Tìm kiếm [x]
X
livechat

Đi tìm lời giải đáp: nấm da có lây không?

Trong quá trình thăm khám và chia sẻ cùng người bệnh, các bác sĩ của Phòng khám Đông Phương đã nhận được rất nhiều câu hỏi về nấm da có lây không. Để các bạn hiểu rõ hơn, chủ động phòng ngừa bệnh, dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ thắc mắc này.

Nấm da có lây không?

nam da co lay khong_01

Nấm da là một dạng bệnh lí ngoài do các loại virus nấm gây nên, được chia thành nhiều loại khác nhau như nấm da đùi, nấm da chân, nấm da thân, nấm da đầu… khiến da xuất hiện tổn thương dạng nhiễm trùng, ngứa ngáy.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nấm da có thể kể đến:

– Vệ sinh kém, mồ hôi ra nhiều

– Môi trường ô nhiễm, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm sinh sôi và phát triển.

– Mắc bệnh nội tiết, suy yếu hệ miễn dịch…

– Thay đổi nội tiết tố

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Vậy nấm da có lây không?

Chia sẻ về điều này các chuyên gia cho biết nấm da rất dễ lây sang các vị trí khác trên cơ thể người bệnh hay lay cho người khác. Con đường lây truyền căn bệnh này chủ yếu gồm:

– Môi trường sống

Bào tử nấm có sẵn trong thiên nhiên, chúng có thể dễ dàng bám vào quần áo, khăn mặt từ đó phát sinh bệnh.

– Vật nuôi

Tiếp xúc với vật nuôi bị nấm da nguy cơ bị lây bệnh này cũng rất cao.

– Lây nhiễm trực tiếp

Nếu dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như quần áo, chăn màn, khăn tắm… hoặc quan hệ tình dục với người bị bệnh thì cũng có thể lây nấm da.

– Tự lây nhiễm

Nấm da có khả năng tự lây nhiễm nên trong quá trình bị bệnh, nếu bạn gãi gây tổn thương trên da thì vi nấm cũng rất dễ theo đó mà lan truyền sang các vùng da khác.

Ket Noi Voi Bac Si

Phòng ngừa lây nhiễm nấm da bằng cách nào?

Tìm hiểu nấm da có bị lây không  là rất cần thiết để biết cách chủ động phòng ngừa căn bệnh này. Từ những chia sẻ trên đây chúng ta chắc hẳn đã biết được nấm da là căn bệnh rất dễ lây qua nhiều con đường khác nhau. Vì thế để tránh mắc bệnh hoặc trở thành nguồn lây nhiễm, nên phòng ngừa bằng cách:

– Đi khám nấm cho cả gia đình nếu trong nhà có có người bị nấm da.

– Người bị nấm da cần nhanh chóng điều trị dứt điểm căn bệnh này để không trở thành nguồn lây nhiễm cho người bệnh.

– Không mặc chung quần áo, sử dụng chung vật dụng với người bị nấm da. Ngược lại, người bệnh cũng không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây sang cho mọi người.

– Không mặc quần áo chật chội hoặc ẩm mốc tạo điều kiện cho vi nấm sinh sôi.

– Giặt sạch, phơi khô quần áo, chăn màn rồi phơi khô dưới nắng hoặc sấy khô để tiêu diệt vi nấm gây bệnh.

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là sau khi vận động hay tiếp xúc với những vật khiến mồ hôi đổ nhiều, thời tiết nắng nóng liên tục.

– Không gãi ngứa, chà xát vùng da bị bệnh vì chúng có thể khiến nấm da lan nhanh ra các vùng da khác trên cơ thể hoặc lây sang người khác.

– Tăng cường bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết để nâng cao miễn dịch của cơ thể bằng cách giảm bớt lượng carbonhydrat, cân bằng dinh dưỡng, uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho da.

Dang Ky Kham Ngay

Từ những chia sẻ trên chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi nấm da có lây không và biết được mình cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này. Đối với người bệnh, nếu chẳng may bị nấm da, đừng lo lắng quá bởi bệnh không nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Điều quan trọng hơn hết là cần chữa trị càng sớm càng tốt bằng phương pháp phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình, tại cơ sở y tế uy tín.

Thực tế cho thấy rất nhiều người bị nấm da do không biết đến khả năng lây lan của bệnh đã vô tình lây sang cho người khác hoặc lây sang nhiều vùng da khác của cơ thể. Vì thế, khi phát hiện triệu chứng của bệnh, băn khoăn chưa tìm ra giải pháp, hãy liên hệ ngay đến Hotline 0962.299.497 hoặc click tư vấn trực tuyến qua website của Phòng Khám Da Liễu Đông Phương, các chuyên gia hàng đầu sẽ giúp bạn hướng xử trí tốt nhất để sớm loại bỏ căn bệnh này.

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC