Tìm kiếm [x]
X
livechat

Bệnh chàm bìu ở nam giới có nguy hiểm không?

Bệnh chàm bìu là một trong những căn bệnh nam khoa khiến nam giới cảm thấy tự ti, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe của họ. Trên thực tế, đây là bệnh ở vị trí nhạy cảm nên không phải nam giới nào cũng chủ động thăm khám để điều trị bệnh. Có rất nhiều nam giới khi thấy dấu hiệu của bệnh chàm bìu lại tỏ ra chủ quan nghĩ rằng mình chỉ bị dị ứng hoặc có người lại tỏ ra sợ hãi khi nghĩ mình mắc bệnh xã hội. Vậy bệnh chàm bìu thực tế có nguy hiểm không?

Bệnh chàm bìu ở nam giới là gì?

Vùng da bị chàm (hay còn gọi là eczema) có thể sản xuất ra ít chất dầu và nhờn hơn vùng da bình thường. Nếu điều này xảy ra, các tế bào da chứa ít nước hơn, khoảng cách giữa các tế bào da trở nên rộng hơn. Những khoảng trống này là cơ hội để vi khuẩn và các chất kích ứng dễ xâm nhập và gây ra các vấn đề về da.

Bệnh chàm xảy ra phổ biến ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Vùng da chàm thường là những mảng da bị kích ứng, có màu đỏ hoặc màu đỏ-xám. Theo thời gian, những mụn nước có thể vỡ ra và hình thành các vảy da cứng.

bệnh-chàm-bìu

biểu hiện của bệnh chàm bìu

Bệnh chàm có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở một số vị trí như: bàn tay, bàn chân, da đầu, mặt, khoeo (mặt sau đầu gối), mặt trong của khuỷu tay. Chàm bìu (scrotal eczema) cũng có những biểu hiện tương tự chàm ở nơi khác, tuy có một số đặc trưng riêng nhưng nó vẫn chưa được nhìn nhận như một bệnh riêng biệt.

Đối với bệnh chàm bìu, da vùng bìu trở nên dày, lichen hóa, đỏ, bong vảy và ngứa nhiều. Bệnh liên quan tới nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là vấn đề tâm lý và các tác nhân gây dị ứng, kích ứng. Việc chữa chàm bìu không quá khó khăn nhưng bệnh hay tái phát, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đời sống “chăn gối” của nam giới.

Triệu chứng bệnh chàm bìu bạn đã biết?

Bệnh chàm bìu ở nam giới thỉnh thoảng có thể bị nhầm lẫn với những bệnh về da khác, ví dụ nhiễm nấm. Do đó, cách tốt nhất là khi nam giới có nghi ngờ có các triệu chứng của chàm bìu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác.

Đa số các triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm bìu là xuất hiện mụn nước, ngứa ngáy, lở loét và bong tróc. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

+ Thay đổi màu sắc da ở vùng bìu: Nguyên nhân là do chàm xuất hiện gây kích thích, giảm sắc tố da dẫn vùng da bị chàm có màu đỏ nhạt, đỏ sẫm hoặc xám đỏ.

+ Ngứa ngáy: Xuất hiện ngứa ngáy khó chịu, kéo dài, càng gãi cơn ngứa trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Đặc biệt là thời tiết nắng nóng, cơ thể đổ mồ hôi nhiều cơn ngứa cũng trở nên dữ dội hơn
Sưng viêm, xuất hiện mụn nước và mẩn đỏ: Các mụn nước theo thời gian sẽ bị vỡ ra gây bong tróc, khô ráp, có thể có chảy dịch lở loét.

+ Tổn thương lan rộng: Ban đầu tổn thương ở bìu, khi tình trạng bệnh chuyển biến nặng có thể lây lan ra các vùng da xung quanh khác như: mông, dương vật, hậu môn,…v.v. Còn có thể gây gãy và rụng lông nhiều, lỗ chân lông dần to ra.

benh-cham-biu-chia-thanh-4-tip

bệnh chàm bìu được chia thành 4 típ

Ở trường hợp chàm bìu nhẹ, vùng da bị ảnh hưởng sẽ đỏ, ngứa, khô và có vảy. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bao gồm chảy máu, đóng vảy cứng, vết loét chảy nước. Việc gãi ngứa có thể mở rộng vết loét, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Chàm bìu có thể được chia thành 4 típ như sau:

– Típ 1 – nhẹ, cấp tính và khô

Da trở nên đỏ và kích ứng, rất ngứa, phân biệt rõ ràng với da lành. Kéo dài vài ngày đến vài tuần, có thể tự khỏi.

–  Típ 2 – nặng, mạn tính và khô

Da bìu có vảy, kèm theo thay đổi sắc da, đỏ nhạt hoặc nhợt nhạt bất thường. Vùng da đùi và dương vật do tiếp xúc với chàm bìu mà cũng có thể bị ảnh hưởng theo. Có cảm giác ngứa và châm chích trầm trọng hơn típ 1.

– Típ 3 – mạn tính và ẩm ướt

Cả vùng da bìu và mặt trong đùi trở nên mềm và ẩm ướt, rỉ dịch từ vùng da bị chàm. Các mạch máu có thể nổi lên như hình mạng nhện, thường có mùi hôi và các vết loét gây đau đớn.

– Típ 4 – sưng phù và loét

Da bìu sưng lên, dịch và mủ rỉ ra từ các vết loét, kèm mùi hôi nặng. Giai đoạn này rất đau. Những trường hợp nặng có thể xuất hiện vùng hoại tử, lan đến chân và bụng dưới.

Các nguyên nhân dẫn tới bệnh chàm bìu

Các chuyên gia da liễu chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm bìu ở nam giới. Một số yếu tố có thể gây bùng phát bệnh bạn cần chú ý như:

  •  Dị ứng:

– Vùng da ở bìu nhạy cảm dễ bị kích ứng bởi các chất hóa học trong thuốc nhuộm quần áo, bột giặt, xà phòng, bao cao su,…v.v.

  • Bệnh lý:

– Những người có hệ miễn dịch suy yếu do mắc các bệnh lý như hen suyễn, tiểu đường, vảy nến,…v.v.

  • Nhiễm trùng:

– Vùng da ở bìu nhiễm trùng hoặc gặp các loại nấm men gây hại như: ghẻ da, chấy rận, giang mai, nhiễm trùng da, nhiễm HIV,…v.v.

  • Di truyền:

– Gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý viêm da cơ địa hoặc chàm, con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Sống trong môi trường ô nhiễm:

– Những người có tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc dầu khoáng, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm,…v.v. cũng là nguyên nhân gây nên bệnh chàm bìu.

  • Thiếu dưỡng chất:

– Chế độ ăn uống không khoa học dẫn tới thiếu các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể làm gia tăng nguy cơ mắc chàm bìu, đặc biệt là yếu tố vi lượng kẽm và riboflavin.
Các nguyên nhân khác như thường xuyên căng thẳng stress, vệ sinh vùng kín kém, hoạt động quan hệ không an toàn,…v.v. cũng là nguyên nhân dẫn tới chàm bìu.

Button

Các cách chữa bệnh chàm bìu hiện nay bạn nên biết

Điều trị bệnh chàm nói chung tập trung vào việc ngừa cơn ngứa. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn áp dụng một trong những biện pháp sau:

+ Kem chứa corticosteroid thoa lên vùng da chàm.

+ Tiêm corticosteroid cho những trường hợp nặng, không kiểm soát được với dạng thoa bề mặt.

+ Thuốc kháng viêm không chứa steroid (như Elidel, Protopic) để hạn chế phản ứng miễn dịch tại vùng da chàm.

+ Thuốc giúp giảm căng thẳng.

+ Liệu pháp tia UV B. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên phơi da dưới ánh sáng cực tím để giúp giảm triệu chứng bệnh.

+ Bột thấm, như pramoxine.

+ Thuốc trị nhiễm trùng kèm theo, như nhiễm nấm, nhiễm tụ cầu khuẩn.

+ Thuốc kháng histamine toàn thân.

+ Điều trị bằng thuốc tiêm. Nếu làn da của bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể khuyên dùng dupilumab (Dapoxetine). Loại thuốc tiêm này thường chỉ được sử dụng cho bệnh chàm nghiêm trọng. Loại thuốc này đắt tiền và vẫn đang được thử nghiệm để sử dụng lâu dài.
Nếu các triệu chứng của bệnh nhẹ, bạn có thể giảm đau bằng các biện pháp đơn giản tại nhà hoặc áp dụng các phương pháp điều trị không kê đơn (OTC). Bao gồm:

Sử dụng phương pháp nén lạnh: Làm ẩm một miếng vải hoặc khăn bằng nước lạnh. Gấp hoặc quấn khăn lên dương vật có vùng da bị ảnh hưởng. Thực hiện khi cần thiết trong khoảng 20 phút mỗi lần. Bạn cũng có thể sử dụng một túi nước đá hoặc một vật đông lạnh trong một chiếc khăn để nén lạnh.

Tắm bột yến mạch: Cho khoảng 1 chén bột yến mạch vào bồn nước ấm để tắm. Nó sẽ giúp giảm ngứa. Bạn cũng có thể dùng bột yến mạch và bôi vào khu vực bị ảnh hưởng và băng lại băng lại.

Sử dụng kem trị ngứa: Bôi kem OTC với ít nhất 1% hydrocortison để giảm ngứa. Bạn cũng có thể thoa kem lên một miếng băng và quấn băng xung quanh vùng ngứa. Không sử dụng kem hydrocortison quá bảy ngày trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ.

Dùng thuốc chống dị ứng OTC: Uống một loại thuốc dị ứng nhẹ, chẳng hạn như diphenhydramine (Benadryl) hoặc cetirizine (Zyrtec). Đây là những thuốc dành cho viêm da dị ứng. Thuốc này gây buồn ngủ, nên nếu bạn cần lái xe hoặc tập trung tinh thần thì không uống thuốc.

dieu-tri-cham-biu-tai-dong-phuong

điều trị chàm bìu tại Đông Phương

Nên làm gì để phòng ngừa bệnh chàm bìu?

Phòng ngừa chàm bìu chủ yếu dựa trên việc tránh xa các yếu tố có nguy cơ và nguồn kích ứng da. Nếu như bạn lo lắng mình có nguy cơ gặp phải tình trạng chàm bìu thì có thể phòng bệnh bằng các cách sau:

+ Nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tốt nhất nên chọn chất liệu vải được làm từ cotton. Đặc biệt, quần lót có độ co giãn thoải mái, thông thoáng. Và nên phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời.

+ Hạn chế gãi ngứa, vì như vậy có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

+ Cắt móng tay và giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng.

+ Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với thời tiết nên hạn chế việc tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ. Có thể sử dụng máy tạo ẩm hoặc điều hòa để điều chỉnh, giúp cân bằng nhiệt độ ngoài trời với nơi làm việc và phòng ngủ.

+ Nên tránh vận động tiết mồ hôi nhiều hoặc để da khô vào mùa đông. Bởi đây chính là nguyên nhân khiến chàm bìu tiến triển nghiêm trọng.

+ Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm tự nhiên để cân bằng độ ẩm, ngăn ngừa khô da.

+ Không nên dùng các loại sữa tắm, chất tẩy rửa có tính tẩy mạnh và có mùi thơm.

+ Vệ sinh tay chân và thân thể thường xuyên.

+ Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái, tránh stress và căng thẳng. Có thể tham gia các lớp thiền hoặc yoga vừa giúp cân bằng tâm lý vừa giúp đẹp dáng và da.

+ Quan hệ tình dục lành mạnh với tần suất điều độ.

+ Người bệnh cũng nên quan tâm đến các tác nhân khiến bệnh chàm bìu trở nên tồi tệ hơn như chất diệt tinh trùng, bao cao su hoặc một số yếu tố khác bao gồm nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm,…v.v.

Nếu còn bất kì vấn đề gì cần tư vấn giải đáp, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline: 0962 299 497 để được các bác sĩ nam khoa Đông Phương tư vấn miễn phí các vấn đề nhé!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC