Nấm da là một trong những thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, thường gặp ở những người có nhiều mồ hôi, vệ sinh thân thể không đúng cách, mặc chung quần áo của nhau. Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, hoạt động nhiều. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu thêm về bệnh nấm da là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
>> Xem thêm:
Nấm da là gì?
nấm da
Nấm da là gì? – băn khoăn chung của những người chưa biết về căn bệnh này. Có thể hiểu đơn giản nấm da là một dạng bệnh lí ngoài da do vi nấm dermatophytes gây nên. Chúng là những sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm. Đến khi những búi nấm này già hoặc chết đi sẽ hình thành bào tử. Người bị nấm da thường cảm thấy ngứa ngáy bởi trong quá trình sống sợi nấm sẽ tiết ra độc tố gây kích thích.
Nấm da thường phát triển ở những vùng da ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi như kẽ ngón chân, tay, bẹn, nếp dưới vú, nách…v.v. Bệnh được chia thành nhiều dạng khác nhau như nấm da chân, nấm da đùi, nấm da đầu, nấm da thân…v.v.
Nguyên nhân nào gây nên nấm da
Tác nhân chính gây nên nấm da là do vi nấm dermatophytes. Đây là căn bệnh rất dễ lây qua nhiều đường khác nhau:
– Dùng chung vật dụng cá nhân với người bị nấm da như quần áo, khăn tắm…
– Tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nấm;
– Lây từ động vật khi vuốt ve, chải lông…
– Tiếp xúc với đất bẩn thường xuyên nên nhiễm nấm từ đất;
Biểu hiện nấm da như thế nào?
Người bị nấm da thường thấy dấu hiệu khởi phát là cảm giác ngứa ngáy và ngày càng ngứa nên không thể kiểm soát được việc gãi ngứa. Cũng chính điều này khiến bệnh dễ lây sang nhiều vùng da khác trên cơ thể, lở loét, bưng mủ, bội nhiễm. Có rất nhiều loại nấm da nên tùy từng dạng bệnh mà biểu hiện bệnh ở mỗi người cũng có sự khác nhau:
Có nhiều chủng nấm da nhưng hay gặp nhất là một số chủng nấm sau đây :
– Nấm cryptococcus neoformans: Dạng nấm này gây nên các vết loét có ranh giới rõ, hình tròn, phần xung quanh có quầng màu hồng còn phía dưới là dịch và mủ.
– Nấm Actinomyces: Chủ yếu khu trú ở vùng cổ, mặt, bụng, ngực. Chúng tạo nên nhiều cục cứng chắc ở dưới da, không đau và có mủ.
– Nấm Candida: Vi nấm này gây bệnh nứt mép khiến cho mép đỏ, nứt và loét trợt, có tưa trong miệng. Các kẽ cũng rất dễ bị viêm như nách, bẹn, vùng da dưới vú, kẽ ngón chân, khuỷu và ngón tay. Vùng da bị thương tổn tạo ra các vết đỏ có ranh giới rõ, đóng vảy, có mụn nước hoặc mụn mủ.
– Nấm penicillium: Khi bị nhiễm vi nấm này da có thể xuất hiện những nốt sẩn giống như u mềm lây, mụn trứng cá, loét, mụn mủ, có áp xe dưới da.
Triệu chứng một số loại nấm da thường gặp
– Nấm da toàn thân:
Khởi phát của bệnh là cảm giác ngứa, đỏ da, xuất hiện các vùng da hình tròn hơi giống đồng tiền xe, viền bờ lấm tấm mụn nước, phần trung tâm có xu hướng lành. Trong trường hợp lang ben do nấm pityrosporum vùng da thương tổn sẽ có màu trắng hoặc màu đen, ngứa hoặc có cảm giác châm chích nhẹ. Vị trí khu trú chủ yếu ở mặt, đùi, mông.
– Nấm móng tay chân: Thương tổn chủ yếu ở bờ tự do của móng hoặc 2 bên cạnh của móng khiến cho móng mất màu bóng, giòn, dễ vỡ vụn, xù xì; mặt móng lỗ chỗ.
– Nấm kẽ: Thường gặp ở những người phải ngâm chân trong nước nhiều giờ hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường nước bẩn. Khi mắc bệnh vùng kẽ chân, tay sẽ bị lở loét, tấy đỏ, tiết dịch vô cùng ngứa ngáy.
– Nấm da đầu: Người bị bệnh nấm da đầu sẽ thấy trên da đầu có các vết tròn nhỏ với kích thước khoảng 3 – 5mm, vảy trắng nhiều, da đầu ngứa, tóc rụng từng vùng.
Nhìn chung, nấm da chủ yếu xuất hiện ở vùng da ẩm ướt, vệ sinh kém, không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại có khả năng lây lan nhanh chóng và dễ biến chứng nhiễm trùng, chàm hóa, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế người bệnh cần sớm tìm ra biện pháp để trị liệu dứt điểm căn bệnh này.
Phòng Khám Da Liễu Đông Phương được xem là một địa chỉ uy tín hàng đầu tại Hà Nội trong điều trị các bệnh lí ngoài da. Nếu bạn đang bị nấm da mà chưa biết cách xử trí triệt để, hãy đến trực tiếp phòng khám, các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu sẽ trực tiếp thăm khám và giúp bạn có được phác đồ điều trị tối ưu nhất.