Viêm da dị ứng có thể tồn tại những dấu hiệu khác nhau ở từng đối tượng mắc bệnh. Vậy đây viêm da dị ứng ở chân là căn bệnh ra sao, có dấu hiệu như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Dấu hiệu viêm da dị ứng ở chân
Dấu hiệu điển hình đầu tiên của bệnh viêm da dị ứng ở chân là sự xuất hiện thương tổn trên da gây ngứa ngáy và càng ngứa càng gãi nhiều, càng gãi cảm giác ngứa càng gia tăng và cũng đồng thời tăng nguy cơ bội nhiễm. Ngay khi bệnh mới khởi phát trên da đã hình thành đám đỏ, sẩn và đám sẩn, có mụn nước tiết dịch, vùng da bị nhiễm bệnh vừa nóng vừa ngứa.
Viêm da dị ứng ở chân
Những người bị viêm da dị ứng ở chân nếu tiếp xúc lại với nguyên nhân gây dị ứng thì bệnh rất dễ tái phát. Đặc biệt, khi căn nguyên gây bệnh là do thời tiết thì khi thời tiết thay đổi người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy bứt rứt vô cùng khó chịu, nhất là vào buổi đêm. Nếu bệnh trở nặng, tại vùng thương tổn có thể bị loét, phù nề, tiết dịch và đóng vảy tiết. Trong trường hợp bội nhiễm thương tổn sẽ có mủ và đóng vảy tiết màu vàng. Thương tổn nghiêm trọng nhất chủ yếu ở bàn chân, cẳng chân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể mắc phải một số triệu chứng bệnh khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt, viêm họng, hen, chán ăn, mệt mỏi, đôi khi sốt nhẹ.
Bệnh viêm da dị ứng ở chân do đâu mà có?
Viêm da dị ứng ở chân xảy ra ở tay chân thường bắt nguồn từ một số tác nhân:
– Tiếp xúc hóa chất như xi măng, chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất công nghiệp.
– Nguồn nước ô nhiễm: thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước chứa các chất hoặc tác nhân vi sinh vật dễ gây dị ứng.
– Thời tiết: thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa hanh khô khiến da dễ bị kích ứng.
– Thực phẩm: một số loại thực phẩm rất dễ gây viêm da dị ứng ở chân với những người có cơ địa nhạy cảm như hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa…
Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da dị ứng trên vùng chân:
– Tiền sử gia đình từng có người bị bệnh dị ứng da, chàm
– Làm trong ngành y tế: tiếp xúc với vật phẩm y tế
– Sống tại thành thị, nước đang phát triển…
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc viêm da dị ứng. Một số trường hợp ở trẻ em, bệnh có thể cải thiện và tự động biến mất sau một thời gian ngắn. Ngoài ra, viêm da dị ứng ở chân cũng dễ gặp ở người mắc bệnh hen, viêm mũi dị ứng, chàm…
Làm gì khi có dấu hiệu viêm da dị ứng ở chân?
Khi bị viêm da dị ứng ở chân người bệnh nên xác định rõ nguyên nhân là gì và dừng tiếp xúc với chúng để tránh tạo điều kiện làm bệnh nặng hơn hoặc tái phát. Bạn nên đến gặp bác sĩ để thực hiện điều này một cách chính xác. Bên cạnh đó, khi có các hiện tượng sau, bạn cũng nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để tránh tình trạng cuộc sống bị xáo trộn do các triệu chứng của bệnh gây ra:
– Vùng da thương tổn có cảm giác đau rát
– Có dấu hiệu nhiễm trùng: vệt đỏ, có mủ hoặc dịch tiết màu vàng
– Ảnh hưởng đến khả năng nhìn
– Không thể tự chăm sóc bản thân
– Cơn ngứa ngày càng dữ dội khiến bạn không thể chịu đựng được, mất ngủ…
Bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng ở chân để loại bỏ chúng, người bệnh cũng cần thực hiện điều trị theo phác đồ cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Những người được điều trị bằng thuốc nên tuân thủ nghiêm túc chỉ định về liều lượng, cách dùng, tránh tự ý dùng thuốc theo kinh nghiệm hoặc lời mách bảo khi chưa có sự tham vấn ý kiến bác sĩ.
Nghi ngờ bị viêm da dị ứng ở chân bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám đa khoa Đông Phương để thăm khám, làm một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn biết căn nguyên gây bệnh và hướng điều trị phù hợp, sớm đạt hiệu quả nhất. Phòng khám có hệ thống đặt lịch trực tuyến ngay trên website, hoặc liên hệ hotline 0962.299.497 các chuyên gia y tế sẽ giúp bạn chủ động sắp xếp lịch khám phù hợp.