Khi bạn già đi, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi, bao gồm cả sức khỏe âm đạo. Hiện nay, nhiều người vẫn còn tâm lý ngại ngùng khi đề cập tới âm đạo. Thậm chí còn cảm thấy xấu hổ khi nhắc tới các vấn đề liên quan. Tuy vậy, để giữ cho âm đạo của bạn khỏe mạnh, điều quan trọng là phải hiểu kỹ những kiến thức liên quan tới nó. Các bác sĩ Phòng khám phụ khoa Đông Phương sẽ chia sẻ về vấn đề này với bạn đọc ở bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
Làm thế nào để vệ sinh âm hộ và âm đạo đúng cách?
6 lời khuyên giúp phụ nữ đối phó với mùi âm đạo bất thường
Những cấm kỵ sau khi quan hệ nam nữ
Âm đạo là gì?
Âm đạo của bạn là một bộ phận cơ thể của người phụ nữ. Bộ phận này có mô mềm và bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra đến bên ngoài cơ thể.
Ngoài âm đạo, còn một số bộ phận gần kề như sau:
- Hai môi âm hộ: Bao gồm môi lớn và môi bé bao quanh lỗ âm đạo.
- Âm vật: Có vị trí nằm gần đỉnh âm hộ, là một bộ phận nhạy cảm.
Sức khỏe âm đạo ở độ tuổi 20
- Các bác sĩ Phòng khám phụ khoa Đông Phương cho biết, năm 20 tuổi, sức khỏe âm đạo của phụ nữ là tốt nhất. Do đỉnh của hormone giới tính estrogen, progesterone và testosterone hoạt động tốt nhất trong thời gian này. Estrogen chịu trách nhiệm giữ cho âm đạo của bạn được bôi trơn, đàn hồi và có tính axit.
- Âm đạo được bao quanh bởi hai bộ nếp gấp da, gọi là labia bên trong và labia bên ngoài. Labia bên ngoài chứa một lớp mô mỡ. Ở độ tuổi 20, lớp ngoài cùng có thể nhỏ hơn lớp bên trong.
- 20 tuổi cũng là thời gian cơ thể sung mãn, và có ham muốn cao. Tuy nhiên, nếu quan hệ tình dục thường xuyên, bạn có thể bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Do vi khuẩn gây hại di chuyển từ âm đạo đến niệu đạo. Để giảm thiểu nguy cơ mắc UTI, bạn nên đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi quan hệ. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi âm đạo của bạn.
- Âm đạo có khả năng tự làm sạch. Khi nó tự làm sạch sẽ tạo ra một chất dịch màu trắng. Sự thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh cũng ảnh hưởng đến lượng dịch tiết ra từ âm đạo. Cần lưu ý khi xuất hiện các triệu chứng như: đau khi quan hệ tình dục, ngứa, tiết dịch có mùi hôi hoặc nóng rát…
- Trong độ tuổi 20, chị em hãy cố gắng duy trì và cân bằng sức khỏe âm đạo. Bạn vệ sinh đúng cách, chăm sóc “cô bé” hằng ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh.
Sức khỏe âm đạo ở độ tuổi 30
- Trong độ tuổi 30, labia bên trong của bạn có thể chuyển sang sẫm màu do thay đổi hormone. Nếu bạn có thai, dịch âm đạo có thể tăng và xuất hiện màu trắng đục. Trong thời kỳ này, dịch tiết ra có thể có mùi nhẹ. Nhưng nếu dịch có màu xanh, vàng hoặc mùi hôi hoặc tanh bạn nên tới thăm khám bác sĩ. Vì đây chính là dấu hiệu sức khỏe “cô bé” đang gặp vấn đề.
- Sau khi sinh con, âm đạo của bạn có thể mất độ đàn hồi và căng hơn bình thường. Theo thời gian, hầu hết các âm đạo sẽ trở lại kích thước gần như trước khi sinh. Bạn có thể áp dụng các bài tập Kegel để thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng âm đạo.
- Trong độ tuổi 30, nhiều chị em phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, việc uống thuốc tránh thai có thể gây ra những thay đổi trong âm đạo. Chị em có thể thấy tăng tiết dịch âm đạo, khô âm đạo, thậm chí có thể chảy máu… Trong những trường hợp này, bạn nên tới thăm khám bác sĩ để được nghe tư vấn và điều trị.
- Hiện nay, cũng có nhiều biện pháp tránh thai ngoài việc sử dụng thuốc uống. Bạn nên nghe tư vấn của bác sĩ có chuyên môn cao về biện pháp tránh thai an toàn.
Sức khỏe âm đạo ở độ tuổi 40
Bước sang tuổi 40, chắc hẳn nhiều người sẽ lo lắng tới thời kỳ tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh chính là khoảng thời gian trước khi cơ thể bạn ngừng ra kinh nguyệt. Khi đó âm đạo của bạn cũng sẽ trải qua những thay đổi đáng kể. Độ tuổi này, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, thành âm đạo trở nên mỏng hơn và khô hơn. Điều này được gọi là teo âm đạo và có thể gây ra:
- Đỏ âm đạo.
- Cảm thấy đau khi quan hệ tình dục.
- Ngứa âm đạo.
- Nóng rát khi đi tiểu.
- Ống âm đạo bị rút ngắn.
- Nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục tăng cao.
Không thể phủ nhận rằng, quan hệ tình dục thường xuyên giúp làm chậm quá trình teo âm đạo. Bởi việc này giúp tăng lưu lượng máu đến âm đạo và giữ cho âm đạo có độ đàn hồi.
Ở tuổi này, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm âm đạo hoặc bôi kem estrogen âm đạo để chống khô âm đạo. Ngoài dạng kem bôi, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung estrogen ở dạng viên. Nếu bạn yêu thích các sản phẩm từ thiên nhiên, bạn có thể dùng dầu ô liu và dầu dừa để giữ ẩm âm đạo.
Ngoài ra, trong thời kỳ này, lông mu của bạn có thể mỏng hoặc chuyển sang màu xám.
Sức khỏe âm đạo ở độ tuổi 50 trở lên
Khoảng 50 tuổi trở đi, hầu hết phụ nữ đã ngừng kinh nguyệt. Nồng độ estrogen giảm xuống mức khá thấp, thậm chí bằng 0. Âm hộ của bạn có thể bị co lại. Trong giai đoạn này, hiện tượng teo âm đạo là một vấn đề phổ biến đối với nhiều phụ nữ.
Estrogen thấp có thể thay đổi độ độ axit trong âm đạo của bạn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn gây hại phát triển quá mức. Estrogen thấp không chỉ ảnh hưởng đến âm đạo của bạn mà nó còn tác động đến đường tiết niệu. Bệnh teo âm đạo có thể xảy ra ở niệu đạo. Sau đó có thể dẫn đến tiểu không tự chủ do bàng quang hoạt động quá mức.
Một số các cách khắc phục tình trạng này mà chị em phụ nữ có thể tham khảo bao gồm:
- Thực hiện bài tập tăng phản hồi sinh học.
- Tập các bài tập Kegel.
- Sử dụng máy giãn âm đạo để cải thiện độ đàn hồi âm đạo.
- Ăn uống lành mạnh.
- Duy trì cân nặng ổn định.
- Giảm hoặc loại bỏ caffeine khỏi chế độ ăn uống.
- Sử dụng chất bôi trơn âm đạo.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm âm đạo.
Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ bị sa âm đạo. Đây tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa xuống trong âm đạo. Các triệu chứng sa âm đạo như sau: cảm giác nặng nề ở xương chậu, khó chịu ở âm đạo. Phương pháp điều trị sa âm đạo là các bài tập sàn chậu, đặt thiết bị hỗ trợ giữ vùng bị sa tại chỗ. Trong thường hợp xấu nhất thì người bênh phải phẫu thuật.
Không chỉ vậy, ở tuổi này, chuyển dạ kéo dài và sinh con ngã âm đạo cũng là những yếu tố rủi ro. Đây là tình trạng đầu của bé không cử động như mong muốn khi đi qua ống sinh. Trong trường hợp này, bác sĩ phải sử dụng kẹp hay máy hút chân không để đưa em bé ra ngoài cơ thể mẹ.
Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên cũng dễ mắc viêm âm đạo. Bệnh này thường liên quan đến các cơ quan khác như bàng quang, trực tràng và tử cung.
Phụ nữ nên làm gì để âm đạo khỏe mạnh?
Âm đạo là một cơ quan quan trọng của người phụ nữ. Khi bạn già đi, âm đạo của bạn cũng sẽ gặp nhiều vấn đề.
Tuy không thể ngăn chặn âm đạo lão hóa, nhưng bạn có thể chăm sóc cho âm đạo hàng ngày. Bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:
- Đi khám phụ khoa định kỳ, bao gồm khám sàng lọc cổ tử cung.
- Thường xuyên thực hiện các bài tập Kegel ở mọi lứa tuổi.
- Không sử dụng thụt rửa, khử mùi âm đạo, hoặc các sản phẩm làm sạch âm đạo.
- Hơn nữa, cho dù ở bất cứ độ tuổi nào, khi gặp các triệu chứng bất thường, hãy đi khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là thông tin cũng như một số lời khuyên về sức khỏe âm đạo các bác sĩ Đông Phương tổng hợp lại. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã biết thêm các thông tin bổ ích về sức khỏe.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0962.299.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Phụ Khoa Đông Phương, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!