Tìm kiếm [x]
X
livechat

Bệnh ngứa dị ứng thời tiết xuất hiện như thế nào?

Thời tiết chuyển mùa hay thay đổi thất thường là nỗi “ám ảnh” với những người có cơ địa dị ứng bởi họ thường bị bệnh ngứa dị ứng thời tiết. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu cho tình trạng này?

>> Xem thêm:

Dị ứng thời tiết xảy ra lúc nào?

 

di-ung-da-do-thoi-tiet

Nhiều người nghĩ dị ứng thời tiết chỉ xảy ra vào mùa đông khi không khí hanh khô và giá lạnh, nhưng không phải như vậy, kể cả khi thời tiết nóng bức vào mùa hè hay khi trời chuyển mưa gió thì làn da đều có thể bị dị ứng da

Cũng như nhiều chứng dị ứng da khác, bệnh dị ứng thời tiết cũng biểu hiện trên da bằng những nốt sẩn ngứa khó chịu, khiến người bệnh rất khó chịu và thường đưa tay gãi liên tục. Hành động này không cắt được cơn ngứa và tình trạng lại càng thậm tệ hơn khi có thể gây trầy xước nhiễm trùng.

Bệnh ngứa dị ứng thời tiết ai cũng có thể gặp phải dù là người lớn hay trẻ em, nam giới hay nữ giới và thường xuyên tái phát ở những người có cơ địa mẫn cảm.

Bị dị ứng thời tiết phải làm thế nào?

Khi bị dị ứng thời tiết, điều đầu tiên bạn cần làm đó là tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, lông…v.v. mặc quần áo quá chật khiến cho da bị cọ xát và gây ngứa.

Bên cạnh đó, cần giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, giữ sạch làn da để tránh ngứa ngáy. Hạn chế tối đa việc cào gãi bằng cách, cắt ngắn móng tay,… để tránh gây nhiễm trùng tại vị trí đó.

Tùy từng trường hợp cụ thể với mức độ nặng nhẹ ra sao mà bạn có thể áp dụng các cách chữa bệnh ngứa dị ứng thời tiết phù hợp:

  •  Dùng thuốc tây

Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này có tác dụng cắt cơn ngứa và làm dịu các nốt mẩn đỏ nhanh. Tuy nhiên, thuốc gây buồn ngủ nên người bệnh hạn chế dùng khi công việc đòi hỏi tập trung cao. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc Corticoid: Bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Nhưng cần lưu ý: corticoid gây mỏng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da nên không được lạm dụng; vùng da mặt và vùng da mỏng không nên dùng.

Button

  •  Mẹo chữa dị ứng thời tiết đơn giản

– Lấy khoai tây tươi đem gọt vỏ rửa sạch rồi chà xát lên chỗ da bị ứng trong khoảng 20 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần.

– Pha nước cốt chanh với 1 cốc nước ấm cùng một chút mật ong dùng uống vào buổi sáng sớm khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng. Giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh ngứa dị ứng thời tiết và bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể, hạn chế khả năng tái phát.

– Dùng lá khế rang héo rồi chà xát lên chỗ da bị ngứa cũng cải thiện nhanh tình trạng.

Ngoài những mẹo chữa trên bạn nên ăn nhiều rau xanh, rau quả có nhiều vitamin C, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tập thể dục thể thao điều độ nhằm tăng cường sức khỏe.

Có thể thấy bệnh viêm da dị ứng thời tiết là nỗi “khổ tâm” của rất nhiều người khi không thể nào kiểm soát được sự xuất hiện của bệnh, các mẹo trị tại nhà chỉ là giải pháp tạm thời không thể chữa khỏi tận gốc bệnh. Thuốc tây cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ để dùng thuốc đúng cách và hiệu quả.

Trên đây là những phân tích bệnh ngứa dị ứng thời tiết xuất hiện vào mùa nào, điều trị bệnh ngứa dị ứng thời tiết thế nào?…v.v Bệnh nhân bị viêm da dị ứng thời tiết cần đến với phòng khám đa khoa Đông Phương để nhanh chóng đẩy lùi bệnh, xóa bỏ nỗi lo lắng mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc quá nóng, quá lạnh.

Dang Ky Kham Ngay

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC