Tìm kiếm [x]
X
livechat

Nguyên nhân dị ứng nổi mề đay

Nguyên nhân dị ứng nổi mề đay nếu hiểu rõ sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa, kiểm soát bệnh. Cùng chuyên gia da liễu của phòng khám đa khoa da liễu Đông Phương tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay qua những thông tin được chia sẻ dưới đây.

>> Nổi mề đay sau khi uống rượu

>> Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng lá tía tô

>> Làm gì khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay

Nguyên nhân dị ứng nổi mề đay

Nguyên nhân dị ứng nổi mề đay là gì?

Nguyên nhân dị ứng nổi mề đay là gì?

Là một dạng dị ứng ngoài da, dị ứng nổi mề đay hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Di truyền

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải căn bệnh này và chủ yếu thể hiện qua dị ứng thời tiết hoặc dị ứng thực phẩm.

Sức đề kháng yếu

Những người có sức đề kháng yếu khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày. Đây chính là một trong những nguyên nhân dị ứng nổi mề đay.

Thời tiết, khí hậu

Những khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, thời điểm giao mùa, gió lạnh, độ ẩm không khí cao… rất dễ xuất hiện nổi mề đay.

Dị ứng thức ăn hoặc thực phẩm

Đây được xem là yếu tố thường gặp và phổ biến nhất. Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng chủ yếu bao gồm: cua, sò, tôm, ghẹ, nghêu, thịt bò, cá biển, sôcôla, phô mai, trứng, các loại mắm, tương, rượu, bia, chao… các loại thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất tạo màu, chất bảo quản, đồ ăn cay nóng…

Dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay

Một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da như Aspirin, Pennicillin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod, thuốc điều trị suy tim, cao huyết áp, xương khớp, thuốc ngủ, thuốc gây mê, huyết thanh, thuốc ngừa thai, một số loại vaccin… sau lần đầu sử dụng hoặc sau 5 – 10 ngày có thể gây dị ứng nổi mề đay.

Các loại ký sinh trùng trong cơ thể

Giun kim, giun lươn, giun đũa, sán, giun chỉ… làm xuất hiện hoặc thường xuyên tái phát bệnh nổi mề đay dị ứng.

Sự tác động của yếu tố tâm lý

Thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu, xúc động, áp lực, gắng sức cũng là nguyên nhân dị ứng nổi mề đay.

Do virus, vi khuẩn trong cơ thể

Bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B, C hoặc bị nhiễm khuẩn tại các cơ quan trong cơ thể có nguy cơ cao đối với căn bệnh này.

Đông y cho rằng, một số tạng hoặc phủ liên quan đến tạng can (gan), bệnh dị ứng, liên quan về huyết tức là liên quan về mặt tạng tâm (tâm chủ huyết mạch), giải độc, liên quan đến tuần hoàn của huyết. Thêm vào đó, huyết là một phủ (kỳ hằng), đối tượng chính của bệnh dị ứng trong cơ thể vì huyết nhiệt sinh phong, tạng phế, có mối liên quan đến da nên sẽ gây ra dị ứng nổi mề đay.

Do có nhiều nguyên nhân dị ứng nổi mề đay nên người bệnh nên chủ động áp dụng chế độ ăn loại trừ để tìm căn nguyên gây bệnh như: bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng, có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Lúc này nếu mề đay không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ cho đến khi thấy mề đay nổi lên. Đó chính là nguyên nhân dị ứng nổi mề đay mà bạn cần tránh để bệnh không tái phát về sau.

Phòng tránh nguyên nhân dị ứng nổi mề đay như thế nào?

Cách phòng tránh dị ứng nổi mề đay

Cách phòng tránh dị ứng nổi mề đay

Chuyên gia da liễu của phòng khám Đông Phương chia sẻ, khi trời quá rét hoặc quá lạnh, nổi mề đay do cơ địa quá mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ của thời tiết. Vì thế, khi tiếp xúc với khí lạnh, hơi nóng, cơ thể người bệnh sẽ giải phóng ra histamin và các chất trung gian khác làm xuất hiện mề đay. Hiện tượng dị ứng nổi mề đay do thời tiết này cũng giống như việc cơ thể phản ứng lại các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật…

Từ những nguyên nhân dị ứng nổi mề đay trên đây bạn có thể chủ động phòng tránh căn bệnh này bằng cách:

– Người mắc nổi mề đay do lạnh cần luôn chú ý mặc ấm đồng thời hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh.

– Nổi mề đay do dị ứng thực phẩm cần tránh ăn thực phẩm gây ra hiện tượng này.

– Lựa chọn những loại mỹ phẩm thích hợp với loại da để tránh tình trạng mỹ phẩm gây dị ứng da.

– Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét.

– Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại cần đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động.

– Sử dụng thuốc Đông – Tây y để chữa một loại bệnh nào đó cần có chỉ định từ phía bác sĩ để tránh bị ngộ độc thuốc và nổi mề đay.

Thông thường, bệnh nổi mề đay làm xuất hiện các mảng sẩn đỏ trên da với nhiều kích thước khác nhau gây ngứa dữ dội nhưng chúng sẽ tự biến mất và không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên, cũng có trường hợp dị ứng nổi mề đay gây ra nhiều biến chứng như nhịp tim nhanh, phù não, khó thở… nên khi cơ thể có dấu hiệu bất thường bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt để hạn chế nguy hiểm.

Khi cần được giải đáp về nguyên nhân dị ứng nổi mề đay hay cách phòng tránh dị ứng nổi mề đay bạn có thể đến trực tiếp phòng khám Đông Phương để được bác sĩ chẩn đoán chính xác về điều này và hướng dẫn biện pháp xử trí nhằm sớm thoát khỏi những phiền toái do bệnh gây ra hoặc gọi tới HOTLINE: 0962.299.497 để được tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh đang gặp phải.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC