Trẻ bị dị ứng nổi mề đay thường ngứa ngáy bứt rứt, khó chịu, quấy khóc khiến cha mẹ lo lắng không biết cách xử trí thế nào để nhanh chóng giảm triệu chứng của bệnh một cách an toàn. Vậy cần làm gì khi trẻ bị mề đay dị ứng?
>> XEM THÊM:
- Cách trị nổi mề đay bằng lá tía tô
- Mẹo chữa dị ứng nổi mề đay bằng rau kinh giới
- Điều trị nổi mề đay bằng lá khế tại nhà
Trẻ bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao?
Nguyên nhân trẻ bị dị ứng nổi mề đay
Nổi mề đay dị ứng xảy ra khi cơ thể trẻ giải phóng một chất trung gian hóa học có tên là histamine. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có rất nhiều nhưng chủ yếu do:
- Côn trùng đốt và cắn
Một số trẻ có làn da nhạy cảm dễ dị ứng với kiến lửa, ong… nên khi bị chúng đốt, cơ thể sẽ phản ứng lại những vết đốt này nên da xuất hiện các nốt mề đay.
- Do thực phẩm
Một số loại thực phẩm như trứng, sữa, lạc, quả hạch, bột mỳ, đậu nành, cá, hải sản… hoặc một số loại phụ gia và chất bảo quản có thể khiến trẻ bị dị ứng nổi mề đay vì sự có mặt của protein trong thực phẩm hoặc cơ thể phản ứng với một chất nào đó trong thực phẩm và giải phóng ra histamine.
- Di truyền
Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu thì những trẻ có bố mẹ bị nổi mề đay sẽ có nguy cơ trẻ bị dị ứng nổi mề đay cao hơn so những trẻ khác.
- Tác nhân dị ứng
Một số trẻ bị dị ứng với lông chó, mèo nên khi ôm ấp, vuốt ve chúng có thể khiến trẻ nhanh chóng bị nổi mề đay. Thêm vào đó, một số tác nhân dị ứng khác tồn tại trong không khí như bụi mốc, phấn hoa… cũng dễ gây dị ứng nổi mề đay.
- Bệnh tật
Một số trẻ do đang bị nhiễm virus hoặc cảm lạnh có thể bị mề đay kéo dài khoảng 1 – 2 tuần mới hết.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đôi khi cũng làm nổi mề đay dị ứng.
- Một số loại thuốc
Sử dụng một số loại thuốc hay kháng sinh có thể khiến trẻ bị dị ứng nổi mề đay.
- Sức đề kháng yếu
Trẻ có sức đề kháng yếu dễ bị vi khuẩn, virus hoặc các vật thể lạ xâm nhập qua đường hô hấp hoặc qua da gây bệnh nổi mề đay dị ứng.
Ngoài những nguyên nhân trên đây thì những trẻ mắc một số bệnh hệ thống như Luput ban đỏ, cường tuyến giáp, u ác tính cũng có nguy cơ cao với căn bệnh này và có trẻ bị nổi mề đay dị ứng nhưng không rõ nguyên nhân.
Biểu hiện bé bị dị ứng nổi mề đay
- Nổi mề đay cấp tính
Những trẻ bị dị ứng nổi mề đay cấp tính sẽ có dấu hiệu sốt, nổi mụn nhỏ sần li ti, phù nề và ngứa theo cơn. Phụ thuộc vào cơ địa và môi trường sống của trẻ mà tình trạng ngứa của từng trẻ có thời gian kéo dài khác nhau. Các mụn nhỏ li ti có thể tự lặn hoặc xuất hiện theo đợt trong ngày. Có nhiều trẻ có thể xuất hiện biểu hiện sốt, khó thở, quấy khóc và quặn bụng.
- Nổi mề đay mãn tính
Nếu những triệu chứng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, biểu biện bệnh ở trẻ sẽ giống giai đoạn cấp tính nhưng có thể xuất hiện liên lục hoặc ngắt quãng theo ngày mà không hề thuyên giảm. Lúc này, trẻ nóng, sốt và mẩn ngứa kéo dài nên biếng ăn, sụt cân và nổi mề đay khắp người, cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh hệ lụy không đáng có.
Những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể có những dấu hiệu như: chóng mặt, khó thở, rát da, phù mạch. Nếu trẻ gãi ngứa mạnh sẽ gây trầy xước, chảy máu trên da.
Làm gì khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay
Điều trị bệnh cho trẻ bị dị ứng nổi mề đay cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và căn cứ trên mức độ bệnh để lựa chọn cách chữa bệnh phù hợp. Nếu thấy trẻ có xuất hiện những mảng da màu hồng hoặc trắng nổi lộm cộm, ngứa ngáy, sốt, nôn ói, quấy khóc, cha mẹ nên:
– Loại bỏ nhanh chóng những tác nhân gây hại cho con bằng cách kích thích gây nôn để loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi cơ thể nếu nguyên nhân do thức ăn; không để trẻ tiếp xúc với đồ chơi hoặc vật dụng gây kích ứng.
– Luôn vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể và giữ môi trường quanh trẻ thông thoáng để tránh viêm nhiễm trên da nặng hơn.
– Dùng nước ấm pha ở nhiệt độ vừa đủ, không nên chà xát mạnh trên phần da bị dị ứng khi tắm để tránh làm tổn thương gây bội nhiễm trên da.
– Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu vải mềm, rộng rãi, khô thoáng.
– Cắt ngắn móng tay cho trẻ đồng thời hạn chế để trẻ dùng tay gãi vào vết thương khi ngứa.
– Tăng cường bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng giúp trẻ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
Tùy theo từng căn nguyên và mức độ dị ứng nổi mề đay ở trẻ em mà có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sử dụng một số loại như: kem chống ngứa hydrocortisone; thuốc uống như corticosteroid hoặc prednisone; thuốc uống hoặc tiêm kháng histamine; thuốc hen suyễn; thuốc làm ức chế khả năng miễn dịch…
Các mẹ cần biết khi con bị dị ứng nổi mề đay
Nếu trẻ bị dị ứng nổi mề đay có các dấu hiệu như: mặt, lưỡi và cổ họng trẻ bị sưng lên; mẩn đỏ không mất đi sau 4 giờ cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chủ động phòng dị ứng nổi mề đay ở trẻ tái phát bằng cách:
– Những mẹ đang cho con bú nên kiêng một số thức ăn có thể gây dị ứng ở trẻ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa đồng thời ăn nhạt để không tích lũy nhiều nước và natri trong cơ thể.
– Không cho trẻ ăn những thức ăn có thể gây dị ứng và tránh xa các tác nhân có khả năng gây kích ứng da.
– Cho trẻ mặc quần áo cotton, thoáng mát.
– Giữ cơ thể trẻ sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập của một số loại kí sinh trùng.
Nếu cần được tư vấn thêm về hiện tượng trẻ bị dị ứng nổi mề đay, cha mẹ cũng có thể gọi tới hotline 0962.299.497 để được chuyên gia của phòng khám Phòng Khám Da Liễu Đông Phương giải đáp và chia sẻ hướng xử trí an toàn, hiệu quả.