Bé bị nổi mề đay khắp người hay nổi mề đay ở trẻ em phải làm sao vì với làn da nhạy cảm và vô cùng mỏng manh nên trẻ bị nổi mề đay trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng, mẩn ngứa đặc biệt là nổi mề đay. Vậy bé bị nổi mề đay khắp người phải làm sao? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bé bị nổi mề đay khắp người
Không giống như người lớn, ngoài triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, bé bị nổi mề đay còn dẫn đến trình trạng bỏ ăn, quấy khóc, hay cáu gắt, lâu dần sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể trạng cũng như tâm lí của bé. Tuy nhiên, cách chữa nổi mề đay ở trẻ em cũng cần được lưu ý hơn bởi sức đề kháng và cơ thể của bé vẫn chưa được hoàn thiện. Nếu không có biện pháp chữa trị đúng đắn sẽ rất dễ gây ra cho trẻ các tổn thương đáng tiếc.
Bệnh nổi mề đay ở trẻ em được chia thành 2 dạng: cấp tính và mãn tính.
Nổi mề đay ở trẻ em cấp tính
Bé bị nổi mề đay cấp tính sẽ có một các biểu hiện như sốt nổi mề đay, da sẩn, phù nề, ngứa ngáy dữ dội. Cơn ngứa có thể xảy ra trong vài phút hay vài giờ sau đó tự lặn, hoặc nó cũng có thể xuất hiện thành từng đợt kế tiếp nhau. Bệnh nổi mề đay ở trẻ em có thể khiến trẻ khó thở, đau bụng quằn quại, khiến trẻ khóc nhiều.
Bé bị nổi mề đay mãn tính
Trường hợp mãn tính là là hiện tượng trẻ bị nổi mề đay kéo dài hơn 8 tuần, có thể ngắt quãng hoặc liên tiếp trong nhiều ngày, với nhiều dạng khác nhau. Các biểu hiện cũng như thể cấp tính nhưng nặng hơn, vì thế các mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện da liễu hoặc các phòng khám da liễu uy tín để thăm khám và điều trị.
Các bố mẹ chú ý không được tự ý mua thuốc về chữa cho bé bởi có thể dẫn đến phản tác dụng, khiến bệnh mề đay trầm trọng hơn.
Nổi mề đay ở trẻ em do đâu
– Bé bị nổi mề đay là do cơ địa trẻ sức đề kháng yếu, do đó rất dễ bị vi khuẩn, virus, hay các vật thể lạ xâm nhập qua da hoặc qua đường hô hấp và gây bệnh.
– Do trẻ dị ứng với một số thực phẩm như hải sản, các loại thịt động vật…v.v.
– Khi trẻ uống thuốc có một số thành phần mẫn cảm với cơ thể cũng gây ra dị ứng thuốc, khiến bé bị nổi mề đay.
– Bé bị nổi mề đay do bị côn trùng chích. Hầu hết những động vật nhỏ trong nhà sẽ gây ra những nốt sưng phù ở vết cắn, nếu bé nào có làn da mẫn cảm hoặc nọc độc của côn trùng quá mạnh thì hoàn toàn có thể bị nổi mề đay.
– Trẻ em tiếp xúc với các vật có chứa chất gây dị ứng va quẹt vào da như đồ chơi, thú nhồi bông, xe đẩy,…v.v.
– Do di truyền từ bố mẹ. Theo nghiên cứu của chuyên gia da liễu thì ở những trẻ có bố mẹ bị bệnh mề đay thì sẽ có nguy cơ nổi mề đay cao hơn so với các trẻ khác.
– Bệnh nổi mề đay ở trẻ em là do mắc một số bệnh hệ thống như Luput ban đỏ, bệnh cường tuyến giáp, u ác tính. Có những trường hợp bé bị nổi mề đay mà không rõ nguyên nhân.
Trẻ bị nổi mề đay nên làm gì
Khi thấy bé bị nổi mề đay biểu hiện ở các triệu chứng như nổi mẩn ngứa khắp người, xuất hiện những mảng da màu hồng hoặc trắng nổi lộm cộm, ngứa ngáy, trẻ gào khóc và có thể kèm theo sốt cao, nôn ói thì bố mẹ cần nhớ thực hiện những điều sau đây:
- Loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại cho con. Nếu phụ huynh đã xác định được bệnh nổi mề đay ở trẻ em là do thức ăn thì phải tìm cách kích thích gây nôn nhằm loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể trẻ. Nếu do va quẹt thì cần loại bỏ vật dụng đó
- Mẹ cần tránh cho bé ăn các loại thức ăn như sữa đặc có đường, bơ sữa, trứng tươi, hải sản,…v.v. Bên cạnh đó cần hạn chế lượng muối trong các bữa ăn của trẻ.
- Phải giữ sạch cơ thể của bé để tránh tình trạng viêm nhiễm trên da nặng thêm do vi khuẩn. Trong quá trình tắm, mẹ chỉ nên rưới nước và thoa nhẹ lên vùng da bị tổn thương, tránh chà xát mạnh tay.
- Lưu ý trong quá trình tắm rửa cho trẻ, mẹ cần dùng nước ấm pha ở nhiệt độ vừa đủ, vì nước nóng sẽ gây khô nứt da. Nên sử dụng xà phòng chuyên dùng cho bệnh mề đay để sử dụng cho bé, các loại bình thường thường có tính sát khuẩn quá cao, không phù hợp với làn da bị nổi mẩn và sưng vù vì mề đay.
- Chất liệu quần áo cũng nên được chú ý, các loại vải có chất cotton mềm, khô thoáng và đặc biệt phải rộng rãi là sự lựa chọn lý tưởng nhất cho trẻ bị nổi mề đay.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cần thêm vitamin và khoáng chất với mục đích nâng cao đề kháng cho trẻ. Có như vậy bé mới đủ sức để đẩy lùi triệu chứng mẩn ngứa, mề đay.
- Mẹ cần cắt ngắn móng tay cho con, ngăn cản con dùng ta gãi vào vùng da bị bệnh mỗi khi bị ngứa. Mẹo nhỏ cho các mẹ là hãy đeo bọc tay cho con để hạn chế tình trạng này.
Dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng nổi mề đay
Các mẹ có thể nhận biết dấu hiệu bé bị dị ứng nổi mề đay với những triệu chứng sau:
- Trên da trẻ xuất hiện các mảng da đỏ phù nề, với các hình dạng và kích thước thay đổi.
- Mẩn ngứa và phát ban ở bất kì vùng da nào trên cơ thế, đồng thời kèm theo triệu chứng, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng,…v.v.
- Bé bị dị ứng nổi mề đay sẽ đặc biệt nguy hiểm khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện trên mặt, trong miệng và ở vùng xung quanh miệng, kèm theo phù nề vì nó có thể là dấu hiệu của hiện tượng phù nề loạn thần kinh mạch da, có nguy cơ gây ảnh hưởng tới lưỡi và họng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường hô hấp như thanh – khí quản khiến trẻ bị khó thở cấp tính vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
- Hiện tượng bé bị dị ứng nổi mề đay không phải là hiếm gặp, sức đề kháng non yếu, làn da còn nhạy cảm khiến cho trẻ dễ có phản ứng với những loại chất kích thích, hay chất gây dị ứng. Có thể điểm qua một số tác nhân chủ yếu dấn đến căn bệnh này là:
- Do các yếu tố vật lý như cọ xát, chấn thương, thay đổi thời tiết.
- Do yếu tố di truyền, chủ yếu là chứng dị ứng với thời tiết do lạnh.
- Do tiếp xúc với các vật lạ qua đường hô hấp, qua da, ăn uống, thuốc, côn trùng, vi khuẩn, nấm, mỹ phẩm của mẹ.
Tình trạng bé bị dị ứng nổi mề đay cũng có thể được hình thành gián tiếp qua nguồn sữa mẹ, các thức ăn mẹ ăn cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến bé bị dị ứng nổi mề đay.
Cách chữa nổi mề đay ở trẻ em
Muốn chữa khỏi bất cứ căn bệnh nào cho con bố mẹ cũng cần phải bình tĩnh, trước hết phải theo dõi tình trạng, mức độ bệnh tình của con như thế nào, sau đó cố gắng tìm ra thủ phạm khiến bệnh hình thành. Trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa trên da có thể là do những nguyên nhân ở trên, do đó người lớn cần tìm hiểu kỹ để loại bỏ những nguyên nhân đó.
1. Cách chữa nổi mề đay ở trẻ em bằng món ăn
Mẹ có thể áp dụng cách chữa nổi mề đay ở trẻ em bằng những món ăn sau:
- Cháo đậu xanh
Nấu cháo đậu xanh cùng với bách hợp và cho trẻ ăn khi còn ấm (nguyên liệu mỗi loại cần 30g).
Nấu cháo với mã thầy và bột thuốc ý dĩ nhân (30g cho mỗi vị thuốc).
2 món cháo này có công dụng rất tốt trong cách chữa nổi mề đay ở trẻ em, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
- Cà chua
Mẹ ép lấy nước của cà chua để cho trẻ uống. Hoặc cũng có thể thay bằng hỗn hợp nước ép trái cây tươi hay uống nước trà xanh.
- Mướp đắng
Xay nhuyễn 1-2 quả mướp đắng, cho thêm chút muối và nước vào và nấu chín rồi đút cho trẻ ăn.
2. Cách chữa nổi mề đay ở trẻ em bằng thuốc
- Thuốc kháng histamin H1
Thuốc kháng histamin là một loại thuốc chữa dị ứng dùng để điều trị hiện tượng bệnh nổi mề đay ở trẻ em khá hiệu quả.
Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn chặn một loại tế bào nhất định (được gọi là các thụ thể H1) để làm cho phản ứng dị ứng không thể diễn ra.
Một số thuốc kháng histamin H1 bao gồm có thuốc dạng bôi như hydroxyzine, thuốc dạng uống diphenhydramine.
Sử dụng đúng liều chuẩn của diphenhydramine ở trẻ từ 2- 11 tuổi là 1-2 mg/ kg, cho bé uống mỗi lần cách nhau 6 giờ khi cần thiết (liều lượng an toàn tối đa của mỗi liều là 50mg, và tổng số là 300mg mỗi ngày). Với trẻ em trên 12 tuổi, cho trẻ uống với liều lượng 25 – 50mg, mỗi lần uống cách nhau khoảng 2 – 4 giờ.
Thuốc kháng histamin cho hiệu quả điều trị nhanh và chúng đều có công dụng an thần với trẻ trong quá trình đi vào cơ thể của các bé. Khi bé bị nổi mề đay kéo dài trong vài ngày, thì bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai. Một số loại thuốc có thể kể đến như Cetirizine (Zyrtec) và Loratidine (Claritin). Một liều điển hình của loratidine cho trẻ em từ 2 – 5 tuổi là 5mg, mỗi ngày uống 1 lần. Với trẻ trên 6 tuổi thì liều lượng đầy đủ là 10mg, uống mỗi ngày 1 lần.
- Thuốc kháng histamin H2
Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng ức chế các hoạt động của thụ thể H2. Tuy nhiên thuốc kháng histamin H2 không sử dụng đơn lẻ mà thường kết hợp với các thuốc kháng histamin H1 để cho hiệu quả cao hơn.
- Thuốc Corticosteroids
Thuốc Corticosteroids cũng như prednisone được chỉ định điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ em khi sử dụng những phương pháp kể trên không có tác dụng. Tuy nhiên khi dùng thuốc trị nổi mề đay ở trẻ thì các mẹ cần cẩn thận, tuân theo đúng sự chỉ định của bác sĩ bởi thuốc này có tác động đến tăng trưởng, giảm hình thành xương, và giảm bài tiết hormone tăng trưởng ở trẻ.
Thông thường, với các biện pháp sơ cứu và cách chữa nổi mề đay ở trẻ em ở trên sẽ giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, nổi mề đay, tuy nhiên chỉ áp dụng cho các trường hợp cấp tính, còn với trường hợp nặng hơn bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đi thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị đúng đắn.
Nổi mề đay ở trẻ em là một trong những căn bệnh rất khó chữa. Đặc điểm của bệnh là da sẩn, phù nề, ngứa ngáy dữ dội. Việc áp dụng cách chữa nổi mề đay ở trẻ em bằng các loại thuốc Đông y (thuốc uống tiêu độc, tiêu viêm, nâng thể trạng và thuốc ngâm rửa, bôi ngoài da chống nhiễm trùng, giúp làm lành vết thương) kết hợp với chiếu đèn hồng ngoại cho hiệu quả chữa bệnh khá tốt. Tùy theo mức độ bệnh nặng nhẹ của mỗi bé mà có thời gian điều trị thích hợp, thông thường cách chữa bệnh mề đay ở trẻ sẽ diễn ra trong khoảng 1 tuần.
Chuyên gia Phòng Khám Da Liễu Đông Phương qua nhiều năm thực tiễn lâm sàng và chứng minh khoa học đã nghiên cứu thành công cách chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ em bằng liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông y. Phương pháp này có ưu điểm thanh độc giải nhiệt, lọc máu trừ phong, tan bầm giải độc, trong thời gian ngắn giúp trẻ đạt mục địch điều trị bệnh mề đay có hiệu quả.
Cách chữa nổi mề đay ở trẻ em bằng liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông y sử dụng đông y là chính, kết hợp với các máy móc tiên tiến, dựa vào nguyên tắc điều trị từ trong ra ngoài, trừ độc từ trong tạng, hỗ trợ trị da bên ngoài, nhằm vào cơ chế nguyên nhân gây bệnh, bắt đầu cải thiện từ vi tuần hoàn da, sau đó trừ độc bên trong, hỗ trợ trị da bên ngoài.
Hiệu quả trực tiếp của phương pháp tác động lên da và máu, kích hoạt sức sống của tế bào da, thúc đẩy các tế bào tái sinh, nhằm tăng cường hiệu quả hỗ trợ trị liệu tốt, tăng các chức năng miễn dịch .
Cách chữa nổi mề đay ở trẻ em bằng liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông y tại phòng khám đa khoa Đông Phương cho hiệu quả cao, thời gian điều trị nhanh chóng, tiêu diệt mọi mầm mống của bệnh, điều trị triệt để, không gây tái phát.
Đặc biệt, phương pháp này không gây ra tác dụng phụ, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe và làn da mỏng manh của trẻ nhỏ.
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh nổi mề đay ở trẻ em mà các bác sĩ ở phòng khám đa khoa Đông Phương đã chia sẻ. Nếu còn điều gì thắc mắc, các bạn có thể đến trực tiếp phòng khám đa khoa Đông Phương ở địa chỉ số 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội hoặc gọi vào số điện thoại: 0962 299 497 để được các chuyên gia của phòng khám tư vấn trực tuyến.
Bệnh nổi mề đay ở trẻ em có thể chữa trị và phòng tránh được vì thế bố mẹ cần chú ý thực hiện những biện pháp phòng tránh để tránh cho con mắc phải căn bệnh nguy hiểm này bởi bệnh không chỉ khiến bé ngứa ngáy khó chịu, mà còn dẫn đến trình trạng bé bỏ ăn, quấy khóc, hay cáu gắt, lâu dần sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể trạng cũng như tâm lí của bé.