Tìm kiếm [x]
X
livechat

Rong kinh là gì?

Rong kinh là một trong những dạng của rối loạn kinh nguyệt. Kỳ nguyệt san của chị em bị kéo dài thời gian bị kinh nguyệt trong chu kỳ hơn bình thường. Và nếu rong kinh lâu ngày cũng là một trong những dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm khác. Hãy cùng các bác sĩ Phòng khám phụ khoa Đông Phương tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Mau Mau Kinh Nguyet The Nao La Binh Thuong

Rong kinh là một trong những dạng của rối loạn kinh nguyệt.

  • Bình thường, kinh nguyệt ở con gái thường khoảng 3-7 ngày trong 1 chu kỳ. Nếu vượt quá 7 ngày, nó có thể được coi là rong kinh.
  • Rong kinh thường bị gây ra bởi một số bệnh lý. Các bệnh về máu như: xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản đi kèm với thiếu máu cục bộ. Đau bụng, chảy máu trong tử cung nghiêm trọng xảy ra, kinh nguyệt cũng có thể là bị rong kinh.
  • Phụ nữ bị thiếu máu, viêm gan mạn tính, xơ gan, viêm thận,… thì thành mạch máu bị mỏng. Điều này tăng tính thấm để gây chảy máu.

XEM THÊM:

Tháo vòng tránh thai bị rong kinh có biểu hiện như thế nào

Khi bị rong kinh cần chú ý gì?

Cách chữa rong kinh kéo dài

Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường – bất thường?

Rong kinh là gì?

  • Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thông thường sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày. Thời gian hành kinh của mỗi chị em sẽ khác nhau. Trung bình bị khoảng 3 – 7 ngày trong tháng, lượng máu cơ thể mất đi sẽ từ 50ml – 80ml. Máu kinh có màu đỏ sẫm, không đông, trông như có cặn. Do chất vụn của tế bào niêm mạc và các vi khuẩn có sẵn trong âm đạo rơi ra.
  • Rong kinh xuất hiện theo đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng thời gian hành kinh kéo dài hơn so với bình thường. Phụ nữ bị rong kinh phải trải qua “mùa dâu” hàng tháng từ 8 – 15 ngày. Lượng máu bị mất đi vượt quá 80ml cho một chu kỳ.
  • Sự rối loạn này mang đến cho phụ nữ nhiều phiền toái. Máu kinh ra nhiều dài ngày khiến cho phụ nữ có cảm giác mệt mỏi. Chị em sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng của tình trạng thiếu máu.
Bi Rong Kinh 1

rong kinh dài ngày khiến phụ nữ bị thiếu máu, mệt mỏi

Phân biệt rong kinh và rong huyết

Nhiều người vẫn nghĩ rong kinh, rong huyết là một. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng “ra máu” tương đối khác nhau:

Rong kinh:

  • Rong kinh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Hiện tượng thường do những tác động từ sự rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể.

Rong huyết:

  • Tình trạng âm đạo bị chảy máu không rơi vào thời điểm hành kinh. Nó thường xuất hiện do âm đạo bị tổn thương hoặc là triệu chứng của bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…v.v.

Dang Ky Kham Ngay

Nguyên nhân gây nên rong kinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rong kinh ở nữ giới. Trong đó, một số trường hợp rất khó chỉ ra được nguyên nhân chính xác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp:

Rối loạn nội tiết

  • Đối với kỳ kinh bình thường, độ dày của nội mạc tử cung chịu ảnh hưởng bởi sự cân bằng giữa các hormone nội tiết. Đó là estrogen và progesterone ở nữ giới. Máu kinh được hình thành thông qua việc bong lớp niêm mạc hàng tháng. Khi mất cân bằng nội tiết, nội mạc tử cung phát triển nhiều hơn so với mức bình thường. Lúc này máu kinh sẽ chảy nhiều và kéo dài.

Rối loạn chức năng buồng trứng

  • Có một số trường hợp chị em không rụng trứng đúng vào chu kỳ kinh nguyệt. Điều này dẫn đến việc cơ thể không sản sinh ra hormone progesterone như một chu kỳ bình thường. Và đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết và kéo theo rong kinh. Buồng trứng bị rối loạn chức năng có thể do bệnh u nang buồng trứng gây ra.

U xơ tử cung

  • Kinh nguyệt kéo dài có thể do cản trở của khối u xơ tử cung hình thành dưới niêm mạc. Hiện nay nhiều chị em mắc phải bệnh lý này, nhất là những phụ nữ bước vào giai đoạn sinh đẻ. Đa phần những khối u là lành tính. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Bi Rong Kinh 2

khối u xơ tử cung hình thành dưới niêm mạc cản trở gây rong kinh

Polyp tử cung

  • Các khối u nhỏ lành tính phát triển trên niêm mạc tử cung hình thành polyp tử cung. Nhưng khi hình thành, polyp tử cung gây nên tình trạng nguyệt san ra nhiều và kéo dài.

Adenomyosis

  • Máu chảy nhiều, đau bụng dữ dội khi hành kinh do nội mạc tử cung xâm nhập vào trong cơ tử cung. Tình trạng này là nguyên nhân khiến nữ giới bị rong kinh kéo dài.

Sử dụng dụng cụ tử cung

  • Nữ giới dùng dụng cụ tử cung có nguy cơ bị rong kinh hơn so với những phụ nữ khác. Đây là tác dụng phụ do các dụng cụ tử cung gây nên.

>>Xem thêm: Lý giải hiện tượng đặt vòng tránh thai bị rong kinh

Biến chứng thai kỳ

  • Rong kinh kéo dài có thể hình thành từ việc bị sảy thai hoặc với phụ nữ sau sinh. Trường hợp rong kinh sau sinh thường xảy ra do sự rối loạn nội tiết trong cơ thể phụ nữ. Hoặc do buồng trứng bắt đầu hoạt động trở lại…v.v.

Ung thư

  • Rong kinh và ra nhiều nguyệt san cũng có thể do bạn đang mắc chứng ung thư tử cung hoặc ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

Do di truyền

  • Chứng rối loạn chảy máu như bệnh von willebrand có thể dẫn đến tình trạng rong kinh.

Do sử dụng thuốc

  • Dùng nhiều thuốc chống viêm, thuốc nội tiết như estrogen hoặc progesterone, thuốc warfarin, enoxaparin,…cũng có thể gây rong kinh.

Dang Ky Kham Ngay

Dấu hiệu nhận biết rong kinh

Có nhiều dấu hiệu để bạn nhận biết mình có bị rong kinh hay không. Cụ thể như sau:

  • Thời gian hành kinh nhiều hơn 7 ngày là dấu hiệu đầu tiên bạn có thể nhận biết rong kinh.
  • Máu ra nhiều và đột ngột khiến chị em phải thay băng vệ sinh liên tục.
  • Màu của máu kinh khác so với bình thường. Máu đỏ bầm hoặc có khi đen tím. Đặc biệt còn có mùi hôi, tanh.
  • Nguyệt san vón thành cục lớn, có khi đặc quánh và nhầy.
  • Đau dữ dội bụng dưới kèm theo triệu chứng mỏi lưng, tức ngực, khó thở, mệt mỏi…v.v.
  • Một số trường hợp mất quá nhiều máu khi đến tháng hay bị chóng mặt, choáng váng, đau đầu,…v.v.
Mau Mau Kinh Nguyet The Nao La Binh Thuong 6

rong kinh kéo dài khiến chị em bị choáng váng, chóng mặt, đau đầu…

Rong kinh có nguy hiểm không?

Rong kinh có thể gây ra nhiều biến chứng và bệnh lý nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Do đó chị em không nên chủ quan. Các ảnh hưởng mà tình trạng này gây nên có thể nhắc đến như:

Thiếu máu

  • Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở phụ nữ bị rong kinh kéo dài. Bạn sẽ thấy da nhợt nhạt, yếu và thường xuyên mệt mỏi. Trường hợp bị mất nhiều máu có thể làm bạn choáng váng và ngất. Dần dần, sức đề kháng yếu đi và suy nhược cơ thể.

Viêm nhiễm phụ khoa tăng lên

  • Vùng kín khi rong kinh kéo dài không được thông thoáng, hay bị ẩm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm sinh sôi, phát triển gây ra các bệnh phụ khoa. Nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tình trạng viêm cổ tử cungviêm lộ tuyến cổ tử cung.

Tâm lý, cuộc sống bị ảnh hưởng

  • Rong kinh kéo dài gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho chị em, đặc biệt là về vấn đề quan hệ vợ chồng. Tình trạng này cũng gây khó xác định được thời gian rụng trứng và mang thai. Đây cũng là nguy cơ cản trở hạnh phúc gia đình, kéo theo nhiều hệ lụy về tâm lý.

Dang Ky Kham Ngay

Chẩn đoán rong kinh

Trước khi khám rong kinh bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để xác định những triệu chứng bất thường của bạn:

  • Chu kì của bạn gần đây xuất hiện vào ngày nào và kéo dài trong bao lâu?
  • Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên vào năm bạn bao nhiêu tuổi?
  • Thông thường mỗi chu kỳ bình thường sẽ bao lâu và gần đây có những thay đổi như thế nào?
  • Thường bạn sẽ thay băng vệ sinh hoặc tampon bao nhiêu lâu một lần trong kỳ hành kinh?
  • Bạn có bị thay đổi về cân nặng không?
  • Gần đây có quan hệ tình dục không?
  • Bạn có đang sử dụng biện pháp tránh thai nào không?
  • Gia đình có người gặp tình trạng rong kinh này chưa?
Bi Rong Kinh 3

Trước khi điều trị rong kinh, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm. 

Sau khi hỏi những triệu chứng này, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp khắc phục. Trường hợp cần có sự can thiệp chuyên sâu, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm sau:

Thử thai:

  • Những dấu hiệu bất thường của vùng kín có thể báo hiệu bạn đang mang thai. Do đó, trước khi thực hiện những kiểm tra khác, bác sĩ phải chắc chắn rằng bạn không mang thai.

Xét nghiệm máu:

  • Đây là xét nghiệm xác định tình trạng thiếu sắt do bạn bị mất máu nhiều trong kỳ hành kinh. Qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có mắc bệnh rối loạn tuyến giáp, rối loạn máu đông hay không.

Pap:

  • Đây là phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Thông qua việc sử dụng một cái que nhỏ lấy tế bào cổ tử cung trong âm đạo. Các tế bào được đem đi kiểm tra xem có viêm nhiễm hay tổn thương dẫn đến ung thư không.

Sinh thiết nội mạc tử cung:

  • Nội mạc tử cung là một lớp tế bào lót bên trong mặt tử cung. Nó liên quan mật thiết đến kỳ kinh nguyệt của bạn và là nơi phôi làm tổ trong thai kỳ. Bác sĩ xét nghiệm mẫu mô tế bào trong nội mạc tử cung để tìm ra bệnh viêm nhiễm hoặc ung thư tử cung.

Siêu âm:

  • Hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy hình dạng và những bất thường trong tử cung, vòi trứng và vùng chậu (nếu có).

Siêu âm bơm nước lòng tử cung:

  • Đây là xét nghiệm cao cấp để quan sát các lớp trong thành tử cung. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt vào tử cung một ống nhỏ thông qua âm đạo. Sau đó tiến hành bơm nước muối vào trong tử cung làm giãn nở thành tử cung.

Nội soi buồng tử cung:

  • Bác sĩ sử dụng dụng cụ dài nhỏ, có gắn camera vào buồng tử cung thông qua âm đạo. Từ camera, bác sĩ sẽ quan sát được hình ảnh trong buồng tử cung và tìm ra những bất thường.

Dang Ky Kham Ngay

Điều trị rong kinh

Để điều trị rong kinh còn phải tùy thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Tiền sử y khoa của bệnh nhân và tình trạng sức khỏe chung.
  • Mức độ nặng, nhẹ của rong kinh, những ảnh hưởng mà nó đem lại đến cuộc sống và sinh hoạt.
  • Khả năng sử dụng thuốc hoặc các phương pháp xâm lấn mà bệnh nhân có thể chịu đựng.
  • Bệnh nhân có kế hoạch sinh con hay không.

Dựa trên những yếu tố này để áp dụng phương pháp điều trị cho phù hợp. Một số phương pháp thông dụng, bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây điều trị rong kinh

Đây là cách được sử dụng phổ biến cho tình trạng rong kinh của chị em. Trong đó, một số thuốc được sử dụng như:

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs):

  • Làm giảm lượng nguyệt san, giảm đau bụng kinh.

Tranexamic acid:

  • Giúp cầm máu, hạn chế lượng máu mất đi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Thuốc này chỉ sử dụng trong lúc chảy máu.

Thuốc tránh thai (dạng vỉ):

  • Bên cạnh công dụng chính là tránh thai, viên tránh thai còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Thuốc làm giảm lượng máu kinh, thời gian hành kinh cho nữ giới.

Thuốc nội tiết progesterone (đường uống):

  • Thuốc giúp điều chỉnh và cân bằng hormone, giảm tình trạng rong kinh rong huyết.

Vòng tránh thai nội tiết (dụng cụ tử cung):

  • Vòng liletta hay mirena được sử dụng để kích thích hormone. Nó tương tự như progesterone làm mỏng lớp nội mạc tử cung, giúp giảm lượng máu, giảm đau bụng kinh.

Nếu trong quá trình dùng thuốc, tình trạng rong kinh không thay đổi, bạn phải đổi sang loại khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa kiểm tra sức khỏe.

20190620 073242 765233 1 1540092490 7376 1.max 1800x1800

vòng tránh thai làm mỏng lớp nội mạc tử cung, giảm đau bụng kinh.

Điều trị rong kinh theo Đông y

Một số thảo dược bạn có thể tham khảo sử dụng để khắc phục tình trạng rong kinh:

Ngải cứu:

  • Ngải cứu là thảo dược tốt cho nữ giới. Loại cây này thường được sử dụng trong việc điều trị rong kinh, giúp điều kinh, chống chảy máu cam,…v.v.
  • Bài thuốc từ cây ngải cứu, cỏ hôi, ích mẫu, phương phụ, hy thiêm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Các nguyên liệu phơi khô và sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml. Uống 2 lần trong ngày, kiên trì trong 3 – 4 tháng tình trạng rong kinh sẽ cải thiện.

Ích mẫu:

Chị em có thể dùng ích mẫu mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng rong kinh khó chịu.

Nguyên liệu:

  • Ích mẫu: 20g;
  • Nhọ nồi: 16g;
  • Tóc rối thành than: 6g;
  • Nga truật: 8g;
  • Uất kim: 8g;
  • Bánh thảo xương: 14g;
  • Đào nhân: 10g;

Cách làm:

  • Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng với 5 chén nước.
  • Đun cho đến khi sắc lại còn 1 chén.
  • Đổ thêm 3 chén nước vào tiếp tục đun cho đến khi còn nửa chén thì dừng lại.
  • Trộn hai chén thuốc lại với nhau, chia thành 2 lần để uống trong ngày. Bạn áp dụng liên tục 7 ngày trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Cây nhọ nồi:

  • Cây nhọ nồi hay cây cỏ mực được nhiều người sử dụng để cầm máu và đặc biệt tốt cho chị em trong điều trị rong kinh.

Cách làm:

  • Lấy một nắm lá nhọ nồi rửa sạch, giã lấy nước cốt pha với nước. Chị em uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và trưa.

Dang Ky Kham Ngay

Phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng nếu việc sử dụng thuốc Tây và Đông y không mang lại hiệu quả. Điều trị bằng phẫu thuật có những phương pháp sau:

Nong và nạo buồng tử cung:

  • Dùng dụng cụ nong cổ tử cung, nạo hoặc hút lớp nội mạc tử cung giúp giảm chứng chảy máu cho bệnh nhân.

Phá hủy nội mạc tử cung:

  • Sử dụng tia laser, nhiệt hoặc sóng cao tần để phá hủy lớp tế bào trong nội mạc tử cung.

Thuyên tắc động mạch tử cung:

  • Bơm thuốc làm tắc động mạnh trong tử cung, cắt đi nguồn cung cấp máu cho tử cung. Phương pháp này tương đương với mẫu thuật cắt tử cung. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ không cần phải thực hiện nhiều cuộc phẫu thuật và sẽ hồi phục nhanh hơn.

Phẫu thuật cắt tử cung:

  • Phương pháp này sẽ giúp điều trị triệt để chứng rong kinh, rong huyết. Tuy nhiên phương pháp chỉ áp dụng khi cách khác đều thất bại, bệnh nhân không định sinh thêm con.
  • Cắt tử cung có thể qua biện pháp nội soi ổ bụng hoặc mổ hở. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách sẽ bị biến chứng dù tỉ lệ rất thấp.
  • Tùy theo tình trạng rong kinh của bệnh nhân cũng như dựa vào nguyên nhân hình thành mà áp dụng phương pháp đặc hiệu khác. Có thể kể đến như bóc u xơ – cơ tử cung, cắt polyp, cắt các phần mô bị bệnh trong cổ tử cung,…v.v.
Phau Thuat Cat Tu Cung

Cắt tử cung chỉ áp dụng cho bệnh nhân không định sinh thêm con.

Cần làm gì khi bị rong kinh?

Khi thấy kinh nguyệt ra nhiều hơn so với bình thường, kéo dài, nghi ngờ bị rong kinh, bạn nên:

  • Nằm nghỉ nếu thấy nguyệt san ra nhiều, không vận động, khiêng vác nặng.
  • Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên. Hạn chế khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài, đồng thời tránh căng thẳng, stress,…
  • Duy trì ăn thịt và chất béo, thức ăn giàu sắt, kẽm, magie, trái cây có vitamin B, E…v.v.
  • Hạn chế đồ uống có chứa chất kích thích như: bia, rượu, nước có gas,…trong thời gian hành kinh.
  • Khi thấy những dấu hiệu bất thường của kỳ kinh nguyệt, bạn nên đi khám và điều trị kịp thời.

Dang Ky Kham Ngay

Rong kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ khiến thời gian hành kinh kéo dài. Hiện tượng dẫn đến mất nhiều máu. Đây cũng là sự thay đổi nội tiết trong cơ thể và có nguy cơ mắc bệnh về sinh sản. Do đó, bạn không nên chủ quan đối với trường hợp này.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp chị em có thể để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT]. Đội ngũ y bác sĩ của Đông Phương sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong trời gian sớm nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ tới hotline 0962.299.497. Hoặc đến trực tiếp Phòng Khám Đa Khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC