc đói bụng vào sáng sớm và chiều tối.
– Bài thuốc 2: Sắc 12g kim ngân hoa và 6g phù bình với nước như bài thuốc 1, cách uống cũng tương tự.
– Bài thuốc 3: Sắc 16g phù bình, 12g vỏ núc nác và 10g thuyền y với nước như bài thuốc 1, cách uống cũng tương tự.
– Bài thuốc 4: Sắc 50g phù bình tía tươi và 20g lá muồng trâu tươivới 600ml. Đun lấy 300ml rồi chia làm 2 lần uống trong ngày (với người lớn) hoặc 3 – 4 lần uống trong ngày (với trẻ nhỏ).
– Bài thuốc 5: Nguyên liệu của bài thuốc gồm có đơn tướng quân,cam thảo đất, kim ngân hoa, củ khúc khắc,lá đơn đỏ,lá đơn răng cưa, mỗi vị 20g cùng 15g ké đầu ngựa.
Sắc tất cả các nguyên liệu với 1000ml. Đun lấy 300ml rồi chia làm 2 lần uống trong ngày (với người lớn) hoặc 3 – 4 lần uống trong ngày (với trẻ nhỏ).
2. Mề đay do phong hàn
Dạng này thường biểu hiện ra ngoàivới những nốt sẩn có sắc trắng, đi kèm đó là cảm giác ngứa ngáy, rêu lưỡi có màu trắng và có hiện tượng phù mạch. Tình trạng bệnh sẽ phát càng nặng nếu cơ thể gặp gió và giảm nhẹ nếu thời tiết ấm.
Thuốc trị mề đay hiệu quả nhất trong trường hợp này là những bài thuốc có tác dụng trừ phong, tán hàn và chống ngứa, cụ thể:
– Bài thuốc 1: Sao vàng quả ké đầu ngựa và nghiền thành bột mịn. Khi uống chiêu bằng nước sôi hoặc hòa cùng rượu trắng, uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống từ 1 – 2g bột.
– Bài thuốc 2: Sắc 12g hương nhu và 6g phù bình cùng 800ml nước. Đun lấy 400ml rồi chia làm 2 phần, uống lúc đói bụng vào sáng sớm và chiều tối.
– Bài thuốc 3: Sắc 15g hành (để cả củ), 10g kinh giới, 10g tía tô, 8g gừng tươi, 6g quế chi với 800ml nước. Đun lấy 400ml rồi chia làm 2 phần, uống lúc đói bụng vào sáng sớm và chiều tối.
– Bài thuốc 4: Nguyên liệu gồm có 10g xuyên khung, 6g khương hoạt, 6g bạch thược, 6g phòng phong, 6g kinh giới, 6g quế chi, 5g cam thảo, 5g gừng tươi và 5 quả đại táo.
Sắc tất cả các nguyên liệu với 800ml nước. Đun lấy 450ml rồi chia làm 3 phần, uống lúc đói bụng vào sáng, trưa, chiều. Bài thuốc được áp dụng cho các trường hợp bệnh đã phát nặng.
Đối với dạng mề đay do phong hàn, trường hợp bệnh nhẹ thì có thể áp dụng bài thuốc 1 và 2, trong trường hợp bệnh chuyển nặng thì cần chuyển sang bài thuốc 3 và 4.
3. Mề đay thế mãn tính (huyết hư phong táo)
Dạng này thường kéo dài lâu ngày và thỉnh thoảng lại phát tác, nhất là thời điểm buổi chiều và buổi tối bệnh sẽ phát nặng hơn.
Bệnh nhân có thể thấy miệng khô, chất lưỡi đỏ khô và ít rêu lưỡi hơn, lòng bàn chân bàn tay nóng, bắt mạch thấy nhỏ và yếu. Bên cạnh đó, người bệnh luôn cảm thấy phiền não, bức bối và rất dễ nổi cáu.
Những bài thuốc trị mề đay mãn tính thường có tác dụng trừ phong,dưỡng huyết, nhuận táo và chống ngứa, áp dụng cho các trường hợp khí huyết suy nhược, bệnh nhiều lần tái phát.
– Bài thuốc 1: Sắc 10g bạch thược, 10g đương quy và 6g kinh giới với nước để uống thay trà mỗi ngày.
– Bài thuốc 2: Sắc 12g thục địa, 10g dây kim ngân và 10g cỏ nhọ nồi với nước uống thay trà mỗi ngày.
– Bài thuốc 3: Nguyên liệu gồm 15g sinh địa hoàng, 10g đan sâm,10g huyền sâm,10g bạch thược,10g hà thủ ô chế,10g đan bì, 6g xuyên khung,6g cam thảo, 6g đương quy,6g thuyền y.
Sắc tất cả các nguyên liệu trên với 1 lít nước. Đun lấy 450ml rồi chia ra 3 phần uống lúc đói bụng vào sáng, trưa, chiều.
Bên cạnh các bài thuốc đông y, có rất nhiều cách chữa bệnh mề đay bằng thuốc nam được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa, đến nay vẫn được áp dụng tương đối phổ biến như lá đơn đỏ, cây chó đẻ răng cưa, cây hẹ, cây cà gai leo …
Bạn có thể quan tâm: Bị nổi mề đay kiêng ăn gì
Lưu ý khi điều trị nổi mề đay bằng Đông y
Với những ưu điểm như loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, điều hòa cơ thể, không lo tái phát, không tác dụng phụ… nên càng ngày càng nhiều người lựa chọn các sản phẩm Đông y để điều trị bệnh mề đay, nhất là các bệnh nhân bị nổi mề đay mãn tính.
Thế nhưng có nhiều người chủ quan sử dụng thuốc khá bừa bãi, không đúng tình trạng bệnh và không đúng chỉ dẫn do cho rằng cứ thuốc có nguồn gốc tự nhiên là an toàn tuyệt đối.
Đó là chưa kể đến những nơi bán thuốc không hợp vệ sinh, hoặc bị pha trộn những loại thuốc không rõ nguồn gốc….
Vì vậy mà các chuyên gia Đông y tại phòng khám da liễu Đông Phương xin chia sẻ một số lưu ý khi chữa bệnh mề đay bằng Đông y nhằm hỗ trợ người bệnh tránh khỏi những rủi ro không đáng có khi điều trị bệnh:
– Chọn đúng thầy thuốc, đúng cơ sở uy tín
Đây là yếu tố đầu tiên mà bệnh nhân cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng. Chỉ những bác sỹ tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm tại các cơ sơ uy tín mới có thể nắm bắt chính xác và đầy đủ những độc tính của các dược liệu Đông Y, đảm bảo bào chế thuốc đúng quy chuẩn, giúp chữa bệnh nhanh chóng dứt điểm.
– Sử dụng thuốc đúng với tình trạng bệnh
Nhiều người chủ quan cho rằng thuốc Đông y tuyệt đối an toàn nếu uống sai thuốc cũng không gây ảnh hưởng gì đến cơ thể.
Tuy nhiên, dù là thuốc Tây hay thuốc Đông thì với mỗi bệnh khác nhau sẽ có tương ứng một phương pháp điều trị khác biệt, không có loại thuốc nào có thể dùng chung cho tất cả các bệnh.
Vì vậy cần uống thuốc đúng với thể trạng bệnh của bản thân để tránh những ảnh hưởng không đáng có.
sử dụng thuốc đúng với tình trạng nổi mề đay
– Sử dụng thuốc an toàn
Do thuốc Đông y thường đem lại hiệu quả chậm hơn thuốc Tây; đặc biệt là những người chuyển từ thuốc Tây sang thuốc Đông y, phải có một khoảng thời gian để thuốc Đông Y loại bỏ độc tố do thuốc Tây Y tích tụ lại ra khỏi cơ thể. Vì thế nên nhiều người vì nóng vội mà tự ý uống thêm thuốc Tây y khi đang uống thuốc Đông y.
Nhưng điều này hoàn toàn không nên bởi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị bệnh. Trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc Tây Y thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên hữu ích nhất.
– Bảo quản thuốc
Trường hợp thuốc chữa mề đay bằng đông y mà bạn sử dụng buộc phải sắc thì cần bảo quản cẩn thận để tránh bị nấm mốc. Cũng không được rửa một số vị thuốc để tránh làm trôi mất vị thuốc. Sau khi sắc thuốc (đảm bảo đủ độ lửa, không bị cháy) thì cần bảo quản để nước thuốc không bị thiu.
Tốt nhất bạn nên lựa chọn thuốc Đông y dạng viên hoàn đã được bào chế để thuận tiện sử dụng cũng như đảm bảo chất lượng, nhất là khi bạn là người phải thường xuyên di chuyển và công việc bận rộn.
– Thường xuyên theo dõi trong quá trình sử dụng
Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sỹ chuyên khoa, kết hợp với chế độ kiêng khem để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Đồng thời cần theo dõi những chuyển biến của cơ thể để xem có dấu hiệu khác thường nào không. Một số trường hợp tác dụng phụ của thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Nhưng với những trường hợp tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy lo lắng hoặc không thể chấp nhận được thì nên ngừng thuốc và xin tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.
Ngày nay, các bệnh nhân thường có xu hướng tìm đến các vị thuốc tự nhiên hơn là những bài thuốc Tây y bởi tính hiệu quả và an toàn, không gây tác dụng phụ. Bệnh nổi mề đay cũng không phải là ngoại lệ. Rất nhiều bệnh nhân lựa chọn thuốc Đông y là cách chữa bệnh mề đay nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Trên đây là những chia sẻ và tư vấn về phương pháp chữa nổi mề đay bằng Đông y. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 0962.299.497 để được các chuyên gia da liễu của Phòng Khám Da Liễu Đông Phương tư vấn cụ thể hơn.