Tìm kiếm [x]
X
livechat

Rụng tóc hình vành khăn là như thế nào, có nguy hiểm không?

Rụng tóc hình vành khăn là một hiện tượng tóc rụng thành hình vành khăn ngay sau gáy phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu của nó là do thiếu vitamin D khiến chân tóc bị yếu và dễ rụng.

Rụng tóc hình vành khăn trong trường hợp nào không phải do bệnh?

Nếu bạn chưa biết rụng tóc vành khăn là gì thì có thể hình dung đây là hiện tượng trẻ nhỏ bị rụng theo từng mảng làm hói cả một khoảng đầu phía sau gáy dưới dạng hình vành khăn. Hiện tượng này hoàn toàn không đáng lo đối với trẻ dưới 6 tháng bởi lúc mới sinh tóc của bé đang ở giai đoạn mọc tóc nên một thời gian sau đó, do sự thay đổi của các hormone nội tiết mà bé được mẹ truyền trong bào thai nên bé chuyển sang giai đoạn rụng tóc.

Thường thì những bé hay phải nằm và cọ đầu vào gối ở một tư thế sẽ khiến cho chân tóc yếu dần và rụng xuống ở khu vực mà bé hay cọ xát nhiều nhất. Sau 6 tháng cho đến 1 tuổi trẻ biết trườn, bò… nên hiện tượng này sẽ giảm đi.

Rụng tóc vành khăn thường xuất hiện ở trẻ nhỏ
Rụng tóc vành khăn thường xuất hiện ở trẻ nhỏ

Bệnh rụng tóc vành khăn do thiếu vitamin D

Bệnh rụng tóc vành khăn do trẻ bị thiếu vitamin D thường kèm theo một số dấu hiệu như:

– Trẻ thường xuyên giật mình khi ngủ, giấc ngủ không sâu và hay quấy khóc vào ban đêm

– Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

Đây là hiện tượng thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Hệ lụy nguy hiểm của tình trạng ấy là trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, kém phát triển. Muốn chắc chắn có phải trẻ đang bị thiếu vitamin D nên sinh ra rụng tóc vành khăn hay không mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện kiểm tra cần thiết.

Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách:

– Mỗi ngày cho trẻ uống thêm 1 – 2 giọt vitamin D theo chỉ định của bác sĩ

– Tắm nắng 8h – 8h30 sáng, mỗi lần 15 – 20 phút nhưng không nhất thiết phải đưa trẻ ra ngoài nắng trực tiếp vì tia cực tím trong ánh nắng rất hại đối với trẻ.

– Cho bé nằm ngủ đúng tư thế, tránh nằm quá lâu ở một tư thế và hạn chế cho bé cọ xát nhiều với gối.

– Sử dụng dầu gội đầu dành riêng cho trẻ bị rụng tóc hình vành khăn bởi chúng có độ tẩy nhẹ, không làm yếu da đầu và tóc, trong lúc gội cần thực hiện động tác một cách nhẹ nhàng và dùng nước ấm để gội đầu. Mẹ cũng có thể dùng một ít tinh dầu tự nhiên để massage giúp kích thích tóc phát triển.

– Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đầy đủ vi chất, nhất là sắt, kẽm và canxi bởi thiếu chất dễ khiến tóc rụng nhiều hơn, tăng cường bú mẹ.

Khi cơ thể bị thiếu vitamin D và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn hơn so với các trẻ khác và dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa, sức đề kháng giảm, tăng nguy cơ xuất huyết não và màng não, bị còi xương, mắc các bệnh ngoài da, bệnh răng miệng, thiếu máu… Vì thế, sau 2 tháng đã thực hiện các cách nêu trên mà trẻ vẫn bị rụng tóc hình vành khăn mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, hướng khắc phục, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Những trẻ bị rụng tóc do nấm da đầu hay bệnh lý da liễu càng cần được điều trị kịp thời để không tác động đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Phòng Khám Da Liễu Đông Phương có thể giúp mẹ nhận biết được rụng tóc hình vành khăn khi nào cần can thiệp hoặc không đáng lo lắng. Nếu còn thắc mắc nào khác hoặc cần tư vấn thêm, các mẹ có thể gọi điện trực tiếp đến hotline 0962.299.497 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cặn kẽ, hoàn toàn miễn phí.

Dang Ky Kham Ngay

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC