Tìm kiếm [x]
X
livechat

Dị ứng nổi mề đay khi mang thai phải làm sao?

Dị ứng nổi mề đay khi mang thai thường xuất hiện ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 9, là một trong những bệnh thường gặp do hệ thống miễn dịch của người mẹ lúc này thường yếu hơn so với bình thường. Bệnh thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho thai phụ, gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của mẹ, nếu không xử lý kịp thời và dứt khoát còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao?

>> BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:

>> Điều trị nổi mề đay bằng lá khế tại nhà hiệu quả

>> Tổng hợp các cách chữa nổi mề đay bằng rau kinh giới

>> Bé bị nổi mề đay khắp người

Dị ứng nổi mề đay khi mang thai phải làm sao?

Bị dị ứng nổi mề đay khi mang thai phải làm sao?
bị dị ứng nổi mề đay khi mang thai phải làm sao?

Mề đay là một loại bệnh lý ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Bà bầu khi bị dị ứng nổi mề đay có thể dễ dàng nhận ra bệnh nhờ những mảng sẩn phù hồng đỏ, nổi cao trên da và tụ thành một đám hoặc là rải rác.

Dị ứng nổi mề đay khi mang bầu thường gây ngứa tại những vị trí có lông như mặt, da đầu, nách, bộ phận sinh dục… cũng như các vị trí tăng kích thước khi mang thai như: hông, ngực, đùi…v.v.

Nhiều mẹ bầu đơn giản nghĩ tình trạng ngứa là do da bị căng rạn do tăng cân nên chủ quan. Nhưng nếu bệnh do nguyên nhân khác thì không chỉ gây khó chịu cho thai phụ mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thời điểm này mẹ bầu lại không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Vì thế, nhiều mẹ bầu rất băn khoăn không biết nên xử lý như thế nào.

Dưới đây, các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Phòng Khám Da Liễu Đông Phương xin đưa ra một số thông tin về tình trạng dị ứng nổi mề đay khi mang bầu cũng như hướng giải quyết khi mắc bệnh để các mẹ chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như thai nhi một cách tốt nhất.

Nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay khi mang thai

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ thường yếu hơn so với lúc bình thường. Vì thế mà dễ mắc phải một số bệnh lý, bao gồm có dị ứng nổi mề đay. Dưới đây là một số nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay ở bà bầu:

  • Do tăng cân

Giai đoạn ở tháng thứ 2, 3 của thai kỳ, thai phụ thường có dấu hiệu tăng cân và tăng nhiều ở các tháng tiếp theo. Tình trạng tăng cân có thể khiến da quá căng hoặc rạn, dẫn đến tình trạng ngứa khắp cơ thể.

Nếu nguyên nhân là do tăng cân thì mẹ bầu không cần quá lo lắng.

  • Do thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi hormone, nội tiết tố trong cơ thể cũng như thay đổi độ pH vùng âm đạo khiến cho cơ thể trở nên “nhạy cảm” dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công dẫn đến bệnh nổi mề đay.

  • Do nguyên nhân nổi mề đay nói chung

Dị ứng nổi mề đay khi mang bầu cũng giống như bệnh nổi mề đay nói chung, đều có thể xuất phát từ các nguyên nhân như do thực phẩm,  do môi trường, các chất phụ gia hay nhiễm trùng tiềm tàng (sâu răng, viêm mũi họng…)

  • Do thuốc men

Một số nhóm thuốc dưỡng thai cho mẹ bầu nhưng có thể không hợp với thể trạng của thai phụ nên gây ngứa, nổi mề đay.

  • Do nguyên nhân khác

Một số trường hợp chị em bị dị ứng nổi mề đay khi mang thai là do nguyên nhân như yếu tố cảm xúc, sự thay đổi nhiệt độ hay do áp lực cọ xát khi mặc quần áo chật bó…

Ảnh hưởng của dị ứng nổi mề đay khi mang thai

Dị ứng nổi mề đay khi mang thai có ảnh hưởng như thế nào?
dị ứng nổi mề đay có ảnh hưởng như thế nào tới bà bầu?

Mề đay là một dạng truyền nhiễm cấp tính do virus mề đay gây ra. So với người bình thường thì bệnh không quá nguy hiểm, nhưng với phụ nữ mang thai thì lại ngược lại.

Không chỉ gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường hàng ngày của thai phụ, virus mề đay có thể thông qua nhau thai và tiến sâu vào cơ thể thai nhi, từ đó làm tổn hại đến thai nhi.

Sự phân hoá bộ máy của thai nhi trong giai đoạn đầu của kì mang thai vẫn chưa hoàn thiện. Do đó, sự xâm nhập của virus mề đay vào cơ thể và sinh sôi có thể khống chế hạch phân chia làm cho nhiễm sắc thể bị đứt, quá trình nhân bản của ADN trực tiếp bị ảnh hưởng.

Sự phát triển bình thường của các bộ phận phôi thai cũng sẽ bị tổn hại nến virus này vẫn tiếp tục phát triển và dẫn đến những chứng bệnh bẩm sinh (mề đay bẩm sinh) cho trẻ trong tương lai, thậm chí còn dẫn đến dị tật như dị dạng mắt, dị dạng hô hấp, dị dạng tâm huyết quản, dị dạng hệ thống thần kinh trung ương, dị dạng hệ thống máu…

Một điều đáng lo là nhiều trường hợp sự biến đổi bệnh lí phải mất vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm sau khi trẻ chào đời mới được phát hiện. Thậm chí, có những trường hợp trẻ dị tật bị tử vong sau một thời gian do nguyên nhân sâu xa là virus mề đay.

Chính vì vậy, mẹ bầu cần cẩn trọng hơn trong công tác phòng ngừa trước và sau khi mang thai cũng như điều trị, chăm sóc khi mắc bệnh.

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay thì phải làm sao?

Khi bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có thể áp dụng một số mẹo đơn giản như: chườm nóng hay nấu nước lá khế để rửa da, chà xát lá khế lên vị trí ngứa.

Bên cạnh đó các bài thuốc Đông y điều trị chứng dị ứng nổi mề đay cũng là một biện pháp khá an toàn mà các mẹ bầu có thể tìm hiểu để áp dụng.

Tuy nhiên, nếu trường hợp mức độ ngứa, mẩn đỏ nặng hơn hoặc bệnh đi kèm tổn thương hở thì không nên áp dụng những phương pháp trên mà nên nhờ đến sự hỗ trợ của các loại thuốc Tây y.

Thông thường, căn cứ vào nguyên nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài da như: phenergan, thuốc mỡ hydrocortisol 0,1% hoặc eumovate 0,05%… hoặc thuốc uống dạng viên như: Acrivastine, Astemizole, Cetirizine, Loratadine…

Tuy nhiên, do khi đang mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc.

Cách chăm sóc bà bầu bị dị ứng nổi mề đay

Cách chăm sóc bà bầu bị dị ứng nổi mề đay
cách chăm sóc bà bầu bị dị ứng nổi mề đay

Song song với việc dùng thuốc điều trị dị ứng nổi mề đay khi mang thai, các mẹ bầu cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc hàng ngày để giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

+ Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, lưu ý không tắm nước quá nóng để tránh da bị khô và ngứa hơn.

+ Hạn chế tiếp xúc với các loại sữa tắm có tính tẩy mạnh, tẩy rửa, hóa mỹ phẩm, nhất là các loại có hương thơm. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ, hợp với làn da.

+ Hạn chế việc cào gãi, chà xát lên da để tránh cho da bị chày xước, nhiễm khuẩn.

+ Sau khi tắm có thể sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên (càng nhiều càng tốt) để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.

+ Bổ sung nhiều rau củ quả chứa nhiều khoáng chất, uống nhiều nước để đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.

+ Mặc trang phục rộng rãi, mềm mại để tránh cọ vào da, giúp làn da “dễ thở” hơn. Khi ra ngoài cần che chắn kỹ lưỡng những vùng da bị ngứa.

Trên đây là một số thông tin xung quanh vấn đề bà bầu bị dị ứng nổi mề đay, hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay đến hotline 0962.299.497 hoặc trực tiếp đến địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn cụ thể hơn.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC