Tìm kiếm [x]
X
livechat

Cách chữa nổi mề đay bằng thuốc nam

Cách chữa nổi mề đay bằng thuốc nam là phương pháp được rất nhiều người bệnh, nhất là những trường hợp mắc nổi mề đay mãn tính ưu tiên sử dụng. Nguyên nhân là do bệnh mề đay mãn tính rất dễ tái phát và thường xuyên kéo dài, việc sử dụng thuốc Tây quá nhiều có thể gây tình trạng “nhờn” thuốc cũng như gây hại cho cơ thể. Trong khi đó, các bài thuốc nam có khả năng trị mẩn ngứa hiệu quả, áp dụng được trong khoảng thời gian dài mà không gây ra tác dụng phụ nào cả, rất an toàn.

Bệnh nổi mề đay là một tình trạng dị ứng, nổi mẩn ngứa tại một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể. Bên cạnh cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, những vùng da bị nổi mẩn, nổi mề đay còn đem đến cảm giác nóng rát.

Trường hợp bệnh nhẹ thì trong vài phút hoặc vài giờ, cơn ngứa sẽ cắt. Trường hợp bệnh nặng hơn, hoặc mề đay mãn tính thì ngoài những cơn ngứa, người bệnh còn có thể bị khó thở, nôn ói.

Nguy hiểm hơn bệnh có thể khiến người bệnh ngất xỉu, sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Vì vậy hãy bỏ túi những bài thuốc trị bệnh sau đây để có thể dập tắt bệnh một cách nhanh chóng ngay khi bệnh mới khởi phát.

>> Xem thêm:

Chữa nổi mề đay bằng thuốc nam

Bài thuốc chữa nổi mề đay bằng thuốc nam

chữa nổi mề đay bằng thuốc nam

Cách chữa mề đay bằng cây thuốc nam là những bài thuốc dân gian sử dụng những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên được ông cha ta truyền lại qua nhiều thế hệ và rất an toàn với người sử dụng.

Bệnh nhân hoàn toàn có thể tham khảo để áp dụng một số bài thuốc phổ biến nhất từ các loại cây thuốc nam ngay dưới đây để khắc phục tình trạng nổi mề đay, cụ thể như sau:

1. Chữa bệnh nổi mề đay bằng lá khế

Lá khế ngọt có tác dụng chữa bệnh mề đay rất hiệu quả mà lại rất dễ kiếm. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu nổi mề đay, hãy nhanh chóng hái nắm lá khế tươi và làm theo những chỉ dẫn sau:

+  Rửa sạch lá khế tươi và để ráo nước. Sau đó rang trên chảo cho héo.

+  Rang lá cho đến khi lá nóng vừa phải (lưu ý không nên để lá nóng quá có thể gây bỏng da). Lấy lá ra để chà xát lên những vùng da bị mề đay cho đến khi hết ngứa và nốt sẩn ngứa lặn dần.

Thực hiện phương pháp vài lần cho đến khi bệnh dứt hẳn.

2. Chữa bệnh nổi mề đay bằng cây đinh lăng

Cây đinh lăng là một vị thuốc có thể chữa được rất nhiều bệnh mà bạn không hề ngờ tới. Theo các lương y Đông y, mọi bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc điều trị được, từ bộ rễ, vỏ cây (đã trồng được 3 năm) cho đến cành lá.

Hơn nữa theoy học cổ truyền thì bộ rễ của cây đinh lăng có tính mát, có vị ngọt hơi đắng nên có tác dụng bồi bổ khí huyết, đả thông huyết mạch. Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát nên có tác dụng chống dị ứng, giải độc thức ăn…v.v.

Khi bị mề đay, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ cây đinh lăng như sau:

Dùng 1 – 4g rễ đinh lăng (đã phơi khô) và 30 – 50g thân, rễ, lá đinh lăng sắc thành thuốc uống.

Button

3. Chữa bệnh nổi mề đay bằng bông lúa rài (lúa tinh khôn)

Cây lúa rài là loại thực vật tự lớn lên trên gốc rạ mà không cần chăm sóc. Loại cây này có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, cũng là cách chữa bệnh mề đay bằng dân gian vô cùng hiệu quả.

Để chữa bệnh nổi mề đay bằng cây lúa rài, bạn có thể thực hiện theo như sau:

+  Chuẩn bị 50g lá cây đinh lăng, 50g rau ngủ điếc và 6 bông lúa rài. Sau đó rửa sạch các nguyên liệu.

+  Đun tất cả các nguyên liệu trên với 1,5 lít nước. Để nguội rồi chắt vào bình dự trữ trong tủ lạnh. Lưu ý không nên nấu quá loãng hay quá đặc.

+  Uống khoảng 5 – 6 lần một ngày, chia ra 2 lần buổi sáng, 2 lần buổi chiều cùng 1 lần trước khi đi ngủ.

4. Chữa bệnh nổi mề đay bằng cây đơn lá đỏ

Lá đơn đỏ cũng là một vị thuốc nam rất đặc biệt, có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da như nổi mề đay, ghẻ lở vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, vị thuốc này còn có thể điều trị một số bệnh như xương khớp, tiêu chảy, giảm tím bầm trên da…

Để điều trị bệnh nổi mề đay, bệnh nhân có thể đem sao vàng 40g lá đơn đỏ. Sau đó đem lá đã sao đi sắc thành thuốc uống, có thể chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bạn sẽ thấy cải thiện triệu chứng bệnh một cách rõ rệt.

5. Chữa bệnh nổi mề đay bằng cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi)

Đây là một loại cỏ mọc hoang và không còn xa lạ với những người dân ở các vùng quê. Ông cha ta xưa kia thường dùng loại cỏ này để điều chế thành thuốc chữa rất nhiều bệnh tại nhà, đem lại hiệu quả cao mà lại đơn giản và hữu ích.

Theo y học cổ truyền thì cỏ mực có vị chua ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ thận ích âm, lương huyết, cầm máu.

Để thực hiện cách chữa mề đay tại nhà bằng cỏ mực, bệnh nhân cần chuẩn bị cỏ mực, lá xương sông, lá huyết dụ, rau diếp cá, lá dưa chuột, lá nhài và lá khế.

Rửa sạch rồi giã nát các nguyên liệu trên, sau đó cho nước vào để vắt lấy nước uống. Phần bã có thể sử dụng để xoa hoặc đắp vào chỗ sưng. Thực hiện cho đến khi các triệu chứng bệnh giảm hẳn.

6. Chữa bệnh nổi mề đay bằng lá cây mướp đắng (khổ qua)

Bạn cũng có thể sử dụng lá cây mướp đắng để chữa bệnh nổi mề đay.

Chuẩn bị một nắm lá mướp đắng, lá cây mướp, mật cá trắm đen và cây cải dầu.

Đem rửa sạch lá mướp đắng và lá cây mướp rồi phơi cho bay hết hơi nước ở lá đến khi lá hơi quắt lại. Đem xắt nhuyễn lá rồi nghiền bột.

Trộn bột bạn vừa nghiền với mật cá trắm đen và cây cải dầu thành hỗn hợp sền sệt. Bôi hỗn hợp này lên vùng da nổi mẩn ngứa, nổi mề đay.

Chua Noi Me Day Bang La Muop Dang

chữa bệnh nổi mề đay bằng lá cây mướp đắng

7. Chữa bệnh nổi mề đay bằng lá bạc hà

Trong lá bạc hà có chứa những thành phần có tác dụng gây tê nhẹ cho da, giúp cắt tức thời những cơn ngứa, đồng thời có khả năng giải viêm trên da nên có thể điều trị nhanh chóng những vết mẩn mề đay.

Vò nát là bạc hà (tươi hoặc khô đều được) rồi pha với nước. Dùng khăn bông sạch thấm nước này rồi nhẹ nhàng xoa lên những vùng da bị mẩn ngứa.

Một số lưu ý khi sử dụng các cách chữa mề đay bằng thuốc nam

Những biện pháp chữa mề đay bằng thuốc nam trên đây được chỉ định không nên áp dụng cho các trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú; những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp, tim mạch…v.v.

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc trên, bệnh nhân cũng cần chú ý đến những điều cần kiêng khem cũng như chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

Ví dụ như bệnh nhân cần kiêng nước, kiêng gió lạnh, kiêng những thức ăn gây kích thích như trà, cà phê, rượu, tiêu, ớt…, kiêng những thức ăn có nhiều đạm như bò, gà, hải sản, chocolate, trứng, sữa…v.v.

Tốt nhất nên ăn những thức ăn dễ tiêu và có chế độ dinh dưỡng cung cấp nhiều vitamin A, B, C để chống táo bón như khoai lang, mướp đắng, cà chua, cam, chanh…v.v.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý rằng dù đã điều trị khỏi bệnh thì người bệnh vẫn cần chú ý theo dõi để biết mình dị ứng với loại thức ăn nào để có hướng phòng tránh bệnh.

Mề đay là loại bệnh tưởng đơn giản nhưng gây nên những ảnh hưởng và phiền toái không ngờ đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, điều trị càng sớm càng nhanh chóng thoát khỏi những rắc rối cũng như càng bảo vệ được làn da của mình.

Trên đây là những chia sẻ về các cách chữa nổi mề đay bằng thuốc nam, hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho người đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng 0962.299.497 hoặc click vào khung tư vấn để được tư vấn trực tiếp miễn phí.



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC