Viêm tai giữa ở trẻ em không phải là 1 căn bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đã biết được những nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì hay chưa? Hãy cùng các bác sĩ Đông Phương tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM
Viêm tai giữa thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Bệnh còn có tên gọi khác là nhiễm trùng tai giữa. Theo số liệu thống kê Y tế cho biết, tại Việt Nam có khoảng 12% tổng dân số bị viêm tai giữa. Trong đó có tới 80% bệnh nhân là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân.
cẩn thận với bệnh viêm tai giữa ở trẻ
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM
Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em. Sau đây, bác sĩ tai mũi họng Đông Phương sẽ điểm danh một số nguyên nhân cơ bản nhất:
- Do cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh: ống thính giác nối tai trong với mặt sau cổ họng ở trẻ em ngắn hơn so với người lớn nên dễ bị tắc. Khi ống này bị tắc, các chất lỏng và tạp chất dư thừa không thể thoát khỏi tai. Vi khuẩn hoặc vi trùng sẽ kẹt lại bên trong, gây nhiễm trùng. Nói cách khác, do cấu trúc trong tai chưa đủ hoàn thiện, khiến trẻ em có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn so với người lớn.
- Trẻ bị viêm tai giữa do cảm lạnh: cảm lạnh là 1 trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Mà bé dễ dàng mắc phải. Các bác sĩ đa khoa Đông Phương 497 cho biết, nhiễm trùng đường hô hấp trên là 1 trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.
- Trẻ bị viêm tai giữa do thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Trẻ bị viêm tai giữa do bú bình sai tư thế: nhiều bà mẹ cho con bú bình trong tư thế nằm. Ở tư thế này, sữa có thể tràn vào ống thính giác gây viêm. Để khắc phục vấn đề này, phải giữ cho bé thẳng người khi bé bú bình.
- Trẻ em hay bị viêm mũi họng: do mối liên hệ mật thiết giữa 3 bộ phận này nên vi khuẩn sẽ từ các ổ viêm này rồi lan lên tai gây nên viêm tai giữa.
- Trẻ nhỏ có vòi nhĩ ngắn và lớn hơn so với người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa. Nhất là khi bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng. Đặc biệt, khi bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai.
- Trẻ dễ bị kích thích bởi các tác nhân hóa: lý và cơ học do hệ thống niêm mạc nhạy cảm. Khi đó, cơ thể phản ứng bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây viêm tai giữa.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM
Khi bị viêm tai giữa ở trẻ em sẽ có một số biểu hiện như:
Tự kéo tai như đang có gì khó chịu ở đó.
Sốt, thường là sốt cao 39 – 40 độ C, nhức đầu.
Quấy khóc nhiều, hay gây gổ.
Bỏ bú, kém ăn, nôn trớ.
Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
Không phản ứng khi có tiếng động.
Đau tai, khó chịu.
Khi bệnh nặng sẽ thấy chảy mủ tai còn các triệu chứng phía trên sẽ giảm dần.
Lời khuyên
Chuyên gia tai mũi họng Đông Phương khuyên bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi;
- Các triệu chứng nhiễm trùng nặng lên sau 24 giờ;
- Bé đang tỏ ra rất đau;
- Có dịch chảy ra từ tai của bé;
- Cả hai tai của trẻ đều bị nhiễm trùng;
Thông thường, khi bị viêm nhiễm, cha mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc cho con dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào và với liều lượng ra sao? Thì nhất thiết cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Phụ huynh hãy gọi đến hotline: 0962.299.497, hoặc livechat trực tuyến với các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương. Để được giải đáp các thắc mắc về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.
Hoặc nếu như bé nhà bạn xuất hiện những triệu chứng bệnh nêu trên. Hãy đưa trẻ đến khám chữa tại cơ sở phòng khám tại số 497 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.