Tìm kiếm [x]
X
livechat

Viêm nhiễm vụ khoa sau sinh: nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh rất dễ xảy ra với số đông chị em phụ nữ nhưng lại khó chữa trị dứt điểm. Vậy tại sao bệnh lí này xuất hiện, phải điều trị thế nào để khỏi và có biện pháp nào phòng tránh không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.

Nguyên nhân phụ nữ sau sinh dễ bị viêm nhiễm phụ khoa

Nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

– Sau sinh, cổ tử cung giãn rộng, dịch tiết ra nhiều tại vùng kín tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và hình thành viêm nhiễm phụ khoa. Thêm vào đó, những chị em sinh thường phải rạch tầng sinh môn thì nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương tại đây cũng khó tránh khỏi viêm nhiễm.

– Quan hệ tình dục quá sớm, vết thương do sinh đẻ chưa khỏi hẳn, tử cung chưa kịp khôi phục về trạng thái ban đầu, tầng sinh môn dễ bị rách… nên dẫn tới nhiễm khuẩn.

– Phụ nữ sau sinh cơ thể trải qua nhiều biến đối lớn, hệ miễn dịch kém đi nên vi khuẩn càng có cơ hội hoạt động gây bệnh viêm phụ khoa.

– Do quá bận rộn với việc chăm con, phụ nữ không chú ý được việc chăm sóc bản thân mình, nhất là vệ sinh vùng kín không được sạch sẽ. Thêm vào đó, âm đạo tiết dịch nhiều khiến vùng kín thường xuyên ẩm ướt, vệ sinh “cô bé” quá sạch bằng các loại dung dịch vệ sinh làm môi trường âm đạo mất cân bằng, vi khuẩn và mầm bệnh có điều kiện phát triển. Hệ lụy của những điều này chính là bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.

– Thói quen nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu, vận động ít làm cho cơ thể luôn trong tình trạng bí bách, nhất là vùng kín càng dễ ẩm ướt nên tác nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa có môi trường thuận lợi để hoạt động.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh thường gặp

– Viêm âm đạo

Đây là bệnh lí viêm nhiễm phụ khoa sau sinh phổ biến nhất với các dấu hiệu như: bất thường về khí hư (lượng, màu sắc, mùi), âm đạo ngứa ngáy hoặc sưng đỏ, đau rát khi quan hệ tình dục… Bệnh lí này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ lây nhiễm sang các bộ phận lân cận.

– Viêm cổ tử cung, viêm tử cung

Biểu hiện điển hình của bệnh lí phụ khoa này là khí hư ra nhiều có mùi tanh, dạng mủ, màu lạ, cơ thể mệt mỏi hoặc sốt, buồn nôn, bụng dưới thường xuyên bị đau, ra máu âm đạo bất thường hoặc ra máu sau khi quan hệ, soi âm đạo thấy cổ tử cung sưng đỏ… Do cổ tử cung là cửa ngõ ngăn chặn vi khuẩn gây hại không xâm nhập vào cơ quan sinh sản bên trong nên khi bộ phận này bị viêm nhiễm thì các cơ quan khác cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng theo.

– Viêm âm hộ

Âm hộ là phần bên ngoài cơ quan sinh dục nữ, khi bị viêm nhiễm bộ phận này nữa giới sẽ thấy “cô bé” ngứa ngáy, quanh bẹn có nhiều mụn, lỗ chân lông bị viêm nổi nhiều mụn đau nhức.

– Viêm ống dẫn trứng, vòi trứng

Bệnh lí này dễ xảy ra với những chị em đặt vòng tránh thai ngay sau khi sinh và quá trình đặt vòng không đảm bảo vô trúng. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm ống dẫn trứng là đau vùng chậu, kinh nguyệt thất thường, khí hư ra nhiều, sốt cao. Bệnh viêm ống dẫn trứng, viêm vòi trứng không được xử lí nhanh sẽ dẫn đến vô sinh và mang thai ngoài tử cung.

Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Muốn chữa dứt điểm viêm nhiễm phụ khoa sau sinh chị em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám xác định tình trạng bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị cụ thể. Thông thường, bệnh lí phụ khoa này sẽ cần kết hợp cả điều trị nội khoa và ngoại khoa theo chỉ định của bác sĩ. Có rất nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa như: áp lạnh, laser, dao Leep… tùy từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa phù hợp. Các phương pháp này hiện đang áp dụng thành công tại Phòng khám Đông Phương.

Bên cạnh điều trị ngoại khoa, bệnh nhân cũng sẽ cần sử dụng một số loại thuốc đặc trị phù hợp với các bệnh lí mà mình mắc phải như thuốc kháng khuẩn, thuốc diệt nấm, thuốc chống viêm… để sớm đạt mục đích loại bỏ bệnh. Viêm nhiễm phụ khoa được phát hiện và điều trị sớm theo đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi triệt để, hạn chế tái phát. Điều quan trọng là chị em phụ nữ cần lựa chọn đúng địa chỉ chuyên khoa uy tín.

[el5a59b6f333c5e]

Biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

– Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ bằng nước ấm; không tự ý dùng các loại dung dịch vệ sinh khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ. Khi vệ sinh cần thực hiện nhẹ nhàng từ trước ra sau, không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.

– Chú ý thay băng vệ sinh đều đặn 4 giờ/ lần và rửa sạch vùng kín trong những ngày “đèn đỏ”.

– Thay giặt quần lót thường xuyên, sạch sẽ và không mặc quần lót bó sát. Nên chọn quần lót có chất liệu cotton thoáng mát, hút ẩm tốt.

– Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 tháng sau sinh.

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lí để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.

– Dù chưa có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh nhưng nguy cơ mang thai vẫn có nên việc phòng tránh thai an toàn cần được thực hiện để tránh mang thai ngoài ý muốn và phải can thiệp bằng các thủ thuật nạo hút thai khiến vùng kín bị tổn thương, dễ bị viêm nhiễm.

Do nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa sau sinh thường rất cao nên chuyên gia y tế khuyên chị em nên khám sức khỏe phụ khoa định kì 6 tháng – 1 năm/ lần để phát hiện và xử trí sớm nếu chẳng may có dấu hiệu của bệnh lí này. Nếu còn bất kì thắc mắc nào bạn đọc có thể gọi điện đến đường dây nóng 0962.299.497 hoặc chia sẻ ngay vào mục chát trên website của Phòng khám Đông Phương để được chuyên gia phụ khoa hàng đầu tại Hà Nội giải đáp miễn phí.

Theo dõi chúng tôi:
0
Tweet 20
Pin Share20


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC